Khoảng cách lớn giữa giá và giá trị từ ví dụ đầu tư của Warren Buffett vào PetroChina
“Bạn không cần phải biết chính xác cân nặng của một người đàn ông để biết rằng ông ấy mập” Benjamin Graham
Có một số ghi chú thu hút sự để ý của nhiều người trong cuộc họp thường niên 2008 của Berkshire Hathaway đó là việc Warren Buffett quyết định mua cổ phiếu cảu PetroChina vào năm 2002. Vấn đề cơ bản gây ra sự ngạc nhiên đó là ông ấy đã đầu tư khá lớn vào vụ giao dịch này khi mức độ nghiên cứu về doanh nghiệp là không quá nhiều như những vụ giao dịch khác trong quá khứ của ông. “Tất cả những gì bạn làm là đọc các báo cáo thường niên… bạn sẽ không cần nghiên cứu nhiều thêm”
PetroChina
Dưới đây là câu hỏi và phản hồi của Warren Buffett:
Warren Buffett
Câu hỏi: Vào năm 2002, ông đã đầu tư vào PetroChina và tất cả những gì ông làm là đọc báo cáo thường niên. Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp đều có nhiều nguồn lực trong tay, tại sao ông lại không muốn có thêm những nghiên cứu? Ông tìm kiếm ở báo cáo thường niên những gì? Và làm thế nào ông ra quyết định đầu tư với chỉ các báo cáo này?
Warren Buffett: Tôi đã đọc nó vào mùa xuân 2002, và tôi cũng không tham khảo thêm ý kiến của bất kỳ ai cả. Tôi nghĩ doanh nghiệp này đáng giá 100 tỷ USD khi đọc báo cáo, sau đó tôi kiểm tra giá trị trường và thật bất ngờ nó chỉ đang được bán với giá 35 tỷ USD. Có ý nghĩa gì khi bàn về vấn đề quản lý? Nó không tạo ra quá nhiều sự khác biệt. Nếu giá thị trường là 40 tỷ, bạn sẽ cần tinh chỉnh lại việc phân tích, tuy vậy chúng tôi không thích bạn phải thực hiện để đưa ra đến tận 3 chữ số thập phân. Nếu một người cân nặng trong khoảng 130-150 kg, tôi không cần con số chính xác cũng hiểu rằng là người đó rất béo. Nếu không thể ra quyết định về PetroChina dựa trên những con số đó, hãy chọn 1 công ty khác. Bạn đã không tiếp tục tìm hiểu về nó nếu bạn nghĩ rằng lĩnh vực chính của PetroChina (dầu khí) sẽ giảm mạnh…
Charlie Munger: Chúng tôi có chi phí thẩm định thấp hơn bất kỳ công ty nào tại Mỹ. Tôi biết có nơi người ta phải trả trên 200 triệu USD cho kế toán hằng năm, và tôi biết chúng tôi sẽ ổn hơn bởi vì chúng tôi thích thiết kế như vậy. Chúng tôi muốn có 1 biên độ cho sự tin cậy. Đó quả thực là 1 quá trình không chắc chắn.
Tôi nghĩ rằng điều này là 1 trong những chìa khóa thành công của Buffett mà ông đã sử dụng xuyên suốt sự nghiệp của mình trên thị trường chứng khoán. Đó là chờ đợi để nhận thấy khoảng cách lớn giữa giá trị của 1 doanh nghiệp và giá mà bạn có thể mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Ngoài ra, thật thú vị để lưu ý là làm thế nào ông chỉ đọc báo cáo, đưa ra giá trị sau cùng mới kiểm tra giá của nó. Đó là 1 điều gì đó đơn giản để loại bỏ rất nhiều thiên lệch khi bạn biết giá của cổ phiếu rồi sau đó mới định giá nó, trong trường hợp này hầu hết các nhà đầu tư sẽ mắc những lỗi vô thức trong định giá sẽ neo vào mức giá hiện tại. Thật khó có thể định giá PetroChina 100 tỷ USD khi bạn biết được giá thị trường của nó là 35 tỷ USD.
Đây là những gì Warren Buffett đã làm với PetroChina. Ông ấy thích đọc các báo cáo, trong một ngày mùa xuân 2002, ông ấy đã đọc các báo cáo thường niên của 1 doanh nghiệp, đưa ra giá trị cho doanh nghiệp đó và cuối cùng nhận thấy mình có thể mua doanh nghiệp đó với giá bằng 1/3 giá trị ước tính của ông ấy.
Tất nhiên, ông ấy có thể làm chúng đơn giản, ra quyết định nhanh chóng mua PetroChina bởi vì những nền tảng to lớn của ông đến từ rất nhiều giờ đọc và tích lũy kiến thức liên tục. Ngân hàng kiến thức này giúp ông ấy có thể nhanh chóng tính toán xác suất của các kết quả khác nhau cho mỗi khoản đầu tư. Tuy vậy, quyết định phải dựa trên 1 vài biến số đơn giản, thật dễ dàng để biết được 1 công ty trị giá 100 tỷ đang có giá 35 tỷ là 1 món hời.
Chart biến động giá cổ phiếu PetroChina từ sau giai đoạn Buffett mua vào
Buffett đã mua cổ phiếu PetroChina trong khoảng thời gian từ 2002-2003 với giá ước tính 488 triệu USD, và bán ra trong năm 2007 thu về gần 4 tỷ USD, tính ra Berkshire Hathaway đã đạt lợi nhuận gấp 8 lần trong khoản đầu tư này, tương ứng khoảng 55%/năm trong giai đoạn từ 2002 đến 2007.
Trích dẫn đầu bài của Benjamin Graham mang nhiều ý nghĩa cho việc định giá, ý tưởng thì không cần phải quá chi tiết nhưng cần phải hiểu được bức tranh toàn cành.
Nhà đầu tư huyền thoại Joel Greenblatt cũng từng được hỏi về việc có nghiên cứu sâu phần chú thích trong các báo cáo tài chính không. Ông ấy cơ bản có đọc, nhưng luôn luôn giữ trong đầu bức tranh tổng quan của mình. Như thế nào là 1 doanh nghiệp tốt ( tỷ lệ ROC lợi nhuận sinh ra trên vốn đầu tư) và nó có rẻ không ( tỷ suất giá trên thu nhập).
Mỗi nhà đầu tư có cách lựa chọn phân tích và định giá khác nhau, nhưng việc có 1 suy nghĩ đơn giản, rạch ròi và có cái nhìn tổng quát sẽ giúp bảo vệ được đồng vốn và thiết lập những kết quả tốt theo thời gian.
Nguồn: Chungkhoanblog/Basehitinvesting.com
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)