fbpx

Đừng xem nghề đầu tư chứng khoán là một cuộc chơi

Đầu tư chứng khoán không phải là một cuộc chơi, sàn chứng khoán không phải là sòng bạc. Đã bỏ tiền ra đầu tư cái gì, bạn phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Tôi luôn ghi nhớ bài học này cho đến tận ngày hôm nay.

Tôi đến với chứng khoán với kỳ vọng làm giàu mãnh liệt từ bản thân và từ sự ngưỡng mộ một người bạn học thời đại học. Chúng tôi học chung lớp IT ở Đại học Bách Khoa và khi ra trường, mỗi người đều có một công việc với mức lương khá tốt. Tuy nhiên, người bạn của tôi đã bỏ việc làm hiện tại và chuyển sang đầu tư chứng khoán.

dung-xem-nghe-dau-tu-chung-khoan-la-mot-cuoc-choi-happy-live-1

Tôi không biết bạn mình giàu đến mức nào, chỉ biết rằng sau khi bỏ công việc với mức lương nghìn USD khoảng hai năm, bạn đã sở hữu một chiếc xe ô tô đắt tiền mang thương hiệu Mercedes, một căn chung cư ở khu Mỹ Đình và nghe đâu có cả tiền tỷ trong tài khoản chứng khoán.

Một lần, chúng tôi ngồi cà phê. Bạn gợi ý muốn giúp tôi bắt đầu bước vào nghề đầu tư chứng khoán với niềm tin chắc chắn rằng sẽ thu về gấp đôi, gấp ba lần số vốn ban đầu đã bỏ ra. Bạn nói: “Vốn chỉ cần khoảng 50 triệu đồng, tôi vào con nào bạn theo con đó, yên tâm sau khoảng một năm, số tiền có thể lên đến 100 triệu đồng”.

Nghe có vẻ hấp dẫn, lại thấy người thật, việc thật nên tôi đã chấp nhận dùng tiền tiết kiệm để đầu tư chứng khoán. Từ năm 2016, một nhân viên văn phòng chưa hiểu gì về thị trường, tôi đã chân ướt chân ráo bước vào thị trường chứng khoán với niềm tin làm giàu nhanh chóng.

Ngày nào cũng vậy, tôi mang laptop đến công ty và chăm chăm nhìn vào bảng giá điện tử. Sau gần một năm đầu tư, thua lỗ thì nhiều mà lãi chẳng được bao nhiêu, tôi giật mình nhận ra mình đã sụt giảm 40% tài khoản. Với gia đình tôi lúc đó, 20 triệu là một khoản tiền rất lớn. So với vốn gốc ban đầu, tôi lỗ 40% tài khoản nhưng tính đến chi phí cơ hội (đầu tư vàng, lãi suất tiết kiệm) thì còn thua lỗ nhiều hơn.

Chán nản và mệt mỏi, tôi nhận được một lời khuyên từ sếp: “Em còn trẻ, nên đầu tư thời gian vào việc học tập và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn”. Thế là tôi đã rút toàn bộ số tiền còn lại để học CFA. Với nỗ lực của mình, tôi đã thi đỗ kỳ thi CFA level 1.

Khi học CFA, tôi mới biết rằng đầu tư chứng khoán không chỉ là nhìn vào bảng điện tử mà còn là những phân tích chuyên sâu về doanh nghiệp: từ báo cáo tài chính, hiệu quả kinh doanh đến các dự án triển khai. Không chỉ có phân tích kỹ thuật, bạn còn phải chắc về phân tích cơ bản và các mô hình định giá.

Trong quá trình học hỏi và tìm hiểu, tôi đã tiếp cận đến nhiều cuốn sách quý giá, mỗi cuốn sách đều mang đến những bài học và kinh nghiệm quý báu:

  • Làm Giàu Từ Chứng Khoán của William J. O’Neil giúp tôi hiểu rõ về phân tích cơ bản và kỹ thuật, một nền tảng không thể thiếu để đánh giá và lựa chọn cổ phiếu.
  • Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho của Mohnish Pabrai cung cấp những chiến lược đầu tư khôn ngoan và cách quản lý rủi ro hiệu quả.
  • Ngày Đòi Nợ của Phil Town chia sẻ những phương pháp đầu tư hiệu quả dựa trên việc nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng các doanh nghiệp.
  • Nến Nhật của Steve Nison giúp tôi hiểu sâu hơn về mô hình nến Nhật và ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư.

Tôi quen biết thêm nhiều anh chị làm việc ở các công ty quản lý quỹ và hiểu rằng nhà đầu tư tổ chức đầu tư kỷ luật như thế nào. Tôi cũng nhận ra rằng những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán không phải là những người suốt ngày ngồi bám sàn mà là những người khởi sự doanh nghiệp, làm chủ hoạt động kinh doanh, sở hữu cổ phiếu và thu được lợi nhuận lớn khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nhận ra những yếu kém của mình, tôi thấy “ngu phí” mà mình phải trả là xứng đáng. Bây giờ, tôi không còn đầu tư chứng khoán theo phong trào nữa mà khi mua cổ phiếu nào, tôi sẽ tự mình tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng.

Với kinh nghiệm của mình, tôi khuyên các bạn trẻ, hãy đầu tư vào việc học tập cho bản thân. Đây là khoản đầu tư khôn ngoan nhất, mang lại lợi ích suốt đời. Nếu đầu tư chứng khoán, hãy tìm hiểu về doanh nghiệp, học từ những bước cơ bản như đọc và phân tích báo cáo tài chính, tìm hiểu sâu về doanh nghiệp mình dự định đầu tư. Đừng bao giờ nghe theo lời người môi giới, người quen mách bảo. Khi nắm giữ chứng khoán, không chỉ biết cắt lỗ mà còn phải biết cắt cả lãi.

Khi đi làm, hãy cố gắng tìm kiếm nguồn thu nhập thứ hai và phân bổ khôn ngoan các khoản tiền dôi dư vào các tài sản sinh lời tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người.

Happy Live team sưu tầm/kinhtechungkhoan

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách được chọn lọc tinh gọn dành riêng cho những F0 “chập chững”

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách được chọn lọc tinh gọn dành riêng cho những F0 “chập chững”

gia nhập phương pháp đầu tư Kungfu Chứng Khoán

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề