fbpx

“Linh hồn của tiền”: Bí quyết của sự giàu có (Phần 1)

Tất cả chúng ta đều có tiềm năng để trở thành một người giàu có, hoặc chúng ta vốn dĩ đã giàu rồi nhưng chưa nhận ra.

Để biết rằng mình giàu hay nghèo, đơn giản lắm, hãy nhìn vào mối quan hệ của bạn và đồng tiền mà bạn đang “làm chủ”. Nếu bạn cảm thấy mình hạnh phúc và đủ đầy, chúc mừng, bạn đã giàu có hơn rất nhiều người. Thông qua tác phẩm “Linh hồn của tiền”, tác giả Lynne Twist giúp độc giả xem xét lại mối quan hệ giữa mỗi người và tiền bạc, từ đó tự rút ra những bí quyết để tạo cảm hứng giàu có cho thế giới này.

Tiền không thay đổi con người; Chính con người tự làm điều đó

Theo Lynne Twist, “Tiền chỉ mang sức mạnh mà chúng ta gán cho nó và chúng ta đã gán cho nó một sức mạnh gớm ghê. Chúng ta gần như đã trao cho nó quyền lực tối cao. Nếu chỉ nhìn vào hành vi, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đã khiến tiền trở nên quan trọng hơn bản thân chúng ta và ý nghĩa hơn cuộc sống con người. Con người đã làm và sẽ còn làm những điều khủng khiếp chỉ vì tiền. Người ta giết người vì tiền, nô dịch người khác vì tiền và biến chính mình thành nô lệ của cuộc sống tẻ nhạt cũng chỉ vì theo đuổi đồng tiền.”

Mặc dù tiền ban đầu ra đời như một công cụ để phục vụ con người, theo đúng nghĩa mà người Achuar sử dụng, nhưng ngày nay tiền dường như đang kiểm soát những người tạo ra nó nhiều hơn. Tiền bạc ảnh hưởng đến các lựa chọn cá nhân của con người và kích động họ đàn áp, hãm hại và thậm chí giết hại lẫn nhau. Tiền không chỉ trở thành một công cụ định lượng mà còn trở thành một phương tiện định chất, đôi khi thậm chí bất chấp các mối quan tâm về luân lý, đạo đức và tâm linh.

“Bản thân tiền bạc không gây rắc rối. Bản thân tiền bạc không tốt cũng không xấu. Bản thân tiền bạc không mang sức mạnh cũng không loại trừ sức mạnh. Chính cách hiểu và phản ứng của chúng ta với tiền mới là nguồn gốc thực sự của những điều tai hại. Cũng chính ở đó chúng ta sẽ bắt gặp cơ hội thực sự để khám phá bản thân và lột xác.

[…]

Có thể bạn sẽ phải quan sát kỹ mới nhận ra được ám ảnh về tiền bạc trong câu chuyện của chính mình, nhưng chắc chắn nó có hiện diện và có mang ý nghĩa.”

Chính vì thế, Lynne Twist cho rằng nếu bản chất của tiền là do ta gắn vào, vậy thì tại sao không chọn gắn cho nó những ý nghĩa tích cực, chọn cho đồng tiền một “tâm hồn” hòa bình?

Cách mọi người thường suy nghĩ, cảm nhận và hành động cho thấy tiền bạc và tâm hồn chiếm giữ hai thế giới riêng biệt: Một thứ mang đến những điều tồi tệ nhất của con người, và thứ kia truyền cảm hứng cho hòa bình và mục đích sống. Chính sự tách bạch này gây ra đau khổ, gây ra khoảng cách giàu – nghèo lớn đến như vậy. Thu hẹp khoảng cách này có thể mở ra sự thay đổi tích cực trên thế giới – và trong chính bạn. 

Ai cũng có thể chịu tổn thương bởi đồng tiền

“Linh hồn của tiền”: Bí quyết của sự giàu có (Phần 1)

Ngay cả sau vài năm đi khắp Bắc bán cầu cho Dự án Xóa Đói, chuyến thăm đầu tiên của bà đến Ấn Độ vẫn khiến Lynne Twist ngạc nhiên theo những cách không lường trước được. Bà phát hiện ra rằng những người nghèo khổ mà có khả năng lạm dụng tiền bạc của người khác, đặc biệt là của những người giàu có, một cách phi lý, là những người đã bị mắc kẹt trong địa ngục riêng của họ. 

“Đây là vở kịch và nhà hát của những người ăn mày, một thủ đoạn và những người ăn mày đói khát dùng để diễn những trò gây xúc động, xấu hổ và tội lỗi. Tôi cũng đã bị cuốn vào đó. Tôi không có ý rằng họ không cần tiền để mua đồ ăn hay chữa lành những vết thương, nhưng trong việc xin tiền và cho tiền, rõ ràng ẩn chứa một mặt tối tăm và giả dối.

[…]

Chúng ta càng cố gắng để có được nó, hoặc thậm chí cố gắng bỏ qua nó hoặc vượt lên trên nó, thì sự kìm kẹp của tiền đối với chúng ta càng chặt chẽ và mạnh mẽ hơn.”

Bà cũng nhận thấy – như bà đã học được từ Mẹ Teresa – rằng tất cả mọi người đều xứng đáng nhận được lòng trắc ẩn như nhau, kể cả những người giàu có. Tác giả phát hiện ra rằng người giàu cũng có ngục tù của riêng họ – nơi mà họ bị cách ly với những phẩm chất cao đẹp của tâm hồn, giá trị của trái tim. Những người giàu có bỗng chốc trở thành hiện thân cho mặt trái của đồng tiền. Tiền giống như đau khổ chạm đến tất cả mọi người trên Trái Đất, nhưng mọi người chỉ quan tâm cho nỗi đau của người nghèo và người giàu thì từ chối nhìn nhận nỗi đau khổ của mình và nỗi đau của người khác.

Sau cuộc gặp gỡ với Mẹ Teresa và chuyến đi đầy thử thách đến Ấn Độ, công việc gây quỹ của tác giả đã có một luồng gió mới. Bà đã từng thuyết phục mọi người hãy nói lời chia tay với tiền của họ, như một cách giải phóng khỏi khổ đau, thì giờ đây, bà lại mong muốn đánh thức họ và cho họ thấy rằng điều kiện tài chính mà họ đang sở hữu sẽ giúp họ đạt được những mục đích cao cả nhất. 

Linh hồn của tiền: “Tiền giống như nước”

Hình ảnh của nước minh họa một cách sinh động cho những gì xảy ra với tiền theo các cách tiếp cận khác nhau về “sự khan hiếm” và “sự đủ đầy”. Nước mang lại sự sống khi nó di chuyển – như khi bạn cho đi – nhưng nó có thể đình trệ khi đứng yên hoặc khi bạn giữ lại. Nước dẫn truyền năng lượng, cả tích cực và tiêu cực. Tiền bạc cũng vậy. 

“Trong các hoạt động tương tác từ thiện, chúng ta có thể trở về với linh hồn của tiền: tiền là vật vận chuyển ý định của chúng ta, tiền là năng lượng và tiền là tiền tệ cho tình yêu, sự cam kết và phục vụ”

Giữ lại, tích trữ hoặc tích lũy tiền đến mức dư thừa là biểu hiện của những ngộ nhận về sự khan hiếm. Thậm chí, khi dư thừa, vùng nước ấy sẽ trở nên độc hại, tù đọng và chúng ta có thể bị “chết đuối” trong sự thừa mứa ấy. Tính đầy đủ cho phép tiền được tự do trong chuyển nhượng và trong giao dịch tài sản thông qua con người và các tổ chức.

“Linh hồn của tiền”: Bí quyết của sự giàu có (Phần 1)

Bạn có thể cải thiện dòng tiền lưu thông một cách có ý thức bằng cách chuyển sang phương pháp tiếp cận “đầy đủ”, trong đó bạn cố ý phân bổ tiền – với bất kỳ số tiền nào bạn có – vì một lợi ích lớn hơn. Bất cứ ai đã làm vậy đều biết sự thỏa mãn mà trải nghiệm này mang lại cho tâm hồn.

“Khi chúng ta coi tiền là dòng chảy qua cuộc đời mình và qua thế giới, chúng ta nhận ra rằng nó không thực sự thuộc về ai; hoặc chúng ta có thể nói nó thuộc về tất cả mọi người. Trách nhiệm của chúng ta là để nguồn tài nguyên đó tuôn chảy tự do trên thế giới giống như dòng nước, phục vụ cho nhiều người nhất và những mục đích cao nhất.

Có thể nói một nhà gây quỹ vĩ đại là một người trung gian hỗ trợ phòng luân chuyển năng lượng thiêng liêng của tiền, giúp mọi người sử dụng dòng tiền chảy vào cuộc sống của họ theo cách hữu ích nhất, thống nhất với khát vọng và hy vọng của họ dành cho nhân loại. Có thể nói cố vấn tài chính tuyệt vời nhất thật sự là người có thể truyền cảm hứng cho khách hàng làm theo mình – đầu tư tiền sao cho cống hiến được nhiều nhất cho một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn. Có thể nói trong cuộc đời mình mỗi chúng ta đều có cơ hội quản lý dòng chảy của tiền, dù nhiều hay ít.”

Tiền mà bạn quyên góp và quyên góp bằng tâm hồn, với tinh thần “mình đầy đủ”, có thể mang lại tác động tích cực vô cùng bất ngờ. Theo nghĩa này, những người làm công tác từ thiện sẽ được tận hưởng những cảm giác tích cực khi biết rằng dòng tiền – dòng nước, của họ được đi qua những nơi tốt đẹp, có một mục đích cao cả. Thậm chí, họ còn chia sẻ trải nghiệm tuyệt vời này đến với những mối quan hệ xung quanh và tiếp tục tạo nên những “dòng nước” có giá trị. Những người cho đi luôn là những người giàu có nhất.

Tác giả “Linh hồn của tiền” đã nhận định: “Dù bạn có nhiều hay ít tiền, khi bạn điều chỉnh dòng chảy ấy với thiện ý bạn sẽ cảm thấy mình giàu có. Bạn thấy hứng thú và mạnh mẽ khi dùng tiền của mình để thể hiện bản thân, không chỉ là phản ứng trước nền kinh tế thị trường, mà còn thể hiện con người bạn. Khi bạn để tiền tuôn chảy đến những thứ bạn quan tâm, cuộc sống của bạn bừng sáng. Đó chính là sứ mệnh thật sự của tiền.” 

Happy Live Team 

Có thể bạn quan tâm:
LINH HỒN CỦA TIỀN – Lynne Twist

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề