fbpx

Dòng giá trị (value line): Đa dạng hóa kĩ năng để cuộc sống tốt đẹp hơn

Bố tôi là một kiểu người đàn ông “nghề gì cũng biết”. Ông ấy là một người làm vườn thực thụ. Ông ấy là một ngư dân chuyên nghiệp về đánh bắt cá quy mô nhỏ, có thể bắt cả trăm cân cá trong một ngày. Ông ấy giữ một chân kĩ thuật ở một nhà máy liên quan đến hoạt động máy tính và chẩn đoán các vấn đề đối với một máy phân loại (loại máy có thể kéo các bộ phận ra khỏi thùng dự trữ và đưa chúng lên băng chuyền đến các phần khác của nhà máy), giữa những nhiệm vụ khác. Ông có thể sửa chữa rất nhiều thứ khác nhau.

Một số người bạn và họ hàng của ông thì sở hữu những kĩ năng đó với mức độ chuyên môn cao hơn. Ông có những người bạn là thợ mộc, thợ sửa ống nước, thợ điện gia dụng và nhiều công việc khác. Ông có những người bạn có thể săn bắn và tìm được thực phẩm và tìm thấy nhiều loại kho báu có giá trị chỉ có trong tự nhiên. Họ hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ và dường như luôn luôn đan xen những thứ khác biệt.

Có điều tôi thường không tìm thấy trong cuộc sống của mình những thứ như bạn bè của ông từng làm trong cuộc sống của họ. Một vài người trong số họ là nông dân, tôi cho là thế, và một vài người đã làm việc chung nhà máy với bố tôi. Những người khác thì sao? Cho đến hôm nay, tôi vẫn không chắc họ đã làm những gì để kiếm sống. Họ dường như luôn làm việc với những dự án tương tự, những việc đó khiến họ hạnh phúc, và dường như họ có thể nuôi sống bản thân qua những công việc đó.

Khi tôi lớn lên thêm một chút, tôi xem việc học đại học và xây dựng sự nghiệp là điều cần thiết. Tôi có xu hướng xem cha tôi và đặc biệt là những người bạn của ông ấy như những người kì quặc trong hướng tiếp cận nghề nghiệp của họ. Họ hoàn toàn không gắn trên mình công việc theo bất kì hình thức rõ ràng nào mà tôi có thể nhìn thấy. Họ chỉ làm… những thứ… dường như chỉ để kiếm đủ tiền sinh sống. Vì thế, tôi đã đi học đại học. Tôi xây dựng sự nghiệp. Và, trước khi quá lâu, tôi nhìn mình hỏi tôi đang làm quái gì đây?

Tôi xây dựng một doanh nghiệp phụ. Cuối cùng, tôi từ bỏ công việc chính và bắt đầu tập trung vào việc doanh nghiệp kia. Tôi đã xây dựng thêm một vài doanh nghiệp nữa với các dòng thu nhập khác nhau.

Hôm nay, tôi trải qua một ngày của mình như thế nào? Tôi làm việc cho một số dự án, những công việc đó khiến tôi hạnh phúc, và tôi có thể nuôi sống bản thân từ chúng.

Vậy, chuyện gì đã xảy ra? Điều gì đã gây ra sự chuyển đổi đó? Tôi thừa nhận rất nhiều sự chuyển đổi sang thứ mà tôi gọi là dòng giá trị (value line).

Tóm lược về Dòng giá trị

Đối với mỗi kĩ năng mà bạn có thể rèn dũa được trong cuộc sống, sẽ có một mức độ kĩ năng mà tại đó mọi người sẽ trả tiền cho bạn để bạn thực hiện. Dưới mức đó thì sẽ có một mức kĩ năng mà bạn phải bỏ tiền ra để những người khác thực hiện chúng. Ở lằn ranh sự phân chia này xảy ra, tôi gọi là “dòng giá trị.” (Cũng cần lưu ý rằng bên cạnh dòng giá trị đó là một vùng màu xám của “tự làm lấy”).

Hãy để tôi đưa cho bạn một ví dụ: sửa ống nước. Một thợ sửa ống nước có kinh nghiệm là người có thể xử lí cơ bản bất kì vấn đề về hệ thống ống nước gia đình mà không gặp bất kì vấn đề nào. Nước tràn ngập tầng hầm? Một thợ sửa ống nước có thể tìm ra vấn đề đó và sửa chữa nó. Rõ ràng, một thợ sửa ống nước có kinh nghiệm có thể xử lý những vấn đề về hệ thống ống nước tại nhà của họ.

Mặt khác, một người biết ít về hệ thống ống nước sẽ thường thấy một vấn đề về hệ thống ống nước và chỉ cần gọi một trong số những thợ sửa ống nước có kinh nghiệm đó để giải quyết vấn đề. Người này nằm dưới dòng giá trị khi nói đến hệ thống ống nước, trong khi thợ sửa ống nước có kinh nghiệm lại vượt trên dòng giá trị khi nói đến vấn đề đó. Thợ sửa ống nước có kinh nghiệm kiếm tiền từ các vấn đề về hệ thống ống nước, một người không có kĩ năng về nó sẽ tiêu tiền vì các vấn đề liên quan đến ống nước.

Bạn có thể làm một ví dụ tương tự từ hầu hết mọi thứ trong cuộc sống. Một số người làm các video phổ biến trên Youtube, trong khi một số khác thì xem chúng. Một vài người nấu các món ăn mà người khác sẵn sàng chi trả cho nó, trong khi những người khác lại ăn ở nhà hàng. Một vài người tự thay dầu ô tô của mình và cho những người khác, trong khi những người khác lái xe xuống Jiffy Lube. Một vài người bắt hàng trăm cân cá, trong khi những người khác mua chúng ở cửa hàng tạp hóa hay chợ cá.

Mọi người kiếm tiền trong trường hợp họ ở trên dòng giá trị. Người tiêu tiền nằm dưới dòng giá trị.

Nghề nghiệp và Dòng giá trị

Vì vậy, làm thế nào nghề nghiệp lại liên quan đến ý tưởng này? Một nghề chỉ đơn giản là một lĩnh vực mà bạn đã học hỏi cẩn thận để có được 1 kĩ năng hoặc một bộ kĩ năng nhỏ để có thể vượt xa dòng giá trị, vì thế mọi người sẽ trả tiền cho kĩ năng đó của bạn.

Ví dụ, công việc của tôi liên quan đến phân tích dữ liệu nghiên cứu trên máy tính. Công việc này yêu cầu tôi phải có một số kĩ năng rất sắc bén – một số chương trình máy tính, khả năng hiểu được thông tin dữ liệu, và một vài thứ khác. Trong những lĩnh vực kĩ năng đó, tôi vượt xa dòng giá trị, và vì thế tôi có thể trở thành một ứng viên tiềm năng đối với công việc sử dụng những kĩ năng đó.

Mặc dù như vậy, nhưng có một vấn đề. Trên con đường sự nghiệp, bạn không phải vượt quá xa dòng giá trị đó để tạo thu nhập kha khá, và chỉ có một vài người vượt trên dòng giá trị đó và kiếm được rất nhiều tiền.

Thực tế là tôi thậm chí vượt quá dòng giá trị trong tất cả các kĩ năng đó cùng một lúc làm tôi trở nên có giá trị trong mắt những người đã thuê tôi. Tôi đã (và vẫn) ở vị trí xa so với những lập trình viên máy tính giỏi nhất trên thế giới. Tôi đã (và vẫn) ở vị trí xa so với một chuyên gia thực sự trong các lĩnh vực nghiên cứu mà tôi đã được yêu cầu tìm hiểu. Tôi biết đủ dể hiểu những tập dữ liệu lớn đó có ý nghĩa gì, cách tổ chức chúng, và cách giúp những người khác sử dụng bộ dữ liệu lớn đó để trả lời những câu hỏi mà họ có thể trả lời theo trực quan của họ.

Tôi đã có một vài kĩ năng đã được mài giũa – nhưng không phải là đẳng cấp thế giới – nhưng những kĩ năng đó đủ để làm nền tảng cho sự nghiệp.

Điều này đúng đối với hầu hết mỗi con đường sự nghiệp ở ngoài kia. Hầu như mọi con đường sự nghiệp đều được tạo thành từ một số kĩ năng tương tự mà một con người đã từng trau dồi nó. Họ nổi bật trong nhóm công việc đó bằng cách luyện tập những kĩ năng đó thậm chí còn hơn thế nữa.

Bây giờ, trong lĩnh vực công việc đó, mài giũa những kĩ năng chính ngày càng nhiều là một chiến lược sáng suốt. Bạn lấy được càng nhiều bằng cấp thì càng tốt. Bạn hoàn thành càng nhiều dự án càng tốt. Bạn liệt kê càng nhiều kĩ năng chuyên môn về nghề nghiệp trong hồ sơ của bạn càng tốt.

Sự đa dạng các kĩ năng

Tuy nhiên, đối với mỗi lĩnh vực khác nhau trên thế giới, đó phải không phải lúc nào cũng là một chiến lược hay. Ví dụ, một công ty xây dựng có lẽ sẽ không thuê 1 nhà phân tích hệ thống. Một công ty sản xuất sẽ không quan tâm đến kĩ năng của bạn nếu chúng không liên quan đến việc sản xuất.

Yếu tố này, cùng với ý tưởng rằng bạn không cần vượt quá xa dòng giá trị để kiếm tiền trong một lĩnh vực, chỉ ra một chiến lược hoàn toàn khác để kiếm thu nhập cho cuộc sống của bạn. Thay vì đặt tất cả trứng trong cùng một giỏ công việc, hãy học thật nhiều kĩ năng khác mà bạn có thể kiếm được tiền cho cuộc sống của bạn trong nhiều tình huống khác nhau.

Bạn không còn bị ràng buộc chặt chẽ với cùng công việc bởi vì bạn có một bộ kĩ năng lớn có thể giúp bạn kiếm được việc làm trong một số lĩnh vực. Bạn có vô số cơ hội để bắt đầu một buổi biểu diễn phụ hoặc làm một công việc tự do để kiếm thêm thu nhập.

Bạn cũng được chuẩn bị để chuyển sang một công việc hoàn toàn khác biệt nếu muốn đổi gió.

Không chỉ vậy, bạn trở thành một khối tài sản lớn hơn trong con đường sự nghiệp hiện tại của bạn, đặc biệt nếu những kĩ năng của bạn là sử dụng thứ cấp trong con đường đó. Hầu như mọi công việc đều có thể cần những người có kĩ năng nói trước đám đông, diễn thuyết, và quản lí dự án và tổ chức. Nhiều kĩ năng nữa hoạt động lặp đi lặp lại trong nhiều công việc, làm cho người sở hữu chúng có giá trị hơn đối với nhà tuyển dụng và đó chỉ là tính cạnh tranh họ có thêm trên con đường sự nghiệp của họ.

Bạn có càng nhiều kĩ năng ở trên dòng giá trị càng tốt.

Năm chiến lược

Làm thế nào bạn có thể sử dụng những kiến thức này? Làm thế nào bạn có thể xây dựng các kĩ năng đó một cách hiệu quả để ở trên dòng giá trị trong khi vẫn làm công việc hiện tại của bạn và tận hưởng cuộc sống? Dưới đây là 5 chiến lược tôi sử dụng để xây dựng các kĩ năng dòng giá trị trong cuộc sống bận rộn của mình.

Chiến lược 1: Dành thời gian mỗi ngày để học một thứ gì đó.

Mỗi một ngày, bạn nên dành một ít thời gian để học một vài thứ quan trọng để xây dựng 1 kĩ năng thực sự mà bạn muốn học. Một ngày đẹp trời là ngày mà bạn biết điều đó khi bạn đi ngủ, điều mà bạn đã không biết lúc bạn thức dậy.

Tất nhiên, để điều này có ý nghĩa, bạn phải xác định ít nhất một kĩ năng mà bạn đang tích cực cố gắng xây dựng (bạn có thể cố gắng xây một số kĩ năng cùng 1 lúc). Bằng cách đó, bất kể bạn chọn học nó trong ngày nào, nó cũng phù hợp với kĩ năng đó.

Có lẽ bạn có thể học kiến thức đó bằng cách đọc 1 chương sách hoặc xem 1 video trên Youtube hoặc xem 1 trang web hay thậm chí sử dụng một ứng dụng như Duolingo. Điều quan trọng là bạn thu nhặt một lượng vừa đủ để bạn cảm thấy bạn đang thật sự có được kiến thức thực tế mà bạn chưa hề có vào ngày hôm trước.

Để tôi cho bạn một vài ví dụ về ý của tôi.

Ví dụ, tôi đang cố gắng học tiếng Tây Ban Nha, đây là một ví dụ hoàn hảo về loại kĩ năng mà bạn có thể muốn học. Nói chuyện bằng một ngôn ngữ là một ví dụ tuyệt vời về loại kĩ năng “vượt trên dòng giá trị”.

Để học một ngôn ngữ, tôi không thể khuyên rằng ứng dụng Duolingo đủ mạnh, vì nó phá vỡ việc học ngôn ngữ  thành nhiều bài học thách thức bạn về cả đọc, viết, nói, và kết hợp các từ với hình ảnh để bạn có thể học ngôn ngữ theo nhiều hướng. Đối với tôi, nắm bắt một ý tưởng mới hoặc một bộ ý tưởng sẽ được thực hiện bằng cách học một nhóm bài học trong khoảng nửa giờ hoặc lâu hơn.

Một ví dụ khác có thể đến từ việc học chơi guitar. Có nhiều series video hay trên Youtube có thể dạy bạn cách chơi guitar, hoặc bạn có thể trả tiền cho các bài học trực tiếp hoặc qua Skype. Đối với tôi, việc hoàn thành một bài học đầy đủ và thực hiện hết những bài tập để thêm một điều gì đó mới cho những gì tôi đã học được và củng cố những bài học cũ là chìa khóa.

Chiến lược 2: Dành thời gian mỗi ngày sử dụng những gì bạn học được.

Mặc dù vậy, chỉ học những điều mới thôi thì không đủ. Bạn cần liên tục áp dụng những điều bạn đã học trong vào đời thực (hoặc ở đâu tương tự thế). Đó là khả năng áp dụng những gì bạn biết vào những thứ mà người khác sẽ thấy hữu ích để xây dựng một kĩ năng “vượt trên dòng giá trị” thực sự.

Ví dụ, khi tôi đã hoàn thành 1 bài học tiếng Tây Ban Nha, sau đó tôi có thể cố gắng đọc và dịch một tài liệu tiếng Tây Ban Nha để kiểm tra kĩ năng của mình. Tôi thực sự có thể sử dụng những kĩ năng mới trong bối cảnh thực hiện một phần dịch đơn giản? Với bài học chơi guitar, tôi có thể cố gắng chơi một bài hát bằng cách sử dụng kĩ thuật hợp âm hoặc kĩ thuật sử dụng các ngón tay mà tôi đã học hôm nay, thực hành thông qua bài hát đó một vài lần cho đến khi vượt qua được.

Toàn bộ chiến lược này hoạt động cho hầu hết các kĩ năng bạn có thể đang cố gắng để nắm lấy. Học một điều mới về kĩ năng đó mỗi ngày, nhưng sau đó phải áp dụng những điều mới mà bạn đã học cùng với những gì bạn đã học trước đó để luyện tập nó.

Chiến lược 3: Tập trung vào việc sẽ phục vụ cho dự án

Đầu tiên, áp dụng những gì bạn đã học được sẽ đi từ những điều thực sự đơn giản. Rất khó để thực hiện những bước đầu tiên về việc học những kĩ năng trong phạm vi rộng hơn.

Tuy nhiên, ngay khi có thể, bạn nên bắt đầu áp dụng những điều bạn đã học được với dự án lớn hơn.

Ví dụ, thay vì chỉ làm việc với đoạn ngắn mở đầu của 1 bài hát khi chơi guitar, hãy bắt đầu tập trung vào việc làm chủ toàn bộ bài hát ngay khi có thể. Thay vì chỉ làm việc để nắm vững một vài từ ngẫu nhiên trong một ngôn ngữ, hãy làm việc để dịch một cái gì đó từ ngôn ngữ đó sang ngôn ngữ của chính bạn, hoặc ngược lại. Thay vì chỉ viết một chương trình máy tính “Xin chào thế giới!”, hãy viết một phần mềm hữu ích cho bạn.

Có 2 lí do cho việc này. Đầu tiên, có một cái gì đó để làm việc hướng tới việc “áp dụng” (chiến lược 2) rõ ràng hơn nhiều. Thứ hai, nếu bạn đang làm việc cho 1 dự án, bạn dự định sẽ tạo ra một cái gì đó thực sự hấp dẫn và thú vị cho đến cuối cùng. Bạn đang thực hiện các bước hướng tới đó mỗi khi bạn làm việc đó.

Chiến lược 4: Hoàn thành, hoàn thành, và hoàn thành.

Cho dù bạn chọn xây dựng những kĩ năng nào và dù bạn quyết định thực hiện dự án nào, đừng bỏ chúng trong một đống chưa hoàn thành và hãy tiếp tục. Nếu bạn chọn thực hiện một dự án, hãy hoàn thành dự án đó.

Tại sao ư? Có 2 lí do khiến mọi người bỏ rơi dự án.

Một là dự án khó khăn hơn họ nghĩ. Đó là một lí do hoàn hảo để tiếp tục thúc đẩy bạn tiến lên, vì nó mang lại cho bạn một sự thách đấu để làm việc, nhờ đó có thể nâng cao kĩ năng của bạn.

Một điều khác là họ cảm thấy kĩ năng và thời gian của họ được sử dụng tốt hơn ở nơi khác. Trong trường hợp đó, gắn bó với dự án và kiên trì theo nó trong suốt quá trình, đó là một trong những kĩ năng cá nhân mạnh mẽ nhất mà một người có thể có. Có thể gắn bó với một cái gì đó và thực hiện nó đến cuối cùng là một kĩ năng vô giá.

Không chỉ vậy, đó là những dự án đã hoàn thành mà bạn thực sự muốn đánh bóng nó lên và chia sẻ với người khác.

Chiến lược 5: Bán và chia sẻ những gì bạn tạo ra.

Đây không phải là ý tưởng hay cho sản phẩm đầu tiên (hay thứ hai) mà bạn tạo ra với những kĩ năng vừa chớm nở, nhưng bạn nên chuyển sang dạng chia sẻ và bán những gì bạn sản xuất ra càng nhanh càng tốt.

Giả sử bạn đã quyết định làm những video cung cấp thông tin về một chủ đề cụ thể mà bạn quan tâm. Điều này cho phép bạn học những kĩ năng sản xuất video cũng như tìm hiểu sâu hơn về chủ đề bạn hứng thú. Thay vì chỉ đơn giản tạo những video và hi vọng ai đó mua chúng, hãy đưa chúng lên Youtube ngay khi bạn có một video mà nó không hoàn toàn là một thảm họa. Nó thậm chí không cần phải hoàn hảo trong mắt bạn, miễn là nó truyền tải được thông điệp.

Đừng ngại chia sẻ những kĩ năng bạn có trước khi chúng trở nên thành thục, bởi vì đối với một người tự phê bình bản thân, những kĩ năng họ có được không bao giờ sắc bén. Tôi vẫn không nghĩ rằng tôi là một nhà văn viết tốt (tôi nghĩ tài năng mà tôi có là viết ổn trong một khối lượng lớn), nhưng tôi đã quyết định chỉ cần bắt đầu đặt nó ở đó theo một vài cách với một vài quảng cáo đính kèm để kiếm một vài đô la.

Bắt đầu cung cấp những kĩ năng và sản phẩm thuộc kĩ năng của bạn càng sớm càng tốt. Bạn sẽ rất vui vì bạn đã làm nó.

Phạm vi thỏa hiệp – Tự làm nó

Nếu phản ứng của bạn đối với điều này là nó có vẻ tốt, nhưng nó là một bước nhảy vọt không an toàn, tôi hoàn toàn đồng ý. Đây không phải là bước nhảy vọt an toàn.

Thay vào đó, giá trị nó mang lại cho bạn là bạn không còn phải thuê những người có tay nghề chăm sóc những điều bình thường trong cuộc sống của bạn – hoặc ít nhất là gần như không thường xuyên.

Nếu bạn làm việc để xây dựng những kĩ năng liên quan đến hệ thống ống nước, bạn có thể sửa chữa những trường hợp khẩn cấp về hệ thống ống nước tại nhà của mình. Bạn có thể làm những việc như thay vòi nước hay sửa bể sục rò rỉ.

Nếu bạn làm việc để xây dựng các kĩ năng liên quan đến điện, bạn có thể làm những việc như lắp đặt ổ cắm điện hoặc lắp quạt trần mà không đổ mồ hôi xíu nào.

Nếu bạn làm việc trong việc xây dựng những kĩ năng nấu nước, việc đi ăn ở ngoài sẽ trở thành một lựa chọn ít thú vị hơn trong hầu hết mọi lúc. Tin tôi đi – Tôi muốn làm những món ăn cho bản thân mình ở nhà hơn là đi ăn ở ngoài bởi vì các món ăn ở nhà ngon hơn.

Không chỉ vậy, với sự đa dạng kĩ năng, bạn sẽ thường tình cờ gặp những cơ hội sử dụng chúng để kiếm được vài đô la. Ai đó có thể trả bạn 40$ để sửa nhà vệ sinh của họ hay để kiểm tra chiếc ô tô của họ. Bạn có thể viết một quyển sách vào thời gian rảnh và kiếm 20$ mỗi tháng với một cuốn sách hoàn chỉnh được đặt trên cửa hiệu Kindle. Đây không phải là những thứ thay đổi cuộc sống, nhưng chúng thực sự có thể tạo ra sự khác biệt.

Những suy nghĩ cuối cùng

Nếu có một thông điệp bạn nên học từ bài viết này, đó là: Bạn có thể tạo ra rất nhiều sự ổn định về tài chính và nhiều cơ hội tài chính trong cuộc sống của bạn bằng cách phát triển đa dạng các kĩ năng trong thời gian rảnh rỗi.

Có rất nhiều kĩ năng sẽ mở rộng tầm nhìn của bạn về những điều bạn có thể làm để kiếm thêm thu nhập. Nó cũng có thể giúp bạn tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày. Những kĩ năng ấy sẽ mở ra những cánh cửa đối với ngành kinh doanh phụ, như tôi đã học được trong cuộc sống của mình, đôi khi chúng có thể tăng trưởng nhiều hơn so với mong đợi của bạn.

Bất cứ khi nào bạn cảm thấy chán hay có một chút thời gian rảnh, hãy dành thời gian để học một kĩ năng mới hoặc mài giũa một kĩ năng đang có. Đọc về nó hoặc xem video, sau đó dành thêm thời gian để kiểm tra những kĩ năng đó bằng cách giải quyết những vấn đề thực tế với kĩ năng đó. Bạn không chỉ xây dựng 1 kĩ năng, mà bạn còn tạo ra cái gì đó hữu ích cho mình sau này, và bạn càng trau dồi nhiều kĩ năng, bạn nhận lại được kết quả tốt hơn nhiều.

Ngay sau đó, bạn có thể thấy mình dành cả ngày làm việc trong các dự án kiểu này hay kiểu khác, thường là những thứ làm bạn cảm thấy hạnh phúc, và bạn sẽ có thể nuôi sống mình trong một đoạn đường dài. Nguồn gốc của tất cả những điều này là từ việc chúng ta có một bộ kĩ năng lành mạnh vượt trên dòng giá trị.

Chúc bạn may mắn trong quá trình vượt quá “dòng giá trị” nhiều lần nhất có thể.

Nhatkyhoctap, The Simple Dollar

Các viết cùng chủ đề