fbpx

Môi trường vĩ mô và những ảnh hưởng tới thị trường tài chính chung

Môi trường vĩ mô đề cập đến những yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, chẳng hạn như lạm phát, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chi tiêu của người tiêu dùng, GDP và tỷ lệ việc làm…

Kiên định mục tiêu: Kiểm soát lạm phát - ổn định kinh tế vĩ mô - Happy Live

Hiểu về môi trường vĩ mô là một việc hết sức quan trọng không chỉ riêng đối với các chuyên gia kinh tế mà còn cả nhà đầu tư. Thuật ngữ này đề cập đến tập hợp các điều kiện tác động đến tất cả các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Hiểu sâu hơn về môi trường vĩ mô có thể giúp doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn trong việc định hướng và phát triển.

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn khái niệm của môi trường vĩ mô, vai trò, đặc điểm cũng như cách nó tác động đến hoạt động kinh doanh.

I. Môi trường vĩ mô là gì?

Môi trường vĩ mô (Macro environment) là môi trường ở bên ngoài nơi doanh nghiệp hoạt động, gồm nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như nền kinh tế địa phương, điều kiện thị trường, chính sách của Chính phủ, xu hướng quốc gia và dòng chảy thương mại quốc tế.

Bất cứ điều gì ở bên ngoài và có thể ảnh hưởng đến tổ chức, doanh nghiệp thì đều là một phần của môi trường vĩ mô, gồm tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ việc làm, chi tiêu khu vực công , chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.

Môi trường vĩ mô đề cập đến tập hợp các điều kiện tồn tại trong toàn bộ nền kinh tế, chứ không chỉ là một lĩnh vực hay khu vực cụ thể nào. Vì vậy nên, nó có mối liên hệ chặt chẽ với chu kỳ kinh doanh chung, trái ngược với hiệu quả hoạt động của một lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ.

Các nhân tố của môi trường vĩ mô bao gồm: nhân khẩu học, môi trường tự nhiên, môi trường chính trị xã hội, môi trường văn hoá và công nghệ…Chúng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động lên nền kinh tế thị trường. Chính phủ sẽ dựa trên những yếu tố môi trường vĩ mô để tổ chức hoạch định chiến lược chính sách nhằm phát triển kinh tế quốc gia.

II. Đặc điểm của môi trường vĩ mô

Mức độ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô phụ thuộc vào mức độ hoạt động kinh doanh của công ty và sức khoẻ của toàn bộ nền kinh tế.

Các ngành công nghiệp theo chu kỳ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi môi trường vĩ mô, trong khi các ngành công nghiệp thiết yếu cơ bản ít bị ảnh hưởng hơn.

Các ngành phụ thuộc nhiều vào tín dụng để tài trợ vay tài chính cũng như đầu tư kinh doanh thì sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những thay đổi về lãi suất và thị trường tài chính toàn cầu.

Các ngành liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hoá và dịch vụ thiết yếu có xu hướng hoạt động độc lập hơn.

Môi trường vĩ mô cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và mức độ sẵn sàng chi tiêu của người tiêu dùng. Các ngành công nghiệp hàng xa xỉ và hàng tiêu dùng đắt tiền có thể bị tác động tiêu cực bởi những biến động trong chi tiêu của người tiêu dùng. Vì vậy, phản ứng của người tiêu dùng đối với môi trường vĩ mô được các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế theo dõi chặt chẽ như một thước đo sức khỏe của nền kinh tế.

Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô thay đổi từ công ty này sang công ty khác. Ví dụ, công ty nhỏ có thể bị ảnh hưởng nhỏ hơn khi gặp phải các tác động đến từ một số sự kiện toàn cầu, các công ty lớn có thể bị tàn phá nặng hơn.

Các yếu tố khác nhau có thể tác động đến các ngành công nghiệp khác nhau, chẳng hạn, các chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ tác động đến các nhà sản xuất phương tiện đi lại vận chuyển hơn là các nhà phát triển phần mềm…

III. Vai trò của môi trường vĩ mô

Nghiên cứu môi trường vĩ mô góp phần giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe doạ công ty. Những kiến thức về các yếu tố bên ngoài như xu hướng tiêu dùng, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng… sẽ cải thiện tư duy phân tích dữ liệu và xu hướng cho công ty. Nhất là với những doanh nghiệp thuộc ngành theo chu kỳ, khi các xu hướng vĩ mô thay đổi thì các công ty này chịu tác động rất lớn.

Lấy ví dụ, chi tiêu dùng giảm có thể ảnh hưởng đến tất cả các ngành ở một mức độ nào đó, với ngành du lịch lữ hành, khách sạn sẽ chịu ảnh hưởng nặng hơn so với ngành hàng thiết bị gia dụng. Các nhà sản xuất xa xỉ phẩm có thể tụt giảm doanh thu mạnh hơn các công ty cung cấp dịch vụ tiện ích.

Vì vậy, hiểu được môi trường vĩ mô giúp các nhà quản trị công ty hiểu được bản chất năng động của nó, nhờ thế, họ có thể đưa ra các chiến lược và định hướng khác nhau cho doanh nghiệp để có thể thích ứng được với sự thay đổi thường xuyên của môi trường.

Nên nhớ rằng, các yếu tố môi trường vĩ mô không thể kiểm soát được vì nó bao hàm rất rộng, khó có thể nắm bắt, chỉ có thể không ngừng bắt nhịp và thích nghi thì mới có thể tồn tại và phát triển tốt.

IV. Các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới thị trường tài chính

Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường tài chính phụ thuộc nhiều vào sức khoẻ tổng thể của nền kinh tế, bao gồm:

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP là chỉ số đánh giá sức mạnh và quy mô nền kinh tế của một quốc gia bất kỳ, nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hiệu suất đầu tư trên thị trường tài chính nói chung hay thị trường chứng khoán nói riêng. Nếu như GDP của một quốc gia thấp thì các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính của quốc gia đó cũng không đủ hấp dẫn để lôi kéo các nhà đầu tư, đương nhiên lúc đó, thị trường sẽ rơi vào thế khó.

Ngược lại khi GDP tốt, liên tục tăng trưởng qua các năm thì sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư ghé thăm hơn, khiến thị trường tài chính của quốc gia đó giao dịch sôi động hơn.

2. Lạm phát

Lạm phát "bào mòn" túi tiền của bạn như thế nào?

Ở mặt tốt của lạm phát, khi tăng vừa phải, kết hợp với sự kiểm soát tốt của Chính phủ, cung tiền tăng, chi ngân sách tăng thì thị trường tài chính nhất là thị trường chứng khoán tăng đáng kể. Ngược lại, mặt xấu của lạm phát, khi gia tăng không kiểm soát, ở mức quá cao thì Chính phủ buộc phải đưa ra các biện pháp điều chỉnh, đầu tiên là thắt chặt chi tiêu, tăng lãi suất.

Những chi phí khác như chi phí nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu, chi phí nhân công… tăng cao sẽ gây áp lực lớn lên doanh nghiệp. Ngay cả người tiêu dùng cũng hạn chế mua hàng hoá dịch vụ, không bán được hàng thì không có lãi, không có lãi thì doanh nghiệp khó lòng duy trì và phát triển.

Khi các công ty lần lượt phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, người dân không có tiền để tiêu dùng thì chắc chắn thị trường tài chính cũng sẽ lâm vào bế tắc, thậm chí là khủng hoảng.

3. Nguồn nhân công

nhat-quan-muc-tieu-giu-vung-on-dinh-kinh-te-vi-mo-kiem-soat-lam-phat-thuc-day-tang-truong-bao-dam-cac-can-doi-lon-cua-nen-kinh-te-happy-live-1

Liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp của người dân, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng thì người dân sẽ không có đủ tiền để trang trải, dù là những sản phẩm thiết yếu, vậy thì, họ sẽ không có dư dả để đầu tư, cũng không dám vay vì không có việc làm thì không tạo ra thu nhập.

Như vậy, tín dụng không tăng trưởng, hàng hoá không thể bán, nền kinh tế trì trệ, thị trường tài chính cũng kém theo. Ngược lại, nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp, tâm lý người dân luôn vui tươi vì có tiền, họ sẽ mạnh tay chi tiền hơn, khiến các giao dịch và đầu tư trên thị trường tài chính cũng tăng trưởng theo.

Mặt khác, nguồn nhân công giá rẻ cũng là một nhân tố được nhiều doanh nghiệp cân nhắc để có thể nhận về lợi nhuận lớn hơn. Từ đó có dư vốn đầu tư để tiếp tục đi phát triển và mở rộng quy mô thị trường.

4. Chi tiêu dùng

Mức độ chi tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường tài chính. Nếu trong thời kỳ người dân thắt chặt chi tiêu thì việc họ bỏ tiền ra để đầu tư chứng khoán hay đi vay để chi tiêu sẽ giảm đi rất nhiều.

Chưa kể những khoản nợ chưa thanh toán đúng hạn bị các “con nợ” bùng vì họ không đủ tiền để chi trả, sẽ tạo ra khủng hoảng cho thị trường tài chính, đầu tiên nhất là tài chính tiêu dùng. Chỉ khi người dân tăng chi thì các doanh nghiệp mới có thể tăng doanh số bán hàng, giúp dây chuyền sản xuất của các nhà máy có vốn để duy trì và phát triển, cũng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

5. Chính sách tiền tệ

Lạm phát "bào mòn" túi tiền của bạn như thế nào?

Các quy định, biện pháp trong chính sách tiền tệ thường tập trung vào lãi suất và khả năng tiếp cận tín dụng. Một khi lãi suất gia tăng, các công cụ tài chính như chứng khoán sẽ kém hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao hơn và được an toàn.

Về phía các doanh nghiệp, họ tiếp cận được với nguồn vốn vay khó khăn hơn, từ đó, không đủ tiền để đầu tư vào nhiều dự án cũng như chi trả các khoản nợ vay. Thị trường tài chính ảm đạm đi rất nhiều.

Ngược lại, khi lãi suất giảm xuống, doanh nghiệp có cơ hội được vay nguồn vốn giá rẻ, họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào sự tăng trưởng và phát triển công ty, nhờ vậy, giá trị cổ phiếu tăng khiến thị trường chứng khoán và rộng hơn là thị trường tài chính sôi động hơn.

6. Chính sách tài khoá

Chính sách tài khoá bao gồm những chính sách của Chính phủ về thuế, vay và chi tiêu. Thuế suất cao có thể làm giảm động lực làm việc, đầu tư và tiết kiệm của cá nhân và doanh nghiệp. Quy mô thâm hụt ngân sách và tổng nợ của Chính phủ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường về thuế suất trong tương lai, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

Chi tiêu của Chính phủ thúc đẩy vay mượn và tăng thuế, đây được coi như một công cụ chính sách để cố gắng kích thích hoạt động kinh tế trong thời kỳ dậm chân tại chỗ hoặc phát triển chậm lại và bù đắp cho sự trì trệ trong chi tiêu của người dân và đầu tư kinh doanh trong thời kỳ suy thoái.

7. Công nghệ mới

Chuyển đổi kỹ thuật số trong Logistics: Xu hướng công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng trong năm 2020

Những công nghệ mới hiện nay như AI, blockchain, P2P đã đem lại nhiều công cụ đầu tư mới cho thị trường tài chính khiến quy mô giao dịch ngày càng gia tăng. Sự bùng nổ khoa học và công nghệ đã thay đổi thói quen người dùng, nó tạo ra xu thế mới cho xã hội hiện đại, doanh nghiệp nào càng áp dụng công nghệ tiên tiến thì càng thu hút được khách hàng cũng tiện dụng trong việc quản lý, quản trị doanh nghiệp.

8. Tình hình chính trị

Các yếu tố chính trị có thể tác động đáng kể đến đồng tiền của một quốc gia và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, nó ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường tài chính thông qua nhà đầu tư.

Trong trường hợp bất ổn chính trị, các nguồn cung hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khi đó giá cả các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng lên, đặc biệt là nguyên nhiên liệu, kéo các hàng hoá dịch vụ khác cũng tăng theo, khiến lạm phát càng gia tăng, điều này gây áp lực giảm lên thị trường chứng khoán.

Sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp, phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng thích ứng và phản ứng với những thay đổi trong môi trường vĩ mô. Do đó, các công ty nên theo dõi chặt chẽ các yếu tố khác nhau của môi trường vĩ mô, điều này sẽ giúp họ thích nghi được với những thay đổi liên tục của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Mong rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Happy Live Team

Nguồn: Topi

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề