fbpx

Trend Following: Phỏng vấn nhà giao dịch theo xu hướng Ed Seykota

Trend Following – 1 trong 7 chuyên gia thị trường mang lại sự khôn ngoan trong giao dịch theo xu hướng mà bạn phải biết là Seykota, những thành tựu của ông đưa ông lên tượng đài của một trong nhưng nhà giao dịch giỏi nhất thời đại của chúng ta.

Thị trường chứng khoán không bao giờ rõ ràng. Nó được thiết kế để đánh lừa hầu hết mọi người, tại hầu hết mọi thời điểm.

Cuộc Phỏng vấn nhà giao dịch theo xu hướng Ed Seykota

Michael: Tôi biết anh nhìn giao dịch theo xu hướng không chỉ từ quan điểm giao dịch, mà còn từ quan điểm sống.

Seykota: Tôi nghĩ nếu anh thực sự trở thành nhà giao dịch theo xu hướng, anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi giới hạn nó trong một lĩnh vực. Giả sử anh có một hệ thống giao dịch theo xu hướng. 

Anh nói, “Tôi sẽ có một danh mục đa dạng, danh mục giao dịch theo xu hướng. Tôi sẽ không để bản thân ảnh hưởng bởi cảm xúc. Cảm xúc luôn là một vấn đề lớn, vì thế tôi sẽ có một danh mục giao dịch theo xu hướng đa dạng hoặc tôi sẽ đầu tư vào danh mục của người khác, điều đó sẽ giải quyết vấn đề cảm xúc.”

Rồi điều gì xảy ra? Việc đầu tư hoặc danh mục của họ lên xuống thất thường và họ gặp vấn đề cảm xúc với điều đó. Có hệ thống không giúp anh khắc phục vấn đề cảm xúc. Điều anh cần làm chỉ là di
chuyển chúng đi ngược dòng. Có những thành phần trong danh mục từng khiến anh bận tâm, chúng tăng hoặc giảm, giờ anh có một danh mục đầu tư tăng và giảm, vì thế anh chỉ cần đưa vấn đề này đi ngược dòng. Đến cuối anh phải nói “Điều tôi đang cảm thấy là gì, tôi làm gì khi gặp những cảm xúc này và liệu tôi có thể nghĩ ra cách tốt hơn, hữu ích hoặc hiệu quả hơn để phản ứng khi mọi thứ lên xuống thất thường không?” Rốt cuộc, anh phải chấp nhận điều đó.

Những nhà giao dịch theo xu hướng giỏi nhất là người an ổn với bản thân mình, “Đây là điều tôi làm trong trường hợp thị trường tăng hoặc giảm, giá trị tăng và giảm. Đây là cách tôi cư xử và hành động”.

Tất nhiên như anh biết, có đủ thứ ta có thể làm khi giá tăng. Nhiều người bán khi giá tăng. Nhiều người lại mua khi giá tăng. Khi giá tiếp tục tăng, người bán càng bán, người mua càng mua. Và nếu anh quá cực đoan ở 1 trong 2 thái cực, anh đang phản tác dụng, tự hủy hoại bản thân. Anh phải biết mình làm gì và làm một cách nhất quán. Anh phải áp dụng nó trong đời tư của mình.

Nếu trong cuộc sống cá nhân của mình, anh cũng áp dụng những điều này, nó sẽ hỗ trợ cho giao dịch theo xu hướng. Bởi nếu anh không nhất quán với triết lý tổng thể của mình, với cách anh hành xử mà lại cố gắng giao dịch theo xu hướng, sẽ có sự xung đột. Trong Trading Tribe, chúng tôi hầu như không bao giờ nói về giao dịch thực tế hoặc tình hình thị trường. Chúng tôi nghiên cứu phản ứng cảm xúc trước biến động hoặc phản ứng cảm xúc trước sự thua lỗ, cơ cấu, quyền uy hoặc những vấn đề khác.

Nếu mọi người làm rõ những điều này, mối quan hệ của họ với bạn đời hoặc con cái sẽ tốt hơn. Họ tìm được sự hài lòng hơn trong mọi mặt cuộc sống. Và tình cờ, giao dịch của họ cũng trở nên tốt hơn. Họ không rõ làm thế nào điều đó xảy ra, nhưng họ đã trở thành một người có thể đương đầu với sự bất định và biến động, trong khi trước đây không thể làm được. Anh không thể sử dụng một hệ thống để điều trị cảm xúc của mình. Có người nói, “Tôi sẽ cố kìm nén cảm xúc của mình.” Môi mím chặt, ráng nở nụ cười chịu đựng, nghiến răng, hy vọng điều tốt đẹp nhất.

Tôi có khuynh hướng đi theo hướng khác, “Những cảm giác này có dụng ý tích cực gì?” Hãy chào đón chúng. Tìm các mặt tích cực và ngay khi anh làm như thế, cảm giác tiêu cực biến mất và anh chuyển
sang cảm xúc tiếp theo. Tôi là típ thích theo dòng cảm xúc. Có rất nhiều cách tiếp cận khác. Hiện tại, sau vài thập kỷ làm vậy, chúng tôi đã tích góp được lượng kiến thức về cách thực hiện và mức độ chúng tôi có thể lập trình lại các mẫu hình phản hồi, từ đó nâng cao khả năng của mình. Ai cũng có thể làm theo những gì chúng tôi đang làm. Tôi đưa thông tin lên blog tại www.seykota.com. Tất cả đều miễn phí. Chúng tôi ghi lại sự phát triển của tất cả những ai đang sử dụng công nghệ này và xem ra nó hoạt động khá hiệu quả với họ.

Michael: Tôi cảm thấy con người ai cũng cố gắng kiếm tìm bình yên và mãn nguyện trong đời. Chúng ta đều mong mình có thể ngồi trong phòng mà không phải bồn chồn, lo lắng triền miên, nếu rơi vào
trạng thái này, chúng ta phải học cách để giải quyết nó. Tôi thấy tư tưởng của anh mang nhiều nét giống với các bậc thiền sư như Alan Watts. Có vẻ như giữa trường phái của ông và tư tưởng phương Đông có những điểm tương đồng. Anh có nhận thấy điều đó không?

Seykota:Tôi tin rằng mọi cảm giác đều có dụng ý tích cực. Ví dụ, nếu anh ở trong nhà và ngửi thấy mùi khói, nghe thấy tiếng nổ lách tách và nhận thấy nhiệt độ trong phòng tăng lên, anh ngay lập tức kết luận có thể ngôi nhà bị cháy. Đó sẽ là thời điểm nên cảm thấy lo lắng, hành động và phản ứng ngay. 

Tôi không chắc về việc anh muốn dùng thuốc cho tâm trí mình, khiến nó tê dại và đưa bản thân vào trạng thái trơ lì không phản ứng. Đó không phải điều tôi muốn nói. Chúng ta nên cố gắng cảm nhận cảm giác mình đang có trong phút giây này, hành động thuận theo, chúng ta nên tìm hiểu sự khác biệt giữa dùng thuốc để xoa dịu cảm xúc và phản ứng với nó một cách chủ động.

Ý tôi không phải khi nào ta cũng cố hướng tới bình yên; đôi lúc ta nên bận rộn. Ta nên bận rộn bắt đầu giao dịch hoặc bận rộn thực hiện một số hành động khắc phục, kiểm soát rủi ro. Hoặc ta có thể hành động để nắm bắt cơ hội. Bất kể là gì, anh có thể học cách hòa hợp với cảm xúc của bản thân, ở một mức độ nào đó, nếu anh có thể bình tâm quan sát cảm xúc, quan sát tâm trí, nghỉ ngơi thì chẳng còn gì bằng. Quan trọng là phải nghỉ ngơi, nhất là khi mệt mỏi.

Tôi không khuyến nghị sử dụng công nghệ Trading Tribe, hay còn gọi là TTP, Trading Tribe Process hoặc bất kỳ thứ gì khác cho mục đích chữa bệnh như thuốc, rượu hoặc thuốc an thần. Có sự khác biệt
giữa việc sử dụng một trong những công nghệ ấy làm thuốc an thần, mà tôi nghĩ chẳng có thiền sư nào lại khuyên con người cứ cảm thấy vui vẻ lâng lâng mãi mãi. Tôi nghĩ họ ủng hộ con người phải có phản ứng và chủ động với cảm giác nảy sinh trong lòng.

Michael: Tôi thích học hỏi không ngừng. Tôi luôn tự hỏi có cách nào tốt hơn diễn đạt bản thân không? Luôn luôn có.

Seykota: Tôi đồng ý. Lúc nào tôi cũng cố gắng. Chúng ta đang ở đây, trong phút giây hiện tại. Tôi đang học hỏi từ anh nên tôi cố gắng đáp lại hết sức. Có thể sau này tôi sẽ nghĩ lại và thốt lên, “Ôi trời, đáng lý mình đã có thể diễn đạt tốt hơn.” Nhưng cuộc sống là thế. Tôi gắng hết sức mình trong phút giây hiện tại, sau đó tôi ngẫm lại và có thể lần sau lại làm khác đi.

Tôi cố gắng học hỏi, nghiên cứu cách mình đáp trả và tự nhủ, “Mình có thể thay đổi cách đáp trả không?” Đó là những gì chúng tôi làm trong Trading Tribe. Chúng tôi cố gắng xem phản ứng của bản thân với cảm giác rồi luyện tập xác định, “Chúng ta đang làm gì? Làm thế nào chúng ta nhận lãnh kết quả này, liệu có thể thay đổi cách chúng ta phản ứng và nhận kết quả khác đi vào lần sau không?

Michael: Cách duy nhất để học hỏi là mở rộng bản thân trước người có nhiều kinh nghiệm hơn, và khi làm vậy, có khả năng ta sẽ phải học những điều khiến ta tự nhủ, “Chà, sao lúc ấy mình không nói như vậy nhỉ? Lẽ ra mình phải nói giống như cách anh ta vừa bảo.” Nhưng ta sẽ không thể biết được cách phản ứng tốt hơn cho đến khi ta thể hiện bản thân mình sai cách.

Seykota: Trong Trading Tribe, chúng tôi tạo ra môi trường trong đó mọi người giúp nhau cải thiện. Một số công ty làm rất tốt điều này. Một số tổ chức khác cũng vậy, họ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển cá nhân, mọi người có thể chỉnh sửa hoặc đưa ra lời khuyên, còn chúng ta đáp, “Cảm ơn đã giúp tôi học điều gì đó.

Trong nhiều tình huống, có người sửa sai hoặc đưa ra lời khuyên nhưng ta lại cảm thấy không vui. Ta có thể nói gì đó để bảo vệ bản thân, hạ thấp họ, chửi bới, bảo họ giữ khoảng cách chẳng hạn.

Trong một nền kinh tế mở rộng, công ty phát triển, ai nấy đều cố gắng vươn lên. Khi ta có phát triển, có một xã hội cạnh tranh tự do, ta sẽ có một công ty khởi nghiệp với tinh thần thi đua. Khi một người chỉ cho một người phương pháp tốt hơn để làm điều gì đó, họ chân thành nói “Cảm ơn đã cho tôi biết.” Sau đó họ làm theo. Còn trong một công ty người ta đạp lên nhau để đi, đầy chính trị và quy định, mọi người chỉ quan tâm đến bản thân và chẳng rảnh hơi đi khuyên nhủ người khác.

Môi trường đầu tiên ủng hộ cá nhân phát triển và học hỏi, môi trường thứ hai thì ngược lại. Nó rất ích kỷ và bảo thủ. Bước vào các công ty là ta có thể cảm nhận điều này ngay. Một vài công ty ủng hộ sự phát triển, từ đó công ty trưởng thành. Và nếu họ sử dụng mô hình Chính phủ độc quyền và bắt đầu đi theo hướng khác thì…

Michael: Trong cuốn Chính phủ độc quyền, anh có viết về chiến lược giao dịch theo xu hướng. Anh lấy giao dịch theo xu hướng làm cách thức để đương đầu với việc chúng ta ngày càng tiến đến hệ thống Chính phủ độc quyền, một việc mà anh nhận thấy là không thể tránh khỏi.

Nhưng nếu anh sẵn lòng, tôi mong anh có thể bàn về quá khứ một chút, bởi sự nghiệp của anh rất thú vị. Anh có vài người thầy cũng như những học trò rất hay, nhưng những năm đầu, một vài nhà giao dịch có ảnh hưởng rất lớn đến anh.

Tôi mong anh chia sẻ kiến thức hoặc kỷ niệm về hai nhân vật Amos Hostetter và Richard Donchian. Amos Hostetter từng làm việc ở Commodities Corporation và Richard Donchian ở Hayden Stone. Hai nhà tiên phong rất thành công trong lĩnh vực giao dịch theo xu hướng.

Seykota: Tôi rất vui được chia sẻ những gì mình biết. Tôi quen thân Donchian hơn Hostetter. Ngày ấy, Donchian để ý quy tắc 2 tuần khi giao dịch đồng. Quy tắc hai tuần là: mua khi giá tạo đỉnh mới trong
hai tuần và bán khi giá tạo đáy mới trong hai tuần. Tôi từng hỏi ông ấy, “Làm thế nào ông nghĩ ra quy tắc hai tuần?” Ông ấy đáp, “Tôi không rõ, anh là người đầu tiên từng hỏi đấy.” Ông ấy bảo chỉ bất chợt nghĩ ra nó và tôi nghĩ đó là khởi đầu của giao dịch theo xu hướng tự động [quy tắc hai tuần].

Trước đó, anh có thể xem bài viết của Livermore, ông ấy dùng điểm pivot,… Về cơ bản, Donchian sáng chế ra quy tắc hai tuần. Nhưng giờ quy tắc không hữu hiệu nữa. Ngày đấy thị trường mang đặc điểm khác. Quy tắc hai tuần từng hiệu quả với đồng, về sau chúng tôi nhận thấy phải kéo dài thời gian ra, 6 tuần hoặc đôi khi là 30, 40, 50 tuần hoặc hơn thế.

Donchian áp dụng hệ thống này cùng vài nhân viên trong văn phòng. Không phải lúc nào ông ấy cũng tuân theo nó, nhưng ông có hệ thống cùng những người một lòng tin tưởng hệ thống, và xem ra kết quả họ thu được khá tốt. Thế rồi tôi đến học hỏi, nên tôi có quy tắc và hướng dẫn của Donchian. Vào khoảng thời gian đó, máy tính dần trở nên phổ biến hơn, dù không phải ai cũng có máy tính cá nhân.

Một số công ty có máy tính lớn. Và anh có tin không, lúc đó cứ cuối tuần là tôi phải đến công ty môi giới lớn nhằm truy cập vào máy tính họ sử dụng để điều hành công ty. Lúc đấy chỉ có tôi và một nhân viên bảo vệ. Tôi được quyền truy cập vào cơ sở máy tính toàn công ty. Và tôi chỉ dùng nó để kiểm tra hệ thống thôi đấy.

Michael: Anh có thấy khó tin rằng mình may mắn đến vậy không?

Seykota: Không, tôi nghĩ đó chỉ là điều bình thường. Tôi bảo, “Tôi muốn thực hiện nghiên cứu” và họ đồng ý. Ngày đấy, chẳng ai nghĩ sẽ có người tìm cách trà trộn vào để làm điều bất chính. Tôi chỉ tới nghiên cứu. Thời trước, người ta không nghĩ về chuyện đó. Nhưng ngày nay, còn khuya mới có thể tiếp cận vào hoạt động nội bộ của một công ty
môi giới.

Tôi được dùng tất cả đĩa, lịch sử và dữ liệu của họ. Họ ngồi trong căn phòng lớn thế này này. Căn phòng rộng thênh thang với những chiếc máy tính và ổ băng,… Có thể thời nay điện thoại của anh còn có năng lực tính toán mạnh hơn ấy chứ. Nhưng thời ấy, như thế là hoành tráng lắm, tôi chạy các back test mà nếu giờ thực hiện chỉ mất một hoặc hai giây. Còn ngày xưa phải mất 30, 45 phút để làm một bộ kiểm tra, tôi còn sử dụng thẻ đục lỗ nữa kìa. Ngày xưa đúng là một thời đại khác.

Michael: Trong những ngày đầu, không có nhiều đồng nghiệp để thảo luận ý tưởng. Đúng là anh có quen Donchian, nhưng thời đó khác với bây giờ, bây giờ chúng
ta có mạng lưới rộng lớn hơn nhiều, mọi người kết nối bằng Internet [còn ngày xưa thì không].

Seykota: Tôi đã tiếp quản công việc của Donchian; viết thư và công bố nó. Mỗi tuần, ông ấy công bố một lá thư trong đó có các quy tắc của mình, và nó đi kèm một loại tài khoản mẫu mà anh có thể làm theo. Ý tưởng là anh sẽ làm theo và cùng đặt lệnh với ông ấy. Tôi đoán cách thức hiệu quả là như vậy. Tôi đã kiểm tra các quy tắc đấy và cho rằng, “Các quy tắc không nhất quán trong nội bộ. Anh không thể lập trình tất cả các quy tắc này cùng một lúc vì chúng xung đột với nhau”.

Tôi bắt đầu sử dụng các bộ quy tắc không mâu thuẫn. Tôi cố điều chỉnh nó và trình bày, “Đây là những gì chúng ta có thể làm,” và tôi làm nhiều thử nghiệm với các quy tắc. Sau đó, tôi kiểm tra với một số
môi giới và nhà giao dịch trong văn phòng, tôi bảo, “Tôi sẽ thay đổi điều này. Tôi sẽ làm cho hệ thống ít phản ứng hơn để thị trường phải tăng nhiều hơn trước khi ta bắt đầu mua, làm cho hằng số thời gian dài hơn,” nhưng mọi người phản đối “Như thế sẽ khiến nó rủi ro hơn vì điểm dừng lỗ sẽ xa hơn.” Sau đó chúng tôi kiểm tra lần nữa và thấy kết quả hoàn toàn ngược lại.

Tất cả những điều này đi ngược lại trực giác. Tôi thực hiện một số thử nghiệm đầu tiên và anh nói đúng, chẳng có tiêu chuẩn gì. Giờ thì tôi đã xây dựng được bộ quy tắc và đưa lên trang web, nếu muốn làm những thử nghiệm này và tìm hiểu cách thực hiện, anh có thể vào trang web để xem. Sẽ có mẫu để thực hiện trên Excel hoặc phần mềm tương tự. Rất nhiều người đã làm vậy và tất cả thu được kết quả giống nhau đến từng xu. Nên tôi rất tự tin mình đã tìm được câu trả lời đúng.

Ngày xưa, chẳng có ai làm với tôi. Đơn giản là tôi tò mò, tôi hỏi “Nó hoạt động ra sao?” và thấy Donchian thiết lập thành hệ thống. Tôi nghĩ, “Được rồi, vậy mình sẽ mô phỏng nó. Mình sẽ dùng máy tính kiểm tra xem có nhận được kết quả giống như Donchian không. Mình sẽ cố lập danh mục đa dạng” và chúng tôi thành công. Công ty tôi từng làm việc dùng điều này để quảng bá trong một thời gian. Chúng tôi có một danh mục đầu tư đa dạng và tất cả đều chạy trên máy tính bởi phòng dịch vụ. Chúng tôi nhập dữ liệu mỗi ngày, nhận kết quả, sau đó đặt lệnh.

Công ty này không thể kỷ luật làm theo bộ quy tắc và cũng không thể cưỡng lại cám dỗ của việc thúc đẩy khách hàng giao dịch nhiều hơn mức hệ thống muốn họ. Hệ thống này hiệu quả và tạo ra tiền cho
khách hàng, nhưng vấn đề là nó tạo ra ít tiền hơn cho công ty môi giới. Họ đã quen với những nhà giao dịch trong ngày, quen với việc khách hàng đến và thay máu sau vài tháng, thua lỗ rồi bỏ đi làm việc khác. Đó là bản chất của công ty môi giới. Khách hàng đến, cố gắng giao dịch, lỗ tiền rồi bỏ đi.

Họ nói, “Hoa hồng chỉ bằng một phần mười so với trước. Khách hàng chỉ giữ vị thế, điều này sẽ phá hủy mô hình kinh doanh của chúng ta.” Do đó có đủ loại áp lực buộc mọi người phải giao dịch nhiều hơn… như anh đã chỉ ra trong những bức thư anh gửi cho tôi. Chà, giờ người ta đặt cho nó cái tên mỹ miều là hiệu ứng ngược vị thế. Nhưng thời đấy, chẳng ai muốn nắm giữ lâu. Giá vừa tăng, họ đã muốn chốt lời. Giá vừa giảm, họ lại muốn mua thêm và hy vọng giá sẽ tăng trở lại.

Ngày đó, tuân theo hệ thống có rất nhiều áp lực, tức là tôi phát minh thứ mà chẳng ai muốn dùng. Tôi bèn nghỉ việc và tự thân vận động. Tôi tự tìm khách hàng và nhận ra một trong những điều quan trọng nhất là phát triển mối quan hệ với khách hàng. Để họ biết nên kỳ vọng gì và biết chuyện gì đang xảy ra. Nếu khách hàng không phù hợp với hệ thống, nếu anh không có sự ủng hộ về mặt tâm lý, khách không hiểu hệ thống không chỉ dừng ở toán học, thì có vấn đề.

Hệ thống là toán học cộng với việc sẵn sàng tuân theo hệ thống. Khi anh mở rộng thế giới quan, đưa cả bản thân nhà đầu tư và phản ứng cảm xúc của họ đối với những gì đang diễn ra vào, anh sẽ có hệ thống bao hàm mọi thứ – hệ thống lúc này có hiệu quả. 

Nhưng nếu chỉ dùng máy tính, điều chỉnh phần mềm rồi bảo “Đây là bộ thông số phù hợp” thì anh có một thứ hiệu quả đối với những con robot tuân theo nó, nhưng ngày nay không nhiều robot kiếm được tiền đâu. Mai sau thì có thể, nhưng hiện giờ thị trường được tham gia bởi con người với cảm xúc con người và trừ khi anh đưa điều đó vào hệ thống, còn không mọi thứ rồi sẽ chệch hướng.

Michael: Nếu ai tinh ý sẽ thấy anh đã tóm tắt rất nhiều phong cách tư duy của bản thân trong những câu trên. Nếu tôi có nói sai thì mong anh sửa cho, nhưng có vẻ như anh rất hứng thú với khía cạnh tìm hiểu mọi thứ, xem chúng như những trò giải đố phải không.

Ed: Vâng, tôi rất thích giải đố. Tôi có cả bộ sưu tập các trò giải đố nữa kìa – ví dụ như trò gỡ kim loại, có các mảnh kim loại khớp vào nhau và ta phải tìm cách tách chúng ra hoặc ghép lại. Ngoài bộ sưu tập ấy ra, vào buổi sáng, tôi giải đố cờ vua. Tôi có sở thích tìm hiểu mọi thứ. Nó đem lại niềm vui cho tôi. Tôi chẳng rõ nguyên nhân từ đâu. Tôi kết hợp điều đó vào cuộc sống sao cho nó có ích. 

Tôi nghĩ động lực thôi thúc tôi nằm trong khía cạnh giải đố khi tham gia thị trường hoặc với cuốn sách Chính phủ độc quyền tôi viết. Tôi muốn hiểu cách thức mọi thứ hoạt động. Và nếu nó hiệu quả, kiếm ra tiền thì càng tốt. Kiếm tiền hay đấy, nhưng đó không phải mục tiêu ban đầu của tôi. Tôi tìm tòi để giải đố, rồi thì tôi tìm ra được cách này hay cách khác để kiếm được tiền. Tôi đơn thuần bắt đầu với suy nghĩ “Mình phải tìm hiểu cho ra.”

“Donchian có một hệ thống cơ giới sinh lời, ông ấy làm bằng cách nào? Làm thế nào để có một hệ thống đẻ ra tiền mà mình không cần làm gì? Làm cách nào?” Điều đó thu hút tôi tìm hiểu. Tôi không nghĩ mình đào sâu vào nó chỉ vì tiền, mà phần lớn là vì câu đố: “Nó hoạt động như thế nào? Cơ chế thực sự ra sao? Mình có thể dựng mô hình không? Mình có thể hiểu nó không?” Và khi hiểu được, tôi thấy thú vị khi giải thích cho mọi người – đưa nó lên web hay viết sách. Sau một thời gian, tôi tiếp tục tìm kiếm câu đố mới.

Michael: Quay ngược lại quá khứ một chút: Hãy tưởng tượng anh đang ở trong căn phòng máy tính như xưa, một mình trầy trật. Anh đang trầy trật để tìm cách hiểu một khúc mắc nào đó. Lúc ấy chỉ đơn thuần phấn khích thôi sao? Chính sự phấn khích bên trong đã thúc đẩy anh tiếp tục đi cho đến khi giải được câu đố à?

Ed: Chà, một câu hỏi hay. Hay nói đúng hơn, một trong những câu hỏi hay nhất tôi từng nghe. Điều gì thúc đẩy một nhà nghiên cứu? Động lực nào để họ đi tiếp? Là niềm vui hay câu đố, hay là sự khó chịu khi họ không biết? Nguyên nhân sâu sắc hơn thế. Đó là cái nghiệp của tôi. Là điều tôi làm. Giống như khi tôi chơi đàn banjo, tôi say sưa quên trời đất. Đó là sự thiền định của tôi, nên tôi phải làm thôi. Nếu
tôi không thể chơi nhạc, một phần trong tôi chết đi.

Việc giải câu đố cũng vậy. Nó là một phần con người tôi, là cái nghiệp của tôi. Tôi không nghĩ có thứ thúc đẩy tôi thực hiện. Đơn giản đấy là con người tôi, là việc tôi phải làm.

Michael: Đôi khi tôi cũng cảm thấy thế về sự nghiệp của mình. Tôi không nhất thiết phải biết lý do, đơn giản là có gì đó thôi thúc tôi làm, thậm chí nhiều khi tôi còn không chắc mình làm gì, nhưng tôi cứ làm thôi.

Ed: Anh nói hay lắm, anh điêu luyện thứ anh có. Ở Trading Tribe, chúng tôi thành công trong việc đưa các nhà giao dịch đạt đến tầm của anh – nơi họ tìm được mình là ai, làm gì và rồi cứ thế thực hiện. Anh biểu đạt bản thân, tạo ra giá trị bằng cách biểu đạt chính xác con người anh chứ không giả vờ là ai khác. Đó là tâm thức rất cao.

Chúc mừng anh đã đạt đến mức ấy. Nếu ai cũng đạt đến mức này thì thế giới sẽ rất khác, và tôi hy vọng mọi người sẽ tiếp bước anh. Tôi đã dõi theo sự nghiệp của anh trong nhiều năm, thấy anh liên tục phát triển, tiến gần hơn đến bản thân mình, giờ anh như cây bung nở và đóng góp cho cuộc đời. Anh làm tốt lắm.

Michael: Tôi sẽ không kể sâu, nhưng thú thật anh đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều vào lần đầu chúng ta gặp năm 2001, tôi vẫn nhớ như in những điều anh nói với tôi. Một số người có thể sẽ thấy những lời ấy như đe doạ, tôi thì không. Tôi tự nhủ, “Được rồi, lời ông ấy vừa nói với mình là gì nhỉ? Tại sao ông ấy nói điều đó? Ý nghĩa đằng sau là gì?”

Chẳng rõ tại sao, nhưng khi anh nói về niềm đam mê giải đố, tôi có cảm giác anh đang đề ra cho tôi câu đố. “Michael, anh thử xem xét điều này đi…” Nên tất nhiên tôi xem xét điều anh bảo dù anh không đưa ra hướng dẫn cụ thể mà đưa ra góc nhìn toàn cảnh. Có thể đó là cách anh làm. Anh muốn tìm hiểu xem liệu ngoài kia còn ai đi tìm những câu đố như anh không

Michael: Tôi sẽ không kể sâu, nhưng thú thật anh đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều vào lần đầu chúng ta gặp năm 2001, tôi vẫn nhớ như in những điều anh nói với tôi. Một số người có thể sẽ thấy những lời ấy như đe doạ, tôi thì không. Tôi tự nhủ, “Được rồi, lời ông ấy vừa nói với mình là gì nhỉ? Tại sao ông ấy nói điều đó? Ý nghĩa đằng sau là gì?”

Chẳng rõ tại sao, nhưng khi anh nói về niềm đam mê giải đố, tôi có cảm giác anh đang đề ra cho tôi câu đố. “Michael, anh thử xem xét điều này đi…” Nên tất nhiên tôi xem xét điều anh bảo dù anh không đưa ra hướng dẫn cụ thể mà đưa ra góc nhìn toàn cảnh. Có thể đó là cách anh làm. Anh muốn tìm hiểu xem liệu ngoài kia còn ai đi tìm những câu đố như anh không.

Ed: Đúng vậy, anh mở lòng – anh khao khát trải nghiệm. Anh muốn ngao du. Anh bước đi trên con đường phát triển. Và rồi anh xem xét những ý tưởng từ tôi và mọi người. Anh bao bọc quanh mình những con người tuyệt vời, đầy khả năng, kiến thức, khôn ngoan và thông tuệ. Anh bao quanh mình những người thầy tuyệt vời nhất có thể. Đơn giản là anh thích như vậy. Tôi nghĩ anh tỏa ra lực hút. Anh thu hút
những người như thế, và rồi anh tận hưởng những lời họ nói. Những người anh phỏng vấn trên podcast, những người trong cuộc sống của
anh, tất cả đều có chính kiến mạnh mẽ, họ khiến anh tư duy và phát triển. Anh bồi đắp mối quan hệ với những người như thế, ấy là một phần lý do anh xuất sắc trong lĩnh vực của mình.

Michael: Họ còn nói thì tôi còn tiếp tục cuộc nói chuyện. Cứ thế thôi. Nếu những người thực sự thông minh đồng ý nói chuyện với tôi, tốt nhất tôi nên nói chuyện với họ vì nếu không, tôi sẽ không được thông minh đến thế. [Cười]

Ed: [Cười] Có vẻ đúng đấy.

Trích Sách Trend Following

Có thể bạn quan tâm

Trend Following – Michael W. Covel

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề