fbpx

Học thật kỹ các sai lầm của mình, đừng phí thời giờ ngồi “liếm láp vết thương”

Về tác động của các sai lệch tâm lý của nhà đầu tư cá nhân, thì hầu như ai cũng bị, rất khó chữa, càng cao thủ thì càng hạn chế được chứ không thể khắc chế được những kiểu cảm xúc này.

1. Sợ thua lỗ

Người nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này là Kahneman & Twersky năm 1979. Tâm lý sợ thua lỗ khiến bạn cắt lỗ quá trễ và chốt lời quá sớm. Bệnh này newbie thường bị nhiều hơn các tay chơi có kinh nghiệm. Ai cũng set cho mình một mức cắt lỗ, 10% hay 20%, nhưng khi giá chạm vào tới điểm cắt thì lại quyết tâm cố thủ, dời stop loss về 25%, vì bán là thua thật, giữ lại & tự an ủi mình là nhà đầu tư dài hạn cơ mà. Bạn nào trong đời trading chưa dính qua cảm giác này thì tương lai chắc không thua kém Soros. Cắt lỗ là bài học khó học nhất trong đời trader, nhưng học nhuyễn bài này thì trình độ trading của bạn sẽ lên 1 nất mới. Bạn đã hiểu rằng trong trading, thua cuộc là điều không tránh khỏi, stop loss đúng lúc sẽ làm bạn có thể tồn tại được, rồi mới tính chuyện phục thù ở các trade lần sau.

Tương tự, khi giá đang lên, vừa rung lắc 1 phiên newbie cũng thường sợ hãi và bán luôn kiếm lời cho chắc. Bạn đánh đổi nổi sợ trong ngắn hạn bằng cách bán và chấp nhận mất khoản lời trong dài hạn.

Một phần nhỏ trong học thuyết này nói về hiệu ứng nhà cái, nghĩa là bạn sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn với những khoản tiền trên trời rơi xuống. Ví dụ mới trúng số đề, hay mới ăn 1 con hàng lãi lớn, bạn có xu hướng sử dụng số tiền đó mạo hiểm và cờ bạc hơn bình thường.

2. Không có hành động gì

Status Quo Bias được nghiên cứu bởi Samuelson và Zeck (1988) chỉ ra sai lệch mà lẽ ra nhà đầu tư nên hành động, nhưng họ lại không làm gì cả. Sai lệch này thường đến với Newbie khi họ chưa hiểu rõ ràng về chứng khoán, không rõ danh mục của mình đang có rủi ro gì, nên đa dạng hoá ra sao, cũng không cập nhật xu hướng thị trường và những ngành nghề tiềm năng sắp tới. Khi mới biết chứng khoán cá nhân e cũng hay chơi chiến thuật này, lên mạng xem các cao thủ mua con gì thì mua theo, chẳng biết nó sản xuất gì, rủi ro gì. Sau khi lỗ vài lần vì mua hàng phím mới tỉnh ngộ ra và tập trung nghiên cứu bài bản.

không hành động

3. Sợ quyết định sai

Sau khi thua lỗ vài lần cụt hết bao nhiêu vốn, nhà đầu tư bị dị ứng với chứng khoán, nhiều người bị đào thải ngay từ giai đoạn này. Lí do là họ đã hết tự tin vào bản thân, mua thì sợ mua trúng đỉnh, cắt lỗ thì sợ cắt tại đáy nên rất phân vân, ít giao dịch. Họ cảm thấy CK thật khó, huyền bí cứ như có mắt, mình cố thủ thì nó cứ giảm, vừa cắt lỗ nó lại quay đầu tăng. Cảm giác này làm cho khi giá cổ phiếu giảm mạnh, họ sẽ cố bình quân giá vì sợ phải thừa nhận mình đã sai. Khi 1 cổ phiếu tiềm năng mới tăng trần 1 phiên, họ lại sợ lên tàu sẽ bị ăn củ xả nên chỉ đá ống bơ dưới ga nhìn các nhà đầu tư khác ăn. Đến khi đá chán mà sao con hàng này vẫn tăng trần mãi họ lại nổi lòng tham, quyết lên tàu. Lúc này thì CK đã tăng quá nóng và đến vùng giá xả hàng.

Thực ra không phải TT có mắt gì mà là do những cổ phiếu nóng thường có đội đẩy giá. Đội lái đã lên chiến lược rất kĩ, rung lắc ở 1 số vùng nhạy cảm đề dò tâm lý của nhà đầu tư hoảng sợ ở vùng giá nào, kẹp nhiều hàng ở vùng giá nào, lượng cổ phiếu trôi nổi còn bao nhiêu để lên kế hoạch đánh.

4. Quá tự tin

Quá tự tin (overconfidence) có lẽ là khái niệm rõ nhất của tài chính hành vi học. Đó là khi chúng ta đặt quá nhiều tự tin vào khả năng dự đoán kết quả những quyết định đầu tư của mình.Những nhà đầu tư quá tự tin thường bỏ qua khái niệm đa dạng hóa, và như vậy dẫn đến rủi ro cao hơn. Ngoài ra, họ còn có dấu hiệu trading liên tục bất chấp thời tiết, quyết không ăn non, không xem rủi ro thị trường là gì.

quá tự tin

Bệnh này xuất hiện khi nhà đầu tư đã biết cắt lỗ, nắm được nhiều chiêu phân tích cơ bản và kĩ thuật, cộng với 1 chút may mắn nên tỉ lệ thắng nhiều hơn thua. Lúc nãy họ trở nên tự phụ và cứ ngỡ mình đã đạt cảnh giới vạn kiếm quy tông trong CK. Nhiều khi sai lầm nhưng không chịu thừa nhận, đến lúc chịu cắt lỗ thì đã muộn. Ngay cả 1 cao thủ chinh chiến dày dặn mấy chục năm như a Vietcurrency còn thừa nhận xác suất thắng thua chỉ khoản 6/4, nhưng sai thì cắt ngay, không mất bao nhiêu. Trader chỉ sợ mất tiền, không sợ mất mặt, sai là bình thường!

5. Quản lý vốn và kỷ luật

Khi tài khoản của bạn đã lớn dần lên, kinh nghiệm đầy mình, đã quen cắt lỗ (dân gian gọi là trym đã gần cụt) nếu không học bài học quản lý vốn và kỷ luật sẽ thất bại nặng nề khi tiến gần đến đỉnh cao. Có nhiều khoản phải chi tiêu như nuôi con, mua đất, xây nhà nhưng họ lại không kiểm soát được mà đổ hết vào chứng khoán khi thị trường tăng giá. Họ chấp nhận rủi ro quá cao khi full margin và không còn back up plan nào để thoát thân nếu thị trường đi ngược lại. Kinh điển nhất của bài học này là hòn tuyết lăn cuối năm 2007. Nhiều đại gia kiếm được rất nhiều từ chứng khoán trước năm 2007, do không quản lý tiền bạc và kỷ luật trading đã trả lại thị trường toàn bộ những gì mình có được, nhiều khi phải trả giá nhiều hơn do lỡ bán mấy lô đất, căn nhà đổ thêm tiền vào CK với mong muốn kiếm lời cao nhất có thể.

Có nhiều người lầm tưởng rằng thành công trong trading có nghĩa là tiên đoán hướng đi của thị trường. Dĩ nhiên rằng đó là một điều tiên quyết và đúng nhất. Nhưng thử hỏi mấy ai làm được hoài. May mắn lắm là đúng một hai lần. Là một người trader, bạn cũng như một người lính ra trận. Không thể nào bạn tránh khỏi bị thương. Vấn đề chỉ là lúc này hay lúc khác thôi.

sai lệch tâm lý trong đầu tư

Bạn thấy mình đang ở giai đoạn này trong 5 tâm lý trên? Hãy học thật kĩ các sai lầm của mình, đừng phí thời giờ ngồi liếm láp vết thương mà hãy như Songoku trong truyện tranh 7 viên ngọc rồng, luôn trở lại mạnh mẽ hơn sau khi bị thương, sau mỗi lần thua cuộc.

Nguồn: cfaninvestment

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề