fbpx

KIẾN THỨC TỪ A ĐẾN Z VỀ VÀNG, AI CŨNG CẦN PHẢI BIẾT!

Vàng là một tài sản có giá trị, có tính thanh khoản tương đương tiền, và có khuynh hướng tăng giá trong dài hạn. Danh mục tài sản của các nhà đầu tư cá nhân nên có 5% – 10% vàng.

VÀNG LÀ KIM LOẠI QUÝ VÀ TỪNG ĐƯỢC XEM NHƯ TIỀN

KIẾN THỨC TỪ A ĐẾN Z VỀ VÀNG, AI CŨNG CẦN PHẢI BIẾT!

Vàng là tên nguyên tố hoá học có ký hiệu Au và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, Vàng có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền.
 
Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của nó là XAU
Trong lịch sử, các đồng xu vàng được sử dụng rộng rãi làm tiền tệ. Cho đến khi tiền giấy xuất hiện thì các nước lại áp dụng hệ thống kinh tế gọi là bản vị vàng.
Trong một giai đoạn dài, chính phủ Hoa Kỳ quy định giá trị của đồng dollar Mỹ để một troy ounce tương đương với $20,67 ($664,56/kg), nhưng vào năm 1934 đồng dollar bị phá giá xuống còn $35,00 trên troy ounce ($1.125,27/kg).
 
Với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu in tiền ngày càng tăng cao, hệ thống bản vị vàng đã liên tục bịn liên tục thử thách tại các cột mốc 1961, 1968.
Đến năm 1975, hệ thống bản vị vàng đã chính thức bị bị bãi bỏ. Tuy vậy các ngân hàng Trung ương của các nước lớn vẫn giữ dự trữ vàng, tuy nhiên mức độ đã giảm đi khá nhiều vì không còn bị bắt buộc phải “bảo chứng” cho giá trị của tiền nữa.

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI

Trung bình chi phí để khai thác vàng khoảng US$317/oz năm 2007, nhưng có thể khác biệt rất lớn phụ thuộc vào kiểu mỏ và chất lượng quặng. Ở thời điểm cuối năm 2006, ước tính tất cả lượng vàng từng được khai thác là 158.000 tấn.
 
Những nước khai thác vàng nhiều nhất là Nam Phi, Trung quốc, Hoa Kỳ, Australia, Nga và Peru.
 
Tỷ lệ tiêu thụ vàng được sản xuất trên thế giới ước khoảng 50% trong lĩnh vực trang sức, 40% để đầu tư và 10% trong công nghiệp. Một điều khá đặc biệt của vàng đó là với vàng rất bền, rất ổn định. Do đó vàng luôn được thu lại và tái sử dụng.
 
Trước năm 2013, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Người Ấn Độ mua khoảng 25% lượng vàng của thế giới, xấp xỉ 800 tấn mỗi năm. Năm 2013, với tốc độ tiêu thụ tăng trưởng 30%/năm, Trung Quốc đã vượt qua Ấn đệ, và trở thành nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Việt Nam nằm trong top 20 các nước tiêu thụ vàng.

VÀNG VIỆT NAM VS VÀNG THẾ GIỚI

KIẾN THỨC TỪ A ĐẾN Z VỀ VÀNG, AI CŨNG CẦN PHẢI BIẾT!

Trên thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối lượng troy, trong đó 1 troy ounce (ozt) tương đương 31,1034768 gam.
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là lượng (lượng hay lạng) hoặc chỉ. Một lượng vàng nặng 37,50 g. Một chỉ bằng 1/10 lượng vàng.
 
– Quy đổi đơn vị tính gram – oz (troy ounce)
 
1 troy oz = 31.1034768 grams. Do đó 1 Lượng (37.5 g) = 37.5/31.103478 oz = 1.20565 oz hay 1 oz = 0.82945 Lượng
 
Công thức cơ bản để tính giá vàng Việt Nam:
 
Giá vàng VIệt Nam = (Giá Thế giới + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 + thuế NK) : 0.82945 x tỉ giá USD/VND.
 
Tuy vậy, giá vàng Việt Nam luôn cao hơn giá của cách tính cơ bản. Độ chênh lệch này do luật cung cầu tại thị trường Việt Nam quyết định.

VÀNG CÓ KHUYNH HƯỚNG TĂNG GIÁ TRONG DÀI HẠN,

VÀ ĐẶC BIỆT TĂNG CAO KHI CÓ BIẾN ĐỘNG

Vì là tài sản có giá trị, lương cung hạn chế, lượng cầu luôn tăng, nên về cơ bản, giá vàng sẽ tăng trong dài hạn. Nhưng nó không tăng đều như các nhà đầu tư mong muốn.
 
Những khi kinh tế kinh tế thế giới biến động, suy thoái, giá vàng sẽ tăng rất cao, và sau đó nó lại điều chỉnh giám. Và như thế đồ thị giá vàng thể hiện xu thế tăng, nhưng với những cái Zíc Zắc, lên lên xuống xuống, cực lớn.
 
Chúng ta hãy nhìn đồ thị trong 30 năm sẽ thấy rõ hơn những biến động này:
 
Giai đoạn năm 1990 – 2005: giá vàng khá thấp, và khá ổn định. Giá dao động ở mức 400 USD/ounce, thất nhất là 252.
 
Giai đoạn 2005 – 20011: Giá vàng tăng nhanh. Bắt đầu mức giá 444 USD/ouce, giá vàng đã tăng dần đều trong các năm này, và đạt đỉnh 1,896 USD/ounce trong năm 2011.
 
Giai đoạn 2011 – 2015: Giá vàng giảm dần đến mức USD 1,100/ouce.
 
Giai đoạn 2015 – 2019: Giá vàng tăng đều trở lại. Mức đóng cửa ngày 14/1/2020: 1552 USD/ounce.

TỶ SUẤT LỢI NHUẬN KHÁ TỐT NẾU MUA VÀNG VÙNG GIÁ THẤP VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Giả sử chúng ta mua vàng vào năm 2000: giá 300 USD/ounce, năm 2019 bán với giá 1,500 USD chúng ta đạt lãi suất 8.84/năm.
Giả sử chúng ta mua vàng vào năm 2005: giá 450 USD/ounce, năm 2019 bán với giá 1,500 USD chúng ta đạt lãi suất 8.98/năm.
Đây là lãi suất tính theo tiền USD.
 
Rất tiếc, tôi không có lịch sử giá vàng Việt Nam để tính tỷ suất lợi nhuận theo đồng Việt Nam.
 
Những rủi ro: mất vốn, giảm vốn, thanh khoản là khá thấp trong đầu tư vàng. Vì thế người dân, những nhà đầu tư nghiệp dư, bán chuyên, nên có tỷ lệ 5% – 10% vàng trong danh mục đầu tư dài hạn của mình.

ĐẦU TƯ VÀNG NGẮN HẠN, DÙNG ĐÒN BẨY, CÓ KHẢ NĂNG THUA CAO

KIẾN THỨC TỪ A ĐẾN Z VỀ VÀNG, AI CŨNG CẦN PHẢI BIẾT!

Nhưng tôi đã phân tích trong bài 4, “Tại sao những người chơi casino và các trader lại thường thua nhiều hơn thắng?”, những nhà đầu tư kinh doanh vàng ngắn hạn, kinh doanh vàng trên sàn đa số là thua lỗ.
 
Sự thất bại về tiền bạc của những nhân vật ngân hàng cợm cán như Bầu Kiên ngân hàng ACB, ông Bình ngân hàng Đông Á, và một số ông bà chủ ngân hàng khác …ít nhiều đều có liên quan đến việc buôn vàng tài khoản với thế giới. Người thì mua lên (mua giá thấp chờ giá lên cao để bán ra đóng trạng thái), người thì đánh xuống (bán giá cao, chờ giá thấp mua vào để đóng trạng thái)…và tất cả đều thua lỗ nặng.
 
Trong ngắn hạn, giá vàng nhảy hoàn toàn ngẫu nhiên. Gần như không ai đoán được. Thông thường, thì trước khi lên giá, nó sẽ có vài cơn xuống giá để “xử”, hù dọa những người mua vào. Trước khi xuống giá, nó sẽ có vài cơn sóng lên giá để “xử”, hù dọa những người bán xuống.
 
Do vậy nhà đầu tư nghiệp dư chỉ nên đầu tư vàng lâu dài. Không nên sa đà vào mua mua bán bán.

NHÀ NƯỚC KHÔNG KHUYẾN KHÍCH DÂN ĐẦU TƯ VÀNG

Khi dân dùng tiền đầu tư vàng thì hầu như họ không đóng góp gì cho nền kinh tế.
 
Trong bài số 3, “Đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp chưa niêm yết hay Mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán – Những nguyên tắc cơ bản” thì khi người dân đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết hay mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán sẽ đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế.
 
Kế sau đó là gửi tiền vào ngân hàng, mua bảo hiểm
 
Còn đầu tư vàng, thì hầu như không tạo ra lợi ích tích cực cho nền kinh tế. Thậm chí còn làm tốn ngoại tệ, vì Việt Nam nhập nhiều hơn xuất.
 
Hiện nay, theo thống kê khá tin cậy, số vàng mà dân Việt Nam đang cất giữ để phòng thân, đầu tư dài hạn là 500 tấn. Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ huy động số vàng nhằm phát triển kinh tế đất nước. Tuy vậy đến nay vẫn chưa có phương án nào khả thi, vì 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
 
1) lòng tin của dân vào nhà nước. Dân phải đủ lòng tin thì mới mở hầu bao, mới đụng tới vàng là món mà họ cất kỹ,
 
2) rủi ro của việc tăng giá. Nếu nhà nước mượn vàng để đổi ra tiền thì rủi ro tăng giá vàng là rủi ro cực cao. Nếu Nhà nước mượn vàng để làm tài sản cầm cố thì giảm thiểu rủi ro này.
 
3) tăng sự đầu cơ vào vàng. Trước đây khi các ngân hàng chấp nhận xem vàng tương đương tiền, và trả lãi trên vàng gỏi, thì tình hình đầu cơ vàng rất lớn. Nhà nước đã rất nỗ lực để giảm thiểu đầu cơ vàng,
 
Nếu bây giờ lại huy động vàng của dân và trả lãi thì vàng sẽ không còn là đồng tiền chết, mà trở thành đồng tiền lưu thông, lúc đó lại xảy ra nguy cơ đầu cơ vàng.
 
Bài toán huy động vàng của dân, xem ra rất khó giải.
 
Bài này có tham khảo nội dung về vàng, giá vàng từ các web: Wiki, Gold Price. Rất mong những kiến thức và thông tin trong bài này sẽ giúp được các bạn.
 
Tác giả: Lâm Minh Chánh, Happy Live sưu tầm.

Có thể bạn quan tâm:

Các phương pháp giao dịch ngắn hạn hiệu quả

trên thị trường Forex – Kathy Lien

(Chiến lược để thu lợi từ sự dịch chuyển của thị trường tiền tệ)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề