fbpx

Học đầu tư từ tỷ phú tuổi 64 nhờ phân bổ vốn hợp lý và quản trị rủi ro chặt chẽ

Học đầu tư từ tỷ phú tuổi 64 nhờ phân bổ vốn hợp lý và quản trị rủi ro chặt chẽ. Sự thông minh mà bạn có được nếu không rèn luyện học hỏi mà đem nó đi chiến đấu với thị trường ngay tức khắc vốn là một điều vô cùng sai lầm…

Stephen Frank Mandel Jr ( sinh ngày 12 tháng 3 năm 1956) là một tỷ phú, nhà quản lý quỹ đầu cơ và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông là người sáng lập Lone Pine Capital vào năm 1997 sau một thời gian dài làm giám đốc điều hành tại Tiger Management .

Theo Tạp chí Forbes , tài sản ước tính của ông khoảng 2,6 tỷ đô la tính đến tháng 10 năm 2018. Ông là người giàu thứ 316 tại Hoa Kỳ.

Nhắc về tuổi thơ, ông vốn sinh ra trong một gia đình thuần tuý người Mỹ tại thị trấn Darien. Ba ông là thợ cơ khí lành nghề nổi tiếng của vùng, còn mẹ ông làm giáo viên dậy nhạc. Ngay từ nhỏ, ông và người anh trai đã nhận được nhiều sự quan tâm từ cha mẹ tới việc học hành của con cái, sống trong trong sự che chở, quan tâm và bao bọc của ba mẹ suốt những năm tháng tuổi thơ chính là bước đệm vững chắc cho học hành và cả sự nghiệp sau này của ông.

Hồi còn trẻ, ông thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc đọc sách, ông thường một mình ngồi cả ngày trước những cuốn sách đa dạng các thể loại. Trùng với giai đoạn thị trường chứng khoán đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ông sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Mandel đăng kí học ngành cử nhân khoa chính trị tại trường đại học Dartmouth. Khi còn đi học, một người bạn đã giúp ông mở tài khoản môi giới và ông đã dành 3.000 USD tiền đi làm thêm của mình để đầu tư ban đầu.

Năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học, ông đăng kí học thêm ngành kinh tế tại trường đại học Harvard.

Từ năm 1982 đến năm 1984, ông làm việc tại Mars & Co với tư cách là cố vấn đầu tư tài chính cao cấp. 5 năm sau, ông làm việc với tư cách là nhà phân tích bán lẻ – tiêu dùng tại Goldman Sachs .

Thời gian sau đó, ông thi tuyển vào vị trí nhà phân tích đầu tư tài chính cao cấp của Tiger Management , quỹ đầu cơ nổi tiếng nhất thời bấy giờ, do Julian Robertson thành lập. Năm 1997, ông rời Tiger và thành lập quỹ đầu cơ của riêng mình – Lone Pine Capital LLC (được ông đặt theo tên một cây thông của Đại học Dartmouth sống sót sau một vụ sét đánh năm 1887 khi hầu hết tất cả các cây cối trong trường đều cháy rụi).

Forbes liệt kê Stephen Mandel là một trong 40 nhà quản lý quỹ đầu cơ có thu nhập cao nhất năm 2012-2016. Thời gian 5 năm gần đây, trong một bức thư gửi các nhà đầu tư, Mandel cho biết ông đang đầu tư vào các công ty thống trị lĩnh vực Internet và công nghệ Fintech.

Cascade, quỹ ĐT giá lên duy nhất của Lone Pine đã tăng 1,4% giá trị trong quý bốn năm 2019 và kết thúc năm giảm 1,2%. Trong khi đó, quỹ Cyprus của Lone Pine đã tăng 4,6% giá trị trong quý bốn và kết thúc năm tăng 8,7%. Quỹ Kauri của Lone Pine đă tăng 4,4% giá trị trong quý bốn và kết thúc năm tăng 8,9%.

Tính từ cuối năm 2015 tới nay, 10 cổ phiếu ĐT thành công nhất bao gồm là Microsoft, Amazon, Tencent Holding, Facebook, Visa, Dollar Tree Stores, Williams Companies, FleetCor Technologies, JD.com, và Charter Communications. Quỹ này đã bán bớt cổ phần trong công ty dược phẩm đang gặp khó khăn của Canada, Valeant Pharmaceuticals.

Học đầu tư từ tỷ phú tuổi 64 nhờ phân bổ vốn hợp lý và quản trị rủi ro chặt chẽ

Thực tế đã chứng minh được bản thân ông là một NĐT khôn ngoan bậc nhất, tạo ra nguồn lợi nhuận vững chắc và đồ sộ, đồng thời gây dựng nên đế chế quỹ đầu tư vững mạnh cho tới tận bây giờ. Các phương pháp mà ngài Mandel thường sử dụng và tư vấn cho nhiều khách hàng như sau:

Bài học đầu tư số 1. Phân bổ vốn đầu tư hợp lý

Phân bổ vốn đầu tư hợp lí là bước đầu tiên của việc quản trị rủi ro. Thực tế câu chuyện không biết phân bổ vốn hợp lí cũng là 1 trường hợp hết sức điển hình của rất nhiều nhà đầu tư, cổ phiếu lãi thì bỏ vốn ít mà cổ phiếu lỗ thì lại trót bỏ vốn nhiều. Cho nên dù cả thị trường vẫn tăng trưởng tốt, nhưng bản thân lại không kiếm được lợi nhuận.

Tất nhiên việc phân bổ vốn hợp lí không chỉ đơn giản là chia đều vốn cho số cổ phiếu kiểu như bạn có 10 tỉ, đầu tư 10 cổ phiếu thì bỏ vào mỗi cổ phiếu 1 tỉ. Ngoài ra, Mandel nghĩ không nên bỏ hết tiền của mình vào 1-2 cổ phiếu. “Không bỏ hết trứng vào cùng 1 rổ”- điều đó luôn cần thiết trên thị trường chứng khoán, nhất là với các NĐT mới. Nhưng cũng đừng đầu tư dàn trải quá nhiều cổ phiếu. Mức hợp lý ở đây là từ 4-5 cổ phiếu trong danh mục ĐT.

Bài học đầu tư số 2. Học cách quản trị rủi ro trước khi bắt đầu biết đầu tư

Dưới đây là gợi ý về cách thức quản trị rủi ro trong danh mục đầu tư tương ứng với các loại nhà đầu tư khác nhau, theo Mandel.

– Đối với các NĐT trẻ tuổi và ưa thích mạo hiểm, tỷ lệ tối đa chỉ nên ở mức 10%.

– Đối với NĐT chuyên nghiệp nhưng không thích rủi ro, tỷ lệ nên ở mức 5%.

– NĐT có quan điểm bảo thủ hơn nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận một chút rủi ro nên có 3% tài sản phân bổ vào tiền số và 5% vào cổ phiếu sao cho các khoản đầu tư thụ động này không quá 10% tài sản.

– Những ai đã nghỉ hưu và chỉ đơn giản là muốn bảo toàn tài sản thì không nên đầu tư xu nào vào tiền số và chỉ nên đầu tư 5% tài sản vào cổ phiếu.

Bài học đầu tư số 3. Quá tự tin khi giao dịch chính là sai lầm lớn nhất nhiều nhà đầu tư mới mắc phải

Qua những giao dịch, ông đã học được một điều trên thị trường, đó là đám đông điên loạn, thường sẽ phi lý trí và khi họ bị cảm xúc lấn át, đó là lúc họ luôn luôn phạm phải sai lầm.​

Ông cũng nói rằng sự thông minh mà bạn có được nếu không rèn luyện học hỏi mà đem nó đi chiến đấu với thị trường ngay tức khắc vốn là một điều vô cùng sai lầm.

Bạn quá tự tin khi vào lệnh, bạn đặt bạn vào rủi ro vì cái tôi của mình và chắc chắn bạn sẽ tiếp tục mất tiền. Đừng quá tự tin, hãy chăm chỉ học hỏi, rèn luyện ắt đầu tư sẽ có ngày thành công.

Bài học đầu tư số 4. Lựa chọn các cổ phiếu tốt để đầu tư dài hạn hoặc lướt sóng kĩ thuật trên chính những cổ phiếu đó

Trong chiến lược mua và nắm giữ, việc phân tích ,sàng lọc, lựa chọn cổ phiếu là điều kiện tiên quyết để có thể thu được lợi nhuận tối ưu. Như vậy, nhà đầu tư cần thật sự am hiểu về những công ty mà mình nắm giữ và lựa chọn rất cẩn thận. Nếu tình hình không có gì thay đổi, nhà đầu tư không nên bán cổ phiếu của mình.

Còn đối với lướt sóng, nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích kĩ thuật và tìm ra những điểm phù hợp để mua/bán lướt sóng dựa trên những cổ phiếu có nền tảng cơ bản.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mã chứng khoán khác nhau, việc tìm kiếm những cổ phiếu tốt thực sự mất nhiều thời gian.

Tuy nhiên, qua sự trợ giúp của máy tính, công nghệ, nhà đầu tư có thể sàng lọc cổ phiếu qua các yếu tố cơ bản như : Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh khoản, cơ cấu vốn, các chỉ số về khả năng sinh lời như ROA, ROE, EBITDA,..v.v định giá theo các phương pháp tương đối như P/E, P/B, PEG.

Mặc dù kết quả quá khứ không bảo đảm kết quả của tương lai, nhưng chiến lược đầu tư dù dài hạn hay lướt sóng phụ thuộc vào những cổ phiếu tốt đã giúp nhiều nhà đầu tư chứng khoán đạt được thành công và ít nhiều hạn chế được rủi ro.

Nguồn: Cafef

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

bo-sach-dau-tu-gia-tri-tu-den-z

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề