Hội chứng “người tốt”: Căn bệnh thầm lặng nơi công sở
Bạn có bao giờ rơi vào tình huống như Andy, một nhà thiết kế bối cảnh luôn cảm thấy mình bị “kẹt” trong những dự án mà anh ấy không thực sự muốn tham gia? Bạn có khó khăn trong việc nói “Không” với đồng nghiệp, dù biết rằng mình đã quá tải? Nếu câu trả lời là “Có”, bài viết này dành cho bạn.
Hội chứng “người tốt”: Căn bệnh thầm lặng nơi công sở
Andy là một nhà thiết kế bối cảnh tại một xưởng phim nhỏ ở Luân Đôn, nơi có nhiều nhóm dự án đa ngành được tập hợp để phục vụ nhu cầu tạo ra nội dung video của khách hàng. Các nhóm dự án này có quy mô khác nhau, từ bốn đến bảy người và không có số lượng người cố định. Nó là một tổ chức đa chức năng và liên kết với nhau.
Andy có xu hướng quá dễ dàng đồng ý với mọi chuyện, và sự cam kết vượt quá khả năng của anh đã dẫn đến sự căng thẳng cho các nhóm. Khi các xung đột về lịch trình dẫn đến công việc không có chất lượng tốt như bình thường, thì anh cảm thấy rất tệ. Đôi khi cảm giác này tệ đến mức anh bị ốm và chỉ nằm ở nhà.
Tuy nhiên, anh không muốn nói “Không”, bởi vì anh sợ mình sẽ bị mang tiếng là không giúp đỡ người khác trong công việc, và mọi người sẽ từ chối giúp đỡ khi anh cần nhờ họ hỗ trợ trong các dự án của riêng mình.
Một tình huống thường khiến Andy phải cam kết vượt quá khả năng là các tình huống bất ngờ. Đây là một ví dụ như vậy: Một đồng nghiệp rủ Andy đi uống cà phê để “kể cho anh nghe về dự án của cô ấy”, và sau đó – Bùm! – cô ấy hỏi liệu anh có thể trở thành người thiết kế bối cảnh cho dự án đó hay không. Mặc dù Andy đang khá bận, nhưng tự nhiên anh lại đồng ý giúp đỡ, và sau đó anh gần như hối hận ngay lập tức, thậm chí anh còn cảm thấy căng thẳng hơn khi bước ra khỏi quán cà phê. Vấn đề mà Andy phải đối mặt là: Anh ấy đang bị cuốn vào chế độ hành động của công việc chế độ đỏ mà không có thời gian để đánh giá lại công việc chế độ xanh. Trên thực tế, anh chính là nạn nhân của hành động ép buộc của đồng nghiệp mình. Anh tuân theo, sau đó anh làm cho bản thân phù hợp với vai trò của một trợ lý hữu ích. Các hành động mà anh muốn thực hiện để chống lại hành vi thao túng của cô đồng nghiệp này là kiểm soát thời gian, hợp tác và cam kết.
Andy có thể kiểm soát thời gian như thế nào? Mặc dù anh ấy cảm thấy cần phải trả lời ngay lập tức, nhưng Andy không cần phải cam kết với đồng nghiệp của mình ngay lúc đó. Anh ấy hoàn toàn có thể nói, “Tôi muốn biết thêm về những kỳ vọng của bạn với tôi trong dự án này. Bạn nghĩ bạn sẽ cần tôi tham gia trong bao nhiêu giờ, và khi nào thì công việc đó cần được hoàn thành?”
Ngoài ra, anh ấy cũng có thể nói những điều như sau, “Tôi không thể đồng ý ngay bây giờ được. Hãy cho tôi thời gian suy nghĩ một ngày trước khi đưa ra cam kết chính thức” (Tôi không nghĩ anh ấy cần phải tìm lý do để giải thích cho việc bản thân đang cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định – thậm chí anh ấy còn không cần nói, “Hãy để tôi kiểm tra lịch làm việc trước đã”. Tất cả những gì anh ấy cần nói với đồng nghiệp là anh ấy sẽ cân nhắc dự án. Vậy là được).
Nếu người đồng nghiệp đó đòi trả lời ngay lập tức, Andy có thể chỉ cần nói, “Có vẻ như bạn cần một lời cam kết ngay bây giờ, và điều đó không thể đối với tôi. Tôi nghĩ bạn nên tìm một người khác để nhờ giúp đỡ”.
Nếu đồng nghiệp của Andy mong đợi một cam kết rõ ràng và ngay lập tức từ Andy, tôi khuyên Andy nên đặc biệt chú ý khi làm việc với một người như thế này, bởi vì các cách cư xử trong công việc của một người khá là nhất quán. Nói cách khác, người này có thể thể hiện sự thiếu minh bạch hoặc không lên kế hoạch kỹ lưỡng trong suốt dự án. Có thể sẽ có nhiều sự ép buộc hơn, họ sẽ kỳ vọng các thành viên trong nhóm tuân thủ và làm cho phù hợp hơn. Rất có thể đó sẽ không phải là một dự án làm việc thú vị cho lắm.
Tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với người đồng nghiệp này, bạn có thể chỉ ra hành vi tấn công bất ngờ này cho họ. Nếu Andy cảm thấy thoải mái, anh có thể nói cho đồng nghiệp của mình nghe về cảm giác của anh khi bị cô cố gắng thao túng. Lời nói của Andy có thể giống như thế này:
“Khi bạn mời tôi đi cà phê, bạn nói với tôi là để trò chuyện và cho tôi biết về dự án của bạn. Bạn không hề nhắc đến đề nghị muốn tôi làm việc trong dự án của bạn. Tôi cảm thấy bị tấn công bất ngờ, giống như tôi đang bị đẩy vào một cam kết khi chưa sẵn sàng vậy, và điều đó khiến tôi phải tạm dừng lại. Tôi cần suy nghĩ về điều này trước khi đưa ra quyết định”.
Nếu Andy đồng ý tham gia dự án của người đồng nghiệp, anh ấy vẫn có thể thực hiện một cam kết có thời hạn. Ví dụ, anh ấy có thể nói, “Dựa trên những điều bạn đang nói với tôi, có vẻ như bạn cần tôi hỗ trợ bốn đến sáu giờ làm việc trong hai tuần tới. Tôi có thể cam kết hỗ trợ bạn ba giờ vào tuần tới, và ba giờ vào tuần sau đó nữa. Thời gian còn lại tôi cần phải dành cho các dự án khác, sau đó thì tôi dành toàn thời gian cam kết cho các dự án khác nữa, nên nếu dự án của bạn cần nhiều giờ làm việc hơn, bạn sẽ phải tìm một nhà thiết kế bối cảnh khác. Điều đó có ổn với bạn không?”
Bằng cách đó, nếu Andy thực hiện cam kết, nó sẽ dựa trên các điều khoản của anh ấy chứ không phải của người đồng nghiệp này.
Hãy nhớ rằng, nói “Không” không có nghĩa là bạn thiếu hợp tác. Nó thể hiện sự tôn trọng đối với thời gian và năng lực của chính bạn. Đừng để nỗi sợ bị từ chối chi phối hành động của bạn. Hãy học cách kiểm soát thời gian, hợp tác có chọn lọc và cam kết rõ ràng. Đó là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi cạm bẫy cam kết quá tải và làm việc hiệu quả hơn.
Happy Live Team
Nguồn: Trích từ cuốn sách “Lãnh đạo là ngôn ngữ” của L.David Marquet
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Nghệ Thuật Lãnh Đạo Bằng Ngôn Ngữ
Bí quyết Nâng cấp tư duy lãnh đạo cùng David Marquet
ĐẶT SÁCH NGAY