Mohnish Pabrai chia sẻ 4 bài học từ chính nguyên tắc đầu tư của ông (phần 1)
Nhà đầu tư và tác giả nổi tiếng Mohnish Pabrai là Người sáng lập và nhà đồng quản lý của quỹ đầu tư Pabrai, đồng thời là người sáng lập và giám đốc điều hành của quỹ Dhandho đã chia sẻ 4 bài học đầu tư từ kinh nghiệm của mình.
1. Hãy dồn toàn bộ sự tập trung vào mục tiêu
Dronacharya là một chiến binh tài năng, và ông đã dạy cho các học trò hoàng thất của mình nghệ thuật bắn cung. Một ngày nọ, ông quyết định kiểm tra kỹ nghệ bắn cung của họ. Ông gắn một con cá gỗ sơn màu lên trên ngọn của một cây sào, rồi đặt vào tâm một hồ nước cạn. Ông bảo với các trò của mình rằng ông muốn họ nhìn vào cái bóng của con cá in trên mặt nước để bắn vào con mắt của con cá nằm trên cây sào.
Cậu học trò đầu tiên đứng dậy và bước vào vị trí. Dronacharya hỏi cậu nhìn thấy cái gì, thì cậu này trả lời nhìn thấy mặt đất, nước, cây sào và con cá. Dronacharya bảo người này chưa sẵn sàng và yêu cầu cậu ngồi xuống. Sau đó, ông yêu cầu học sinh tiếp theo tiến về phía trước. Khi cậu đã vào vị trí Dronacharya hỏi cậu nhìn thấy cái gì thì cậu này trả lời nhìn thấy nước, cây sào, và hình ảnh phản chiếu của con cá. Dronacharya bảo người ấy chưa sẵn sàng và yêu cầu cậu ngồi xuống. Ông yêu cầu các hoàng tử tiến lên từng người một, hỏi xem họ đã thấy gì rồi yêu cầu họ ngồi xuống. Cuối cùng, ông yêu cầu Arjuna tiến lên phía trước. Arjuna vào vị trí. Dronacharya hỏi cậu nhìn thấy cái gì, thì Arjuna trả lời rằng chỉ có thể nhìn thấy tâm của mắt con cá. Dronacharya yêu cầu cậu học trò bắn tên. Arjuna làm theo hướng dẫn và mũi tên của anh găm vào ngay giữa mắt con cá gỗ.
Sau khi chúc mừng Arjuna, Dronacharya bảo với các học sinh khác rằng họ đã thất bại ở bài kiểm tra trước và do đó chưa sẵn sàng để ngắm bắn mục tiêu. Bắn cung là bộ môn đòi hỏi phải dồn toàn bộ tập trung vào mục tiêu. Nếu cung thủ không thể cố định mục tiêu, thành công khó có thể nào nắm bắt được. Đó là bài học trong ngày của Dronacharya dành cho học trò của mình.
Mohnish Pabrai tin rằng đó cũng là cách bạn phải tiếp cận đầu tư.
Ông thực sự không quan tâm Ngân hàng Dự trữ hoặc Cục Dự trữ Liên bang làm gì với tỷ giá. Hoặc những gì đang xảy ra trên bối cảnh địa chính trị và vĩ mô.Ông tập trung vào việc xác định các doanh nghiệp nằm trong phạm vi năng lực của mình, tìm ra giá trị của chúng và sau đó xem liệu chúng có sẵn sàng lý tưởng trong môi trường này với giá một phần tư hoặc thấp hơn giá trị của chúng hay không.
2. Đừng bán khống
Việc bán khống chưa bao giờ có ý nghĩa đối với ông. Đặt trường hợp bạn không có dính líu đến ký quỹ và bạn thực hiện một giao dịch bán không:
– Mức lợi nhuận ông đa bạn nhận được sẽ là gấp đôi so với tổng giá trị cổ phiếu bạn bán khống trong trường hợp giá trị cổ phiếu của công ty về 0
– Mức rủi ro ông đa mà bạn phải đối diện chính là việc phá sản của bản thân.
ông không biết tại sao bất cứ ai cũng muốn dấn thân vào trò cá cược thiếu logic này.
Nếu ông mua một cổ phiếu dài hạn, ông không cần phải bỏ thêm vốn khi nó giảm giá. Khi bạn bán khống một cổ phiếu và nó tăng giá, bạn phải tiếp tục huy động vốn, và những cuộc gọi vốn như vậy thì không có điểm dừng. Lúc đó bạn bị đặt vào một tình thế hết sức nan giải.
Ông chưa bao giờ bán khống một cổ phiếu nào trong đời. ông nghĩ rằng ông sẽ không bao giờ làm việc đó trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời ông. Và ông nghĩ đó là một bài tập rất đơn giản. Buffett và Munger nói rằng họ có thể xác định được hàng trăm cổ phiếu tiềm năng để bán khống. Họ đã đúng gần 100% trong việc xác định những cổ phiếu đó và họ lại sai về việc xác định thời điểm bán khống gần như 100%. Vì vậy, vấn đề với việc bán khống chính là bạn không thể xác định đúng thời điểm. Và thị trường không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu hợp lý nào. Họ có thể định giá mọi thứ ở mức thu nhập gấp 1x lần và như vậy. Họ có thể làm đủ thứ chuyện lạ lùng để thị trường trở nên khủng hoảng.
Ông sẽ tránh xa các hoạt động yêu cầu ông phải xem báo cáo giá năm phút một lần.
(Còn tiếp)…
Nguồn: morningstar.in
Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao)