fbpx

Đầu cơ như Jesse Livermore: Làm chủ bảo vệ nguồn tiền của chính mình

Khi bạn đầu tư hoặc đầu cơ, đừng ủy thác tiền của mình cho bất kỳ ai. Dù bạn đang giao dịch hàng nghìn hay hàng triệu cổ phiếu, nguyên tắc vẫn không thay đổi. Đó là tiền của bạn. Đó là trách nhiệm của bạn và khi bạn bảo vệ chúng, chúng sẽ ở bên và sinh lời cho bạn. Đầu cơ sai lầm chắc chắn sẽ là hướng đi khiến bạn mất tiền của mình. 

Đừng bao giờ rơi vào bẫy trung bình giá xuống

Trên thị trường luôn có đầy rẫy các nhà đầu cơ kém cỏi, họ luôn than khóc. Livermore đã cảnh báo đừng bao giờ rơi vào bẫy trung bình giá xuống. Thực tế có rất nhiều nhà đầu cơ rơi vào cái bẫy này, tôi lấy một ví dụ: Nhà đầu cơ mua 100 cổ phiếu ở mức 50 đô la, hai hoặc ba ngày sau giá giảm xuống mức 47 đô la, các nhà đầu cơ kém cỏi sẽ bị thu hút bởi mong muốn giảm giá vốn trung bình bằng cách mua thêm 100 cổ phiếu nữa, tạo ra mức giá trung bình là 48,5 đô la trên tổng vốn đầu tư. Khi anh ta đã mua ở mức 50 đô la và giá cổ phiếu mất 3 điểm, anh ta rơi vào lo lắng, vậy lý do gì để anh ta tiếp tục mua thêm 100 cổ phiếu khác và đặt bản thân vào tình thế lo lắng gấp đôi khi giá tiếp tục giảm chạm mức 44 đô la?

Tại thời điểm đó, sẽ có một khoản lỗ 600 đô la cho 100 cổ phiếu đầu tiên và một khoản lỗ 300 đô la cho 100 cổ phiếu thứ hai. Lúc này, vì anh ta đã áp dụng nguyên tắc vô lý đó, anh ta phải tiếp tục mua trung bình giá bằng cách mua 200 cổ phiếu với giá 44 đô la, sau đó là 400 cổ phiếu ở giá 41 đô la, 800 cổ phiếu ở 38 đô la, 1.600 cổ phiếu ở 35 đô la, 3.200 cổ phiếu ở 32 đô la, 6.400 cổ phiếu ở 29 đô la,… Có bao nhiêu nhà đầu cơ chịu được áp lực khổng lồ như vậy cả về tiền và về tâm lý?

Tất nhiên khả năng giá giảm bất thường từ 50 đô la xuống còn 32 đô la không xảy ra thường xuyên. Nhưng bạn không biết khi nào chúng sẽ xảy ra và một nhà đầu cơ cần phải đề phòng để tránh gặp tai họa. Vì vậy, để tránh nguy cơ gặp tai họa và bạn có thể mất hết những gì mình có, Jesse Livermore khuyến khích bạn hãy tránh việc mua trung bình giá xuống. Một điều nữa mà ông muốn nhà đầu cơ tránh từ các nhà môi giới: Đó là “Cuộc gọi ký quỹ (Margin Call). Khi cuộc gọi ký quỹ đến với bạn, khả năng cao tài khoản của bạn sẽ bị đóng và bạn mất hết cả vốn lẫn tất cả lợi nhuận từ trước đến nay. Nên LiverMore khuyên nhà đầu cơ đừng vay mượn ngoài khả năng của mình và hãy tránh xa các cuộc gọi ký quỹ”.

Bạn đang đi sai hướng so với thị trường, vậy tại sao bạn lại tiếp tục đưa những đồng tiền còn lại của mình vào một cổ phiếu xấu? Hãy giữ số tiền đó cho một ngày khác khi bạn tìm ra một cổ phiếu tốt. Hãy mạo hiểm vào một thứ gì đó hấp dẫn hơn là đâm đầu vào một thỏa thuận thua lỗ rõ ràng. Một doanh nhân thành công luôn mở rộng việc cho vay tín dụng cho nhiều khách hàng khác nhau và không muốn dồn toàn bộ tài sản của mình cho một khách hàng duy nhất. Vì số lượng khách hàng càng lớn, thì rủi ro càng được chia nhỏ và khả năng anh ta mất trắng càng thấp. Vì vậy, một người đầu cơ thành công chỉ nên mạo hiểm với một số vốn hạn chế cho bất kỳ một cổ phiếu mạo hiểm nào. Tiền mặt đối với nhà đầu cơ giống như hàng hóa trên kệ của những thương nhân. 

Đừng biến bản thân trở nên tham lam.

Một sai lầm lớn của tất cả các nhà đầu cơ là ham muốn làm giàu thật nhanh. Thay vì mất hai hoặc ba năm để gấp năm lần số vốn của họ, họ cố gắng làm điều đó trong hai hoặc ba tháng. Có thể trong thời gian đầu họ thành công. Nhưng những người giao dịch táo bạo như vậy có giữ được lợi nhuận to lớn họ kiếm được không? Chắc chắn là không. Tại sao? Bởi vì đó là tiền không lành mạnh, anh ta nhanh chóng bị cuốn vào, có thể anh ta sẽ nghỉ ngơi một thời gian ngắn nhưng trước sau gì cũng sẽ quay lại cách đầu cơ mạo hiểm này.

Trong những trường hợp như vậy, nhà đầu cơ sẽ mất cảm giác cân bằng và bị lòng tham lấn át. Anh ấy sẽ tự nhủ: “Nếu tôi có thể kiếm được 500% số vốn của mình trong hai tháng, hãy nghĩ xem tôi sẽ làm gì trong hai tháng tới! Tôi sẽ kiếm về cả một gia tài”. Những nhà đầu cơ như vậy không bao giờ cảm thấy hài lòng. Họ tiếp tục liều mạng cho đến khi xảy ra một biến cố nào đó, một điều không lường trước được và rất tàn khốc.

Hậu quả tất yếu sẽ là cuộc gọi ký quỹ, anh ta mất khả năng thanh toán và bị đóng tài khoản vĩnh viễn, tắt bụp như một ngọn đèn bị rút phích cắm. Anh ta có thể sẽ nài nỉ người môi giới được thêm một chút thời gian, và nếu may mắn, anh ta có thể cứu vãn được một số cổ phiếu để có lại một khởi đầu mới khiêm tốn. Các doanh nhân mở một cửa hàng kinh doanh sẽ không mong đợi kiếm được hơn 25% số tiền đầu tư của họ trong năm đầu tiên. Nhưng đối với những người bước vào lĩnh vực đầu cơ, 25% không là gì cả. Họ đang tìm kiếm mức lợi nhuận 100%. Và tính toán của họ gặp trục trặc; họ thất bại trong việc biến đầu cơ thành một công việc kinh doanh và điều hành nó theo các nguyên tắc của kinh doanh.

Đây là một điểm cần được ghi nhớ. Một nhà đầu cơ nên có một quy tắc rằng mỗi khi anh ta kết thúc một giao dịch thành công, anh ta cất một nửa lợi nhuận của mình vào một nơi an toàn. Khoản tiền duy nhất từng được các nhà đầu cơ rút ra khỏi Phố Wall là số tiền lợi nhuận được rút ra từ một thương vụ thành công.

Tôi chưa bao giờ có thể kiếm một đô la nào bên ngoài Phố Wall. Đồng thời tôi cũng đã mất nhiều tiền mà tôi đã lấy từ Phố Wall để “đầu tư” vào các dự án kinh doanh khác. Tôi nghĩ đến bất động sản trong thời kỳ bùng nổ ở Florida, các giếng dầu, ngành chế tạo máy bay, và việc thương mại hóa những phát minh mới. Tất cả những thứ đó luôn làm tôi mất tiền. Trong một dự án kinh doanh – nó đã đánh thức niềm vui thú trong tôi – tôi đã chia sẻ nó với bạn của mình cùng với đề nghị cùng hợp tác với số vốn ban đầu 50.000 đô la. Ông ấy lắng nghe câu chuyện của tôi rất chăm chú.

Khi tôi nói xong, ông ấy nói: “Livermore, anh sẽ không thành công trong bất kỳ công việc kinh doanh nào khác. Bây giờ nếu anh cần 50.000 đô la cho việc đầu cơ, tôi sẵn lòng. Nhưng hãy đầu cơ và tránh xa công việc kinh doanh”. Sáng hôm sau, tôi ngạc nhiên khi có người mang đến tấm séc 50.000 đô la.

Bài học từ Jesse Livermore

Đầu cơ tự nó đã là một công việc kinh doanh và nên được mọi người nhìn nhận như vậy. Đừng để bản thân bị ảnh hưởng bởi sự phấn khích, xu nịnh hoặc cám dỗ. Hãy nhớ rằng các nhà môi giới đôi khi vô ý đưa ra các lời dụ dỗ. Các nhà môi giới nhận hoa hồng từ những giao dịch của khách hàng. Họ không thể có hoa hồng nếu khách hàng của họ không giao dịch. Giao dịch càng nhiều, hoa hồng càng tăng. Nhà đầu cơ muốn giao dịch còn nhà môi giới không chỉ luôn sẵn lòng mà đôi khi còn khuyến khích giao dịch quá mức bằng nguồn vốn vay mượn. Nhà đầu cơ thiếu hiểu biết coi nhà môi giới là bạn của mình và nghe theo bất kỳ sự khuyến khích giao dịch quá mức từ các nhà môi giới.

Bây giờ, nếu nhà đầu cơ đủ thông minh để biết thời điểm nào anh ta nên giao dịch quá mức, thì việc thực hành đã được chứng minh. Đôi khi anh ta quyết định đúng. Nhưng khi việc giao dịch quá mức trở thành thói quen, rất ít nhà đầu cơ đủ thông minh để dừng lại. Họ bị cuốn theo, và họ mất đi cảm giác cân bằng, thứ đặc biệt cần thiết để thành công. Họ không bao giờ nghĩ đến những khả năng mà họ sẽ sai hoặc thị trường có những chuyển biến bất thường. Khi những ngày đó đến. Tiền sẽ biến mất, còn nhà đầu cơ thì phá sản. Hãy nhớ không bao giờ thực hiện bất kỳ giao dịch nào trừ khi bạn biết bạn đang làm gì và có các biện pháp đảm bảo an toàn tài chính.

Nguồn: Trích từ sách How to trade, Happy sưu tầm

Có thể bạn quan tâm:

Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu! – How to Trade in Stocks

Nghệ thuật định thời điểm thị trường, quản lý tiền và kiểm soát cảm xúc

của bậc thầy đầu đầu cơ Jesse Livermore

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề