Dành dụm tiền như thế nào để được “nghỉ hưu sớm”
Thu nhập chỉ là một phần còn độc lập tài chính mới là thứ quyết định giúp chúng ta nghỉ hưu sớm – Rob Berger, ông chủ chuyên trang tư vấn tài chính.
Người đưa ra lời khuyên giúp chúng ta nghỉ hưu sớm – Ông là ai?
Berger “từ giã” nghề luật ở tuổi 49 sau khi dành dụm được khoản tiền “không tưởng” – cao gấp 25 lần mức chi tiêu hàng năm của mình.
Ông chủ chuyên trang DoughRoller.net, đồng thời là phó tổng biên tập của Forbes, bật mí ông luôn giữ chi tiêu ở mức tương đối thấp. Điều này giúp ông tiết kiệm nhiều hơn và tích lũy cho “rổ tiền” nghỉ hưu của mình.
Người ta thường định nghĩa thành công về mặt tài chính dựa trên mức lương béo bở. Tuy nhiên, sự độc lập tài chính lại khác, nó dựa vào số tiền bạn chi tiêu, chứ không phải số tiền bạn kiếm được, Berger viết trong cuốn sách mới của mình, tựa đề “Nghỉ hưu trước bố mẹ”.
Trong cuốn này, Berger cho rằng thu nhập tác động không nhiều đến mức độ độc lập tài chính như chúng ta tưởng.
Các mức độ tài chính
Xét về độc lập tài chính, cấp 7 là mức độ cao nhất. Nếu đạt mức độ này thì bạn hoàn toàn có thể nghỉ việc nếu muốn. “Hoặc bạn có thể theo đuổi những dự án mà mình thích để kiếm thêm như cách tôi vẫn làm,” Berger viết.
Lương cao không quyết định việc bạn có thể nghỉ hưu sớm. Chỉ có cách tiết kiệm thật nhiều và giữ chi tiêu ở mức tương đối thấp mới giúp ta “về đích” sớm.
Tăng thu nhập là cách tốt nhất trở nên giàu có. Nếu chi tiêu của bạn duy trì ở mức ổn định, thì số tiền kiếm thêm có thể giúp khoản tiết kiệm của bạn phình to và đưa bạn đến quyết định nghỉ hưu sớm nhất có thể.
Giả sử tổng chi tiêu của bạn là 50.000 USD/năm, nếu muốn độc lập tài chính mức độ 7, bạn cần tiết kiệm đủ: 50.000 USDx25 = 1.250.000 USD.
Việc áp dụng độc lập tài chính mức độ 7 không “kén người”, bất kể bạn là giáo viên có thu nhập 40.000 USD/năm hay ngôi sao bóng rổ LeBron James với thu nhập 50 triệu USD/năm.
“Mất bao lâu để đạt được các mức độ độc lập tài chính phụ thuộc hoàn toàn vào mức chi tiêu và tiết kiệm của bạn, chứ không phải số tiền bạn kiếm được. Một giáo viên tiết kiệm 10% thu nhập của mình sẽ đạt độc lập tài chính mức độ 7 cùng thời điểm với ngôi sao bóng rổ LeBron James nếu cầu thủ này cũng tiết kiệm 10% thu nhập,” Berger lập luận.
Không thể nói thu nhập tách rời với độc lập tài chính. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ độc lập tài chính là chi tiêu chứ không phải thu nhập,” ông Berger viết.
Theo: baodautu.vn
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live