fbpx

Điểm Pivotal và điểm Pivot

Mua chính xác tại điểm hợp lý là mấu chốt cốt lõi trong phương pháp O’Neil, và khái niệm “điểm mua pivot” của O’Neil thực ra xuất phát từ “điểm mua pivotal” của Livermore, trong đó Livermore chia ra hai loại là “pivotal đảo chiều” và “pivotal tiếp diễn”.

Chúng ta có thể xem điểm mua pivot ở các cổ phiếu của O’Neil (thường được định nghĩa là điểm phá vỡ để thiết lập đỉnh cao mới), tương tự như khái niệm “điểm pivotal tiếp diễn” của Livermore. Còn khái niệm “Ngày Bùng Nổ Theo Đà” của O’Neil dùng để xác nhận xu hướng tăng quay trở lại sau giai đoạn điều chỉnh hoặc thị trường con gấu trước đó, giống như “điểm pivotal đảo chiều” của Livermore vì nó cho thấy xu hướng thị trường đảo chiều từ giảm sang tăng. Trong cuốn sách How to Trade in Stocks của Jesse Livermore và Làm Giàu Từ Chứng Khoán của William O’Neil, cả hai tác giả đều cùng chung quan điểm cho rằng, điểm pivotal hay điểm pivot là điểm mua hợp lý, vì ở đó tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro là tốt nhất cho nhà đầu tư. Do vậy, bạn chỉ nên mua cổ phiếu một khi giá chạm đến điểm pivot hoặc pivotal (ND: Vì thế, hai từ “điểm pivotal” và “điểm pivot” là giống nhau).

Quá trình chờ đợi điểm mua pivotal lộ diện yêu cầu nhà đầu tư phải luôn kiên nhẫn, và Livermore luôn cố hết sức không đưa ra hành động gì cho đến khi tín hiệu điểm mua pivotal xuất hiện, vì điều này đảm bảo thành công của ông. Livermore nói: “Những khi tôi kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi thị trường chạm đến ‘điểm mua pivotal’ trước khi tiến hành giao dịch là lúc tôi kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ các giao dịch của mình. Lý do ư? Vì tôi chỉ tham gia cuộc chơi tại thời điểm thích hợp nhất là lúc sóng tăng giá diễn ra mạnh mẽ” (How to Trade in Stocks [Greenville: Traders Press, 1991], 43). O’Neil trình bày quan điểm: “Nhà đầu tư cá nhân thành công là những người đủ sức chờ đợi và bắt đầu mua tại các điểm mua pivot chính xác. Đây là lúc sóng tăng giá thực sự bắt đầu và mạnh mẽ nhất.” (How to Make Money in Stocks, 2nd ed. [New York: McGraw-Hill, 1995], 164).

Điểm mua chính xác là điều mà cả O’Neil và Livermore đều xem là “đường kháng cự yếu nhất”, khi mà cổ phiếu chẳng còn ai có thể cản trở và bay vút mà không cần phải tốn nhiều lực. Điểm mua hợp lý là lúc cổ phiếu ở vào điểm sẵn sàng cho một đợt sóng tăng giá thực sự. Vì thế, nếu cổ phiếu đang giao dịch ở mức $50, nhưng điểm pivotal chính xác là $55, bạn phải kiên nhẫn chờ cho đến khi giá có thể chạm đến mức giá cao hơn ($55), vốn được xác định là “đường kháng cự yếu nhất”. Theo cách này, cả O’Neil lẫn Livermore đều không quan tâm đến vùng giá chuyển động từ $50 đến $55, mà phải chờ chạm vào $55 để bắt sóng tăng giá mạnh từ $55 đến $100. Như O’Neil đã nói trong cuốn sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán, phiên bản số 2, “Mục tiêu của bạn là không bao giờ mua rẻ hoặc mua gần với đáy mà là học cách chờ đợi cho chứng khoán tăng giá và chạm tới điểm mua hợp lý trước khi giải ngân lần đầu tiên”.

Nguồn: Trích sách Cách kiếm lợi nhuận 18000% trên thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm:

Cách kiếm lợi nhuận 18.000% trên thị trường chứng khoán

(Bước tiến hóa tuyệt vời của hệ thống giao dịch CANSLIM)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề