fbpx

Edward Thorp đóng phí cho “khóa học sai lầm trong đầu tư”

Khi bắt đầu ở lĩnh vực tài chính và thực tập đầu tư, Edward Thorp đã mắc rất nhiều sai lầm, một trong số đó là niềm tin vào dự đoán thị trường bạc tăng giá.

Đầu những năm 1960, nhu cầu về bạc vượt quá cung và tôi dự đoán giá cả sẽ tăng mạnh. Giá trị của bạc nung chảy (nếu ta mua các đồng tiền xu của Mỹ bằng bạc rồi nung chảy thì giá trị của chúng còn lớn hơn mệnh giá của các đồng tiền làm ra các đồng bạc ấy) từ những đồng xu được dự kiến sẽ vượt mệnh giá của chúng vì ngoài trả chi phí còn thu về một khoản lợi nhuận. Bill Rickenbacker, người hỗ trợ cho chuyến đi blackjack của tôi với Mickey MacDougall và Russell Barnhart, đã thu mua những đồng xu bạc và dự trữ chúng trong một căn hầm trong khi chờ thời cơ đến.

Sự tăng giá tiếp theo của bạc sẽ chậm lại đôi chút nhờ nguồn cung mới từ những đồng xu nung chảy. Ngoài ra, khoảng năm tỷ ounce (hơn 140 tấn) bạc có thể nung chảy từ nguồn trang sức khổng lồ tại Ấn Độ. Một khi nhu cầu thu hút những nguồn cung mới này, giá cả thậm chí sẽ tăng đột ngột. Khi giá bạc thực sự vượt ngưỡng 1,29 đô la/ounce, những đồng xu Mỹ chứa 90% trữ lượng bạc, nhờ vào bản thân chất kim loại cấu thành sẽ vượt lên trên giá trị của đồng tiền pháp định. Tiền xu bị hớt váng khỏi lưu thông và nung chảy để lọc bạc nguyên chất. Sau khi chính phủ Hoa Kỳ đã ngăn cấm điều này, các đồng xu từ nơi tích trữ được giao dịch trong những chiếc túi 60 pound thông qua các công ty chứng khoán.

Đặt niềm tin sắt đá vào phân tích cung và cầu kinh tế này, tôi mở một tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ để mua bạc, với sự giúp đỡ và khuyến khích của các nhà xúc tiến địa phương, người nhận được một khoản hoa hồng cho sự dàn xếp. Họ đề nghị đặt cọc 33,33% hợp đồng. Điều đó có nghĩa là với mỗi lượng đồng xu bạc tôi mua vào trị giá một đô la, tôi chỉ phải kí quỹ 33,33 xu trong tài khoản của mình. Các nhà xúc tiến sắp xếp một ngân hàng Thụy Sĩ thân thiện cho tôi vay phần còn lại. Dĩ nhiên, khi tôi mượn tiền để mua gấp ba lần lượng xu bạc so với khi chỉ dùng khoản tiền mặt mà mình có, ngân hàng nhận gấp ba lần tiền hoa hồng. Họ rất vui khi nhận lãi từ khoản vay và tính phí lưu kho (cho những đồng xu bạc) hàng tháng.

Bạc đã tăng giá như dự đoán của tôi và các người môi giới đã đề nghị sử dụng lợi nhuận kết hợp đòn bẩy là khoản vay ngân hàng để mua thêm bạc. Khi giá bạc đạt 2,40 đô la một ounce thì tài khoản của tôi đã chứa nhiều kim loại hơn so với lúc bắt đầu, và tôi đã thu về một lợi nhuận lớn trên toàn bộ số hàng của mình. Tuy nhiên, khi tôi tái đầu tư lợi nhuận tiếp tục vào thương vụ này, 1,60 đô la trong 2,40 đô la mỗi ounce là khoản nợ của tôi vay từ ngân hàng (vì ký quỹ 33,33% theo đó 2,4 đô la bao gồm 1,6 đô la vay từ ngân hàng và 0,8 đô la của lợi nhuận tái đầu tư – chú thích của người dịch). Điều này giống như mua một căn nhà với 1/3 số tiền mặt. Sau đó, giá bạc giảm xuống. Khi điều này xảy ra một số người bán nhằm tranh thủ giữ được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Điều này nhấn chìm giá ngày một sâu cho đến khi những người khác, họ vay nợ thậm chí còn khủng khiếp hơn tôi nhiều, họ bị các chủ nợ của mình bán hết sạch vì tài khoản của họ đang trong trạng thái có nguy cơ bị thua lỗ lớn – có nghĩa chúng sẽ không đủ thanh toán khoản vay. Những thương vụ tháo bán này ngày càng đẩy giá xuống mạnh, tạo làn sóng bán ra từ số người đi vay còn lại, khiến giá bạc giảm trầm trọng xuống thấp hơn giá 1,60 đô la chút đỉnh, tuy vậy điều này đã đủ thổi bay túi tiền của tôi rồi, sau đó giá của đồng bạc phục hồi theo chiều hướng đi lên.

Tôi rút ra được bài học từ sự vụ này rằng mặc dù tôi đúng trong phân tích kinh tế của mình, tôi đã không đánh giá hợp lý rủi ro do lạm dụng đòn bẩy. Với vài nghìn đô la “học phí” lần này do quản lý rủi ro bất hợp lý, đã khắc sâu khiến tôi luôn chú trọng tới quản lý rủi ro suốt cuộc đời mình trong hơn 50 năm sau đó. Vào năm 2008 gần như toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp tài chính thế giới không hiểu bài học này và bản thân họ sử dụng đòn bẩy quá liều.

Nguồn: Sách Người đàn ông đánh bại mọi thị trường

============

>> Hãy trao gửi những tâm sự về trải nghiệm đầu tư của bạn với Happy Live để được lắng nghe và chia sẻ tại đây: https://bit.ly/tam-su-dau-tu-happylive

Có thể bạn quan tâm

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường – Edward Thorp

Từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề