fbpx

Phương pháp đầu tư 4M: Phương pháp Sàn và Trần, thuần yếu tố tâm lý

Phương pháp đầu tư 4M – giá có thể lên cũng có thể xuống. Nhưng thường điểm tận cùng của một xu hướng báo hiệu cho sự khởi đầu của một xu hướng mới với hướng mới.

 

Sàn và Trần (FACs – Floors and Ceilings)

Phương pháp mua tích trữ FACs – Sàn và Trần sử dụng những xu hướng lặp đi lặp lại của giá cổ phiếu để dự đoán chiều hướng của nó trong tương lai. Phương pháp này không chủ quan như chiêm tinh học, họ nhìn thấy sư tử trên những ngôi sao, hay nhìn thấy thỏ trong những vầng mây, nhưng không phải ai cũng đồng ý rằng có một Sàn và Trần tồn tại. Nói cách khác, FACs không phải một phương pháp khách quan như MAC. Bù lại, phương pháp Sàn và Trần hữu ích hơn rất nhiều.

Phương pháp này rất hữu hiệu trong việc xác định thời điểm để mua tích trữ vào lúc đại hạ giá theo giá mua tích trữ thoả mãn biên độ an toàn giá MOS.

FACs thuần tâm lý

FACs dựa trên kinh nghiệm rằng những “ông lớn” – các quản lý quỹ kiểm soát hàng tỉ đô la trên thị trường – có những mức giá mục tiêu rất cụ thể ghim trong đầu họ từ trước. FACs là phương pháp thuần tâm lý. Nhưng cho dù thế, nó cũng rất thật.

Nếu một “ông lớn” có ý nghĩ trong đầu rằng ông ta sẽ mua ở giá 75 đô la ngay khi giá cổ phiếu chạm mức đó vì giá đã nảy lên từ mức giá đó hai lần trước đây, vì vậy, đối với anh ta, 75 đô la là một mức giá Sàn thực sự, mức giá đó phải nói là cứng như đá hoa cương vậy.

Nhìn vào đồ thị biến thiên giá qua thời gian của bất kỳ cổ phiếu nào. Bạn sẽ để ý thấy giá cổ phiếu không bao giờ đi lên mãi, mà sẽ có những đoạn đi xuống một chút. Ngay cả trong thị trường giá lên, vẫn thường có những lúc cổ phiếu xuống giá một đoạn trước khi trở về quỹ đạo hướng lên. Ngôn ngữ phố Walls dùng để gọi những khúc xuống ngắn này là “pullback,” “retrenchments,” và “correction”(sự tháo lui, sụt giảm, điều chỉnh đứt đoạn).

Lý do của những đoạn tháo lui thường xuyên này đã được xây dựng trong tâm lý và cảm xúc của những nhà đầu tư kiểm soát giá cổ phiếu

Lý do của những đoạn tháo lui thường xuyên này đã được xây dựng trong tâm lý và cảm xúc của những nhà đầu tư kiểm soát giá cổ phiếu – những “ông lớn” khét tiếng. Họ trở nên sợ hãi (hoặc tham lam). Nếu giá cổ phiếu liên tục tăng, những “ông lớn” đang nắm cổ phiếu đó bắt đầu thấy lo lắng, họ sợ cổ phiếu đạt đỉnh giá. Họ biết quá rõ là cần tốn bao nhiêu thời gian cổ phiếu mới lên lại vùng giá cao kể từ lần chạm đỉnh trước, và thông tin này làm phần tâm lý giao dịch của họ hưng phấn.

Vì những “ông lớn” này cần thời gian để thoái vốn, họ cần phải chuẩn bị cho một cuộc đại đào tẩu. Để làm thế, họ bắt đầu bán ra. Bán ra cũng giúp họ kiếm về lợi nhuận. Giới quản lý quỹ truyền tai nhau rằng chẳng ai bị phá sản vì kiếm lời cả. Thu lợi nhuận về còn bảo vệ họ khỏi khoản chỉ trích vì đã ngâm vốn quá lâu, và lợi nhuận lại còn làm sáng giá tỉ suất lợi nhuận đầu tư trong danh mục của họ nữa.

Nhưng nếu, sau khi họ bán, giá lại giảm, họ rút lại lời tuyên bố và bắt đầu mua vào, và khởi động lại một vòng đua mới.

Phương pháp mua giữ FACs gọi giá lặp đi lặp lại là “Sàn”, ví như khi bạn ngã xuống thì bạn sẽ ngã xuống mặt sàn đất phải không? Khi giá nhiều lần rơi xuống mức đó và nảy lên lại mà không tụt xuống dưới mức đó, chúng ta biết chúng ta đã chạm giá sàn rồi. Giá càng nảy lên nhiều lần từ sàn, chứng tỏ sàn càng chắc.

Cũng có một mức giá mà khi giá cổ phiếu tăng đến mức đó thì nó sẽ giảm xuống, hoặc sẽ giữ nguyên. Theo phương pháp FACs, đó là “Trần”, ví như bạn cũng không bao giờ nhảy qua trần nhà được vậy.

Đến một lúc nào đó giá cổ phiếu rồi cũng sẽ phá Trần và lên cao hơn nữa thì Trần (Ceiling) cũ sẽ thành Sàn (Floor) mới. Giống như trong nhà cao tầng, Trần của bạn sẽ là Sàn của tầng trên, và Sàn của bạn là Trần của tầng dưới.

Và cứ như thế, giá cổ phiếu dường như di chuyển luân phiên trong khoản Sàn đến Trần. Sau đó nó sẽ phá Trần và lên tiếp, hoặc có thể sẽ đổ sập và rơi xuống Trần cũ, để xem nó có đủ vững để trở thành Sàn mới hay không.

Trên biểu đồ giá cổ phiếu của một công ty thay đổi theo thời gian, Sàn và Trần được biểu diễn bằng một đường ngang (tưởng tượng) nơi giá ngừng tăng và đổi chiều di chuyển (lên hoặc xuống). Hai đường này được hình thành qua nhiều lần giá nghịch chuyển ở một mức giá nào đó. Chúng ta sẽ nhanh chóng xem hình minh họa để bạn hiểu chính xác điều tôi vừa đề cập.

dau-tu-4m-phuong-phap-san-va-tran-va-xu-huong-thuan-yeu-to-tam-ly-happy-live-1
Sàn và Trần: Biểu diễn bằng đường ngang

Đường Xu hướng

Còn một điều khác để đánh giá: Xu hướng. Xu hướng chính là hướng chung của giá nhìn trên một khoảng thời gian dài.

Đường xu hướng có thể được vẽ tại đỉnh và đáy trên đường zig zag tạo nên bởi biến động giá theo xu hướng. Giá cao nhất của đường chéo xu hướng tạo nên một đường tưởng tượng trên biểu đồ giá gọi là Ngưỡng kháng cự, và giá thấp nhất của đường chéo xu hướng tạo nên một đường tưởng tượng trên cùng biểu đồ gọi là Ngưỡng hỗ trợ.

Những đường này khác với đường Sàn và Trần vì chúng là đường chéo chứ không phải đường ngang, nhưng chúng được dùng với cùng mục đích: dự đoán nơi nào giá sẽ đảo chiều. Chúng ta cũng có thể gọi các mức giá này là Sàn và Trần. Nhưng giá trị của chúng khác nhau về mặt thời gian. Đường xu hướng là đường chéo tưởng tượng hình thành qua thời gian dài. Đường Sàn và Trần là đường ngang tưởng tượng hình thành qua thời gian ngắn.

Sàn – Trần và Đường xu hướng có thể giúp chúng ta quyết định thời điểm mua giữ tốt hơn so với cách thức máy móc của MAC. Chúng sẽ giúp chúng ta chọn được giá mua giữ và tối đa hoá lợi nhuận.

Hãy nhìn vào biểu đồ của công ty Burlington Northern

dau-tu-4m-phuong-phap-san-va-tran-va-xu-huong-thuan-yeu-to-tam-ly-happy-live-2
Đường xu Hướng: Biểu đồ của công ty Burlington Northern (BNI)

Đừng đứt khúc ở dưới là đường hỗ trợ cho xu hướng này. Đường đứt khúc ở trên là đường kháng cự cho xu hướng này. Nhìn vào biểu đồ bạn sẽ thấy có một xu hướng ổn định tạo nên bởi kháng cự và hỗ trợ và đường đứt khúc màu đen. Bạn có thể thấy đường hỗ trợ dài. Giá càng chạm nhiều lần vào đường này và nảy lên, đường hỗ trợ này càng vững chắc.

Từ đầu năm 2004 tháng 7 năm 2007, xu hướng liên tục đi lên trên đường hỗ trợ. Xu hướng đã được thiết lập vào thời điểm tháng 7 năm 2005, vì rất nhiều lần giá đã nảy lên từ đường hỗ trợ từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 9 năm 2004. Phil Town chắc chắn rằng dựa trên đường hỗ trợ rõ nét này, rằng những nhà mua- bán cổ phiếu đã thực hiện rất nhiều giao dịch dựa trên đường hỗ trợ này từ tháng 7 năm 2004 trở đi.

Mỗi lần giá cổ phiếu hạ xuống từ một đỉnh trước đó, nó “nảy lên” từ đường hỗ trợ. Nó đã nảy lên vào tháng 7 năm 2004, và rồi vút lên một đỉnh cao mới. Sau đó là một loạt những lần nảy lên từ đường hỗ trợ tuyệt vời cho cổ phiếu có xu hướng trở đi. Các nhà kinh doanh cổ phiếu có thể làm ra cả đống tiền dựa vào đường hỗ trợ như thế này, đánh cược rằng giá sẽ nảy lên như thế này mãi mãi.

Phil Town khoanh toàn thời điểm khi mà đường hỗ trợ kéo dài 3 năm lần đầu bị phá vỡ vào tháng 7 năm 2007 ở mức giá 90 đô la. Đó là điểm chấm hết cho đường hỗ trợ xu hướng, và cũng là dấu chấm hết cho một xu hướng tăng. Từ thời điểm đó trở đi, điều gì cũng có thể xảy ra. Giá có thể lên, cũng có thể xuống. Những thường điểm tận cùng của một xu hướng báo hiệu cho sự khởi đầu của một xu hướng mới và hướng mới.

Trong hình bên dưới, đường chấm trên cùng (#3) là một đường Trần của BNI ở đây được tạo nên bởi các nhà kinh doanh cổ phiếu, nhận ra rằng một xu hướng dài đã bị phá vỡ tại mức giá 90 đô la. Trần này bắt đầu ở tháng 7 sau khi đường hỗ trợ (#1) bị phá vỡ (#2).

Những điểm giá như thế này có thể trở thành một loại rào cản tâm lý. Bất cứ khi nào giá về gần Trần 90 đô la, các nhà mua bán cổ phiếu sẽ trở nên bất an và bắt đầu bán ra. Chẳng có logic nào ở đây cả. Đây chỉ là một dạng có học thứ cao hơn của đoán mò mà thôi, nhưng nếu hội đủ các tay to cùng đoán mò theo một hướng, những suy đoán sẽ đúng hết lần này đến lần khác.

Sau vài lần thử, trong đầu họ cái giá 90 đô la giống như đường ray xe lửa thứ 3 vậy. Nếu bạn mua ở giá 90 đô la, bạn sẽ bị các tay to”bán vào đầu”, thế nên tốt hơn hết đừng đụng vào giá đó. Khi điều đó xảy ra, 90 đô la trở thành một Trần. Vào tháng 10, khi giá chạm Trần, chẳng ai dám mua vào. Chỉ có người bán ra. Trong trường hợp này , giá cổ phiếu BNI dao động trong phạm vi 75 – 90 đô la từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008.

Một sự kiện lớn có thể đẩy giá vượt qua Trần. Trong trường hợp này, sự kiện vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2008 chính là thông tin của Warren Buffett, cổ đông lâu năm của BNI. Ông Buffett đã sử dụng rào cản tâm lý này, chính là Trần giá này, là một cơ hội để mua mà không đẩy thị trường vào cơn cuồng mua (Tham khảo chart đầu tiên trang tiếp theo).

Ông Buffett bắt đầu mua vào ở giá 79 đô la và tiếp tục mua cho đến lúc giá tăng đến 84 đô la, và suốt thời gian ông mua 10% của công ty, giá vẫn ở dưới mức Trần. Cuối cùng, có tin rằng Warren Buffett đã vượt qua tâm lý “đường ray thứ ba” và giá đã phá Trần giá 90 đô la và bắt đầu tiến lên tiếp (#4).

dau-tu-4m-phuong-phap-san-va-tran-va-xu-huong-thuan-yeu-to-tam-ly-happy-live-3

Khi bứt phá mức Trần, chúng ta tự nhiên muốn biết đến khi nào nó sẽ ngừng đi lên và bắt đầu xuống. Hãy lưu ý rằng vào tháng 9 năm 2006, giá khi ấy là 66 đô la, đến tháng 10 năm 2006, khi nó chạm mốc 80 đô la và rớt xuống, giá đã đi từ đáy lên đỉnh trong hai tháng, và giá tăng khoảng 14 đô la.

Lần tăng thứ hai bắt đầu vào tháng 1 năm 2007, ở mức giá 74 đô la. Trở lại vấn đề, nếu chúng ta đã tính toán xem giá sẽ đi được bao xa trước khi tụt, chúng ta đã có thể phỏng đoán rằng giá sẽ lên cao trong khoảng 2 tháng, như lần trước, và dựa trên đường hỗ trợ và kháng cự, đỉnh mới sẽ đạt được ở mức giá khoảng 90 đô la 2 tháng sau, tức là tháng 3. Điều đã thực sự xảy ra chính là giá đạt đỉnh ở mốc 86 đô la trong tháng 3 rồi sau đó bắt đầu hạ. Điều đó khá gần với phỏng đoán có tính toán của chúng ta.

Lần tăng giá tiếp theo bắt đầu ở giá hỗ trợ 78 đô la vào tháng 4 năm 2007, và một lần nữa, chúng ta ước lượng trong khoảng 2 tháng tới, giá sẽ đạt đỉnh ở mức 95 đô la. Và điều ta tiên đoán thực sự đã xảy ra. Đường hướng lặp đi lặp lại này cho ta thấy những nhà kinh doanh cổ phiếu BNI có tâm lý nghĩ rằng giá sẽ tăng trong 2 tháng thuộc khoản từ 12 đến 17 đô la. Vậy nên chúng ta mong đợi điều tương tự với lần bùng nổ tiếp theo

Đó là lý do tại sao khi giá vượt mức 90 đô la (với tin là ông Buffet mua vào), các tay to bắt đầu nghĩ giá 102 đến 107 đô la là mức tăng tối đa. Như bạn thấy ở biểu đồ phía trên, giá lên đến 112 đô la, mức này trở thành Trần mới. Sau đó giá rơi nhanh, chạm 90 đô la và bật lên lại. Trần 90 đô la cũ đã trở thành Sàn 90 đô la mới Mức Trần – Sàn mới này trụ được tổng cộng 6 tháng.

dau-tu-4m-phuong-phap-san-va-tran-va-xu-huong-thuan-yeu-to-tam-ly-happy-live-4

Sau đó vào tháng 10, giá phá vỡ mức Sàn 90 đô la và rơi xuống.Trong biểu đồ cuối cùng bên dưới, chúng ta có thể thấy FACs (Sàn và Trần) mà giá cổ phiếu BNI đã tạo nên từ 2004 đến 2009, bao gồm đợt tụt giá nặng nề phá vỡ Sàn 75 đô la. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào cuối năm 2008 (Cùng với sự sụt giảm chung của thị trường chứng khoán toàn cầu do khủng hoảng Vay nợ dưới chuẩn ở Mỹ năm 2008).

Giá của BNI cũng sụp dưới mức giá MOS 72 đô la. Khi nó xuống tới mức dưới 72 đô la, lúc này ta vận dụng FACs, biết được khoảng cách trước đó giữa đường hỗ trợ và đường kháng cự, chúng ta có thể thấy giá rất có khả năng rơi còn 60 đô la, đó là thời khắc mua vào. Rồi (và lại một lần nữa, tôi biết điều tôi nói nghe rất kinh khủng) chúng ta lại đợi và mong chờ một đợt giảm giá lớn khác.

Giá đã nảy lên từ mức 60 đô la vào tháng 1 năm 2009, tăng 14 đô la để đạt mức 74 đô la sau gần hai tháng, và rồi lại rơi xuống Sàn 60 đô la. Rồi sao nữa? Rất có thể sẽ rơi xuống đến 50 đô la chứ? Thực tế, nó đã rơi xuống đến 51 đô la, rồi tăng lên, kích hoạt một lần mua nữa.

Đây chính là sức mạnh của việc sở hữu phương pháp FACs (Sàn & Trần). Không có Sàn và Trần, chúng ta chỉ có giá trị và giá để quyết định khi nào mua. Chúng ta sẽ mua ngay khi giá chạm vào mức MOS 72 đô la của chúng ta, bằng cách dùng phương pháp MAC, mua thêm trong một tháng. Nhưng với FACs, chúng ta có thể chọn giá mua tích trữ và không lo lắng sẽ bị lỡ một dịp mua ở giá tốt bằng cách đợi và mua ở giá tuyệt vời hơn.

Chúng ta có thể thấy giá tuyệt vời sẽ đến và điều ta cần làm là tự tin chờ đợi. Khi Trần và Sàn hình thành, chúng ta sẽ ngồi yên và xem giá kiểm tra Trần. Nếu nó đụng Trần và nảy xuống, chúng ta có thể hy vọng nó sẽ nảy xuống đủ mạnh để phá vỡ Sàn. Và nếu điều đó xảy ra thật, chúng ta có có thể nhìn lại độ dao động và thời gian của những lần giá biến đổi trước đây và chúng ta sẽ có được một sự suy đoán lý trí về thời gian và vị trí mà Sàn mới sẽ tái thiết. Nếu giá còn xuống thấp hơn cả Sàn mong đợi của chúng ta, chúng ta sẽ định một giá mua tích trữ khác tại một Sàn mong đợi mới.

Rõ ràng, một đợt suy thoái lớn của thị trường chung sẽ là cú hích hỗ trợ mạnh mẽ đối với chúng ta, nó sẽ làm chúng ta những người mua tích trữ giàu có hơn, và điều này không phải không có khả năng xảy ra, lịch sử đã minh chứng cho điều đó. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ có thể hy vọng. Tôi biết điều này nghe rất kinh khủng. Tôi hoàn toàn không muốn dùng từ hy vọng với màu sắc tâm linh nào ở đây cả.

Tôi cảm thông sâu sắc với những tay quản lý quỹ tương hỗ, những người sẽ bị tổn thương trong thị trường này. Tôi viết quyển sách này để giúp đỡ họ. Không bao giờ là quá trễ để học hỏi và để thay đổi. Bạn có thể học cách mua doanh nghiệp, và khi bạn làm điều đó, chẳng phải bạn muốn mua với giá càng rẻ càng tốt sao? Đừng tự cảm thấy ái ngại. Hãy cân nhắc tình huống không ai sẵn sàng mua. Nỗi sợ hãi sẽ lan rộng khắp thị trường. Những nhà đầu tư mua tích trữ sẽ là một gợi ý tốt cho những nhà quản lý quỹ và những nhà đầu tư tay mơ, những người nắm trong tay những công ty tuyệt vời mà vẫn luôn bất an.

Chúng ta làm người mua để họ có thể đóng vai trò người bán. Đối với họ, giá giảm đồng nghĩa với lợi nhuận giảm. Còn với chúng ta, giá giảm nghĩa là lãi suất gộp của chúng ta tăng lên. Đối với nhà mua tích trữ, giá xuống là lợi nhuận gộp sẽ tăng lên. Chúng ta luôn hoan nghênh những người sẵn sàng học hỏi cùng tham gia

 

Nguồn: sách Payback Time – Ngày Đòi Nợ/Happy.Live tổng hợp và biên tập

 

Có thể bạn quan tâm ấn phẩm bán chạy nhất của Happy Live

Ngày đòi nợ – Phil Town

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề