fbpx

Đòn bẩy tài chính: Lợi ích và rủi ro

Đòn bẩy tài chính: Lợi ích và rủi ro: VIC vay nợ gấp HPG nhiều lần. Vì sao VIC vẫn được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong? Thực tế, câu chuyện sử dụng đòn bẩy để tăng trưởng doanh nghiệp không mới? Giới doanh nghiệp thường có câu: nhà nghèo vay ít, nhà giàu vay nhiều. Thậm chí, có nhà đầu tư lỗi lạc còn khuyên rằng: Bạn vay ít, bạn sẽ sợ ngân hàng. Nhưng khi bạn vay nhiều, ngân hàng sẽ sợ bạn.

Vậy đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính hiểu nôm na đơn giản là doanh nghiệp sử dụng nợ vay tài trợ hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng đòn bẩy như “con dao 02 lưỡi” đối với doanh nghiệp. Một mặt, đòn bẩy tạo cơ hội cho doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận, mặt khác, sử dụng đòn bẩy cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, đòn bẩy càng cao thể hiện rủi ro tài chính càng lớn.  Đứng dưới góc độ đầu tư, không nên rập khuôn cho rằng sử dụng đòn bẩy là cơ hội hoặc rủi ro, nhà đầu tư cần xem xét kĩ càng mặt lợi mặt hại đối với đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính: Lợi ích và rủi ro

1. Hệ số đòn bẩy, lợi ích và rủi ro.

Đòn bẩy tài chính cho thấy tỷ lệ nợ tài trợ cho các hoạt động mua sắm tài sản và bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh.

D/E = Nợ vay ngắn hạn + nợ vay dài hạn/ Vốn chủ sở hữu

Đòn bẩy tài chính được hiểu theo đúng tên gọi “đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn, nhanh hơn với các lợi ích:

  • Bù đắp nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình hoạt động, cân đối tài chính tránh rủi ro mất thanh khoản tạm thời
  • Cơ hội gia tăng EPS, tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (ROE)
  • Lợi ích lá chắn thuế: Khoản lãi vay sẽ được khấu trừ khi tính tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp lợi nhuận tăng lên.

Bên cạnh lợi ích, việc sử dụng đòn bẩy quá cao cũng tiềm ẩn các rủi ro:

  • Nợ vay luôn đi kèm với nghĩa vụ trả nợ. Sử dụng nợ vay quá nhiều trong khi doanh nghiệp không tạo đủ dòng tiền trả nợ kéo dài lâm vào tính trạng phá sản.

Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận mức đòn bẩy hợp lí. Với xu hướng thận trọng, đòn bẩy D/E tối ưu quanh mốc 1:2. Còn đối với nhà đầu tư với mức chấp nhận rủi ro cao hơn, có thể chấp nhận mức D/E ở mức 1:1,5, 1:1 hoặc tỷ lệ nợ cao hơn. Tuy nhiên, ở mức chấp nhận rủi ro nào, nhà đầu tư cũng cần xem xét kĩ tình trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng trả nợ trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

2. Các chỉ số xem xét khả năng trả nợ

2.1 Khả năng trả lãi vay

Tỷ số lớn hơn 1 cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay, tỷ số càng lớn càng cho thấy tiềm lực tài chính mạnh.

2.2 Khả năng trả gốc vay

A > 1: Khả năng thanh toán tốt, A < 1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu giảm dần và mất dần.

B = 2 là hợp lý nhất, doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn, đồng thời duy trì trì khả năng kinh doanh.

Có thể thấy đòn bẩy tài chính là một công cụ đắc lực của doanh nghiệp trong việc cân đối dòng tiền và khuếch đại lợi nhuận. Tuy nhiên, cần xem xét kĩ các rủi ro đi kèm và khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

3. Ví dụ cụ thể về đòn bầy tài chính trong doanh nghiệp

Quay trở lại câu chuyện VIC và HPG. Thực tế đây là hai cổ phiếu của hai doanh nghiệp nổi tiếng Việt Nam.Rõ ràng, chỉ số tài chính cho thấy VIC đang vay khá nhiều, thậm chí nợ dài hạn/tổng vốn gấp đôi so với HPG. Nếu theo lý thuyết, chúng ta sẽ buộc phải tránh xa một doanh nghiệp vay nợ nhiều như VIC.

Nhưng thực tế, hai doanh nghiệp này nằm tại hai nhóm ngành khác nhau. Nếu nhìn với góc độ tăng trưởng, thì VIC có hệ số rủi ro cao, nhưng tiềm năng tăng trưởng lại khá lớn với lĩnh vực đầu tư và tận dụng được đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, HPG là một doanh nghiệp sản xuất, chỉ khi nào cần vốn họ mới thật sự phải đi vay. Cụ thể, VIC có đòn bẩy tài chính đạt 0,71, cao hơn so với HPG, đòn bẩy chỉ đạt 0,53.

Nhưng chỉ số D/E của VIC vẫn trong khả năng kiểm soát 0,71:1 và hệ số thanh toán hiện hành của VIC xấp xỉ 1. Điều này cho thấy VIC vẫn duy trì được khả năng trả nợ. Với HPG, rủi ro tài chính ở mức thấp hơn biểu thị qua tỷ lệ đòn bẩy thấp D/E = 0,53:1, các chỉ số về khả năng thanh toán duy trì ở mức cao cho thấy tiềm lực tài chính rất mạnh.

Tổng kết:

Do vậy, góc nhìn với nợ vay chưa hẳn là quá tiêu cực, mà sẽ liên quan đến câu chuyện kỳ vọng vào điều gì từ món tiền vay này.

Tóm lại, tỷ lệ đòn bẩy tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và quan điểm quản trị rủi ro của ban lãnh đạo. Với doanh nghiệp trong lĩnh vực bất sản có nhiều dự án với giá trị lớn, hệ số đòn bẩy thường lớn hơn các doanh nghiệp sản xuất.

Nguồn: Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán toàn tập

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề