fbpx

The art and science of technical analysis: Giao dịch đột phá – Phạm vi giao dịch theo xu hướng

Các nhà giao dịch tập trung vào các giao dịch đột phá sẽ nắm bắt được tất cả động thái xu hướng lớn một cách tự nhiên.

the-art-and-science-of-technical-analysic-giao-dich-dot-pha-pham-vi-giao-dich-theo-xu-huong-happy-live-1

Thuật ngữ giao dịch đột phá được áp dụng cho giao dịch mà nhà giao dịch cố gắng tham gia theo hướng thị trường đang di chuyển thường là khi hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ. Nhiều giao dịch đột phá xảy ra tại những điểm mà thị trường đã gây áp lực lên cùng một mức hỗ trợ hoặc kháng cự nhiều lần, nhưng không thể phá vỡ (tức giữ vững) mức giá đó.

Một khi ngưỡng này thực sự bị phá vỡ, áp lực mua hoặc bán dồn nén có thể đẩy thị trường vào xu hướng mạnh mẽ và đột ngột. Có rất nhiều ví dụ về các giao dịch đột phá tốt trên nhiều đồ thị trường (xem hình 5.1) trong đó một nhà giao dịch có thể nhận được một tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro cực cao nếu vào lệnh tại điểm đột phá. 

the-art-and-science-of-technical-analysic-giao-dich-dot-pha-pham-vi-giao-dich-theo-xu-huong

Có nhiều hệ thống giao dịch hoạt động tốt dựa trên các điểm vào lệnh đột phá và một giai thoại đã kể rằng giao dịch này là một trong những ý tưởng chủ đạo đằng sau thành công của phương pháp giao dịch con rùa (Turtle Trading) trong những năm 1980 và 1990. Có một cơ sở khác tập trung vào các loại giao dịch này: Nếu thị trường muốn lên cao hơn, nó phải loại bỏ các đỉnh trước đó, và nếu thị trường đi xuống nó phải loại bỏ các đáy trước đó.

Các nhà giao dịch tập trung vào các giao dịch đột phá sẽ nắm bắt được tất cả động thái xu hướng lớn một cách tự nhiên.

Có một vấn đề quan trọng là: Phần lớn các giao dịch đột phá đều thất bại. Trong hầu hết các trường hợp, các “chuyến du ngoạn” của giá ngoài vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thường diễn ra trong thời gian ngắn, vì chúng nhanh chóng gặp áp lực mua hoặc bán đẩy thị trường trở lại phạm vi giao dịch. Những người tham gia bừa bãi vào các đột phá sẽ thấy bất kỳ khoản lợi nhuận nào họ kiếm được sẽ bị bào mòn bảo chi phí giao dịch và bởi các lần đột phá thất bại.

Trong nhiều trường hợp, những thời điểm này sẽ có độ biến động cao và thanh khoản thấp. Ngay cả trong những trường hợp tốt nhất, cộng với khả năng kiểm soát rủi ro tiềm ẩn tốt nhất, các khoản lỗ nhỏ sẽ nhanh chóng cộng dồn lại. Cuối cùng đó là cái chết bởi ngàn nhát dao, nó sẽ từ từ thổi bay tài khoản của bạn.

Về thuật ngữ, có một sự khác biệt nhỏ giữa các nhà giao dịch cổ phiếu và các nhà giao dịch hợp đồng tương lai. Với đa số các nhà giao dịch chứng khoán, đột phá lên (Breakout) là khi giá đi lên phá vỡ ngưỡng kháng cự, trong khi đột phá đi xuống (Breakdown) là khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Tuy nhiên các nhà giao dịch hợp đồng tương lai có xu hướng sử dụng thuật ngữ đột phá lên mà không có sự phân biệt cho cả hai trường hợp.

Các mô hình phổ biến hình thành trước những đột phá tốt.

Các giao dịch đột phá tốt nhất được thúc đẩy bởi sự quan tâm và tham gia mạnh mẽ của các tổ chức lớn. Ở các thị trường, đặc biệt là những thị trường sâu (ngược lại với thị trường nông), có tính thanh khoản cao, các biến động lớn sẽ không xuất hiện nếu không có lượng tiền lớn đổ vào.

Nói chung, quy mô vị thế của những tổ chức lớn này đến mức họ không thể vào lệnh ngay tại thời điểm đột phá xảy ra. Các nhà giao dịch nhỏ – đám đông công chúng, những người thường bị mất tiền – tập trung rất nhiều vào việc nhảy vào thị trường ở các điểm đột phá thực tế. Trong nhiều trường hợp các nhà giao dịch lớn đã có sẽ vị thế sẽ lợi dụng sự biến động và bán một phần vị thế của họ các nhà giao dịch nhỏ đổ xô mua vào tại các điểm đột phá.

Hãy suy nghĩ về điều này nếu bạn muốn giao dịch đột phá, đây là áp lực thường dẫn đến việc đột phá thất bại. Liệu bạn có khôn ngoan khi mua vào lúc những nhà giao dịch lớn này thường đã và vị thế trước đột phá, họ thường tạo ra các mô hình đặc thù giúp chúng ta phân biệt những điểm đột phá tốt nhất – được thúc đẩy bởi sự quan tâm trên quy mô lớn – với những điểm có nhiều khả năng thất bại.

Đáy cao hơn áp sát kháng cự

Một trong những mô hình cổ phiếu là giá giữ đáy sau cao hơn đáy trước khi áp sát mức kháng cự được xác định rõ ràng. Để hiểu rõ tầm quan trọng của mô hình tam giác tăng dần này, hãy tưởng tượng một thị trường đang dao động ngẫu nhiên trong một phạm vi giao dịch, nhưng sau đó một số nhiều mua lớn bắt đầu quan tâm đến việc tích lũy vị thế. Họ đương nhiên muốn mua với giá càng thấp càng tốt , vì vậy họ sẽ bắt đầu mua vào khi giá giảm. Cuối cùng áp lực mua của họ sẽ kìm hãm đà giảm và thị trường sẽ tiếp tục xu hướng đi lên, tại thời điểm đó, họ có thể sẽ ngừng mua để tránh phải trả giá cao.

Các người có kinh nghiệm thậm chí có thể bán ra một phần với mục đích và vừa chốt một phần lợi nhuận và vừa thực sự đẩy giá xuống thấp hơn bởi áp lực bán của họ. Nếu một số người mua lớn nhận ra hoạt động này trên thị trường, họ sẽ mua mạnh hơn, trong khi vẫn cố gắng đo lường và kiểm soát lực mua để không đẩy giá lên cao hơn.

Khi sự cạnh tranh trên thị trường gia tăng và lực cầu tăng lên, sự sụt giảm sẽ trở nên yếu hơn, đơn giản là vì có nhiều người mua hơn. Điều này sẽ buộc các nhà giao dịch lớn phải mua quyết liệt hơn, kể cả với giá cao hơn. Một vòng hồi tuần hoàn phát triển trong phạm vi giao dịch thường để lại các mô hình như hình (5.2). Đây thường là thiết lập cho một giao dịch đột phá tuyệt vời,  với chiều giảm giá, mọi thứ được áp dụng ngược lại.

the-art-and-science-of-technical-analysic-giao-dich-dot-pha-pham-vi-giao-dich-theo-xu-huong

Phạm vi giao dịch hẹp gần biên của một phạm vi lớn hơn

Mô hình này, có một phạm vi giao dịch hẹp gần rìa của một phạm vi giao dịch lớn hơn, đã được thiết lập. Phạm vi hẹp này thường nhỏ hơn 25% chiều cao của phạm vi lớn và cho thấy rằng các nhà giao dịch lớn đã quan tâm hơn đến thị trường, làm giá tiến sát biên của phạm vi lớn hơn. Tại sao bây giờ họ sẵn sàng trả giá cao hơn (hoặc bán khống ở mức giá thấp hơn), thay vì để giá trôi tự nhiên về giữa phạm vi lớn? Mô hình này cho thấy hành động của họ cấp bách và chắc chắn hơn, đồng thời cũng thường hỗ trợ các giao dịch đột phá đặc biệt.

the-art-and-science-of-technical-analysic-giao-dich-dot-pha-pham-vi-giao-dich-theo-xu-huong

Tích lũy trước đột phá

Bây giờ bạn nên nhận ra rằng chúng ta đang bắt đầu thấy lặp đi lặp lại các mô hình giống nhau. Học cái này không khó, các mô hình của thị trường rất tinh tế, logic và về cơ bản là khá đơn giản. Trước đó chúng ta đã xem xét các Spring và Upthurst Wyckoff cổ điển như những dấu hiệu của cấu trúc tích lũy và phân phối.

Nếu những người chơi lớn đang vào vị thế trong vùng dự đoán có đột phá, thì rất có thể chúng ta sẽ thấy những SpringUpthrust này trong vùng trước đột phá. Tích lũy và phân phối nhiều khi vô hình, các tổ chức chi rất nhiều tiền để trả lương cho các nhà giao dịch khớp lệnh lành nghề và cho sự phát triển các thuật toán khớp lệnh. Họ muốn che dấu việc thực hiện các lệnh lớn. Tuy nhiên, có những lúc họ không thể thực sự che giấu được hành ododngj của mình và nếu biết chính xác cần tìm những gì, đôi khi chúng ta có thể có được mạnh mối về ý định của họ. 

Những lần vi phạm hỗ trợ và kháng cự trong các vùng đã được xác định rõ ràng là những khu vực quan trọng cần theo dõi. Nếu giá vượt ra ngoài vùng chỉ trong một thời gian ngắn, các Spring và Upthrust sẽ xuất hiện ở các rìa của vùng, điều này trở thành bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các nhà giao dịch lớn đang vào vị thế trên thị trường và thường thiết lập các giao dịch đột phá tốt.

Trích sách: The art and science of technical analysis

Có thể bạn quan tâm

The art an Science of Technical Analysis: Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong ĐTCK

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề