fbpx

Nếu quỹ đầu tư đầu tiên của Warren Buffett tồn tại đến hôm nay bạn nên đầu tư bằng mọi giá!

Ngoài việc không thu phí quản lý, Warren Buffett còn nghĩ rằng ông chỉ nên được trả công cho mức hiệu quả lớn hơn mức một nhà đầu tư “không làm gì” có thể đạt được; ông chỉ thu phí vượt quá ngưỡng 6% lợi suất, mức giữa của lợi suất kỳ vọng trung bình 5-7% cho thị trường của ông. Bằng cách này, ông càng thống nhất với lợi ích của các thành viên góp vốn hơn nữa.

Những điều cơ bản về Công ty Hợp danh Buffett

Buffett Partnership – Công ty Hợp danh Buffett được phỏng theo mô hình của Newman-Graham, một trong những quỹ phòng hộ đầu tiên trong cả nước. Graham đã đi tiên phong trong cấu trúc cơ bản này. Nó gồm một thành viên hợp danh, như Buffett, người chịu trách nhiệm quản lý và nhận một phần lợi nhuận. Các thành viên góp vốn, như dì Alice, góp vốn nhưng không có tiếng nói trong cách sử dụng quỹ.

Warren Buffett

Dưới đây là mô tả của Buffett về cách thỏa thuận góp vốn đầu tiên này được thành lập lúc ông trở về Omaha sau khi rời GrahamNewman ở tuổi 25:

Tôi không có kế hoạch thành lập một thỏa thuận góp vốn, hay thậm chí kiếm một công việc. Tôi cũng chẳng thấy lo lắng miễn là tôi có thể tự mình hoạt động. Tôi chắc chắn không muốn quay lại công việc bán chứng khoán cho người khác nữa. Nhưng thật tình cờ, bảy người, trong đó có vài người thân của tôi, nói với tôi rằng, “Cháu từng bán chứng khoán, và chúng ta muốn cháu nói cho chúng ta cách làm gì với tiền của mình.” Tôi trả lời, “Cháu không làm điều đó nữa, nhưng cháu sẽ thành lập một thỏa thuận góp vốn như chú Ben và Jerrry từng làm, và nếu mọi người muốn tham gia, cứ tự nhiên ạ.” Cha vợ tôi, bạn cùng phòng thời đại học, mẹ của anh ta, dì Alice, chị tôi, anh rể và cả luật sư của tôi đều đăng ký tham gia. Tôi cũng có hàng trăm đô la. Nó bắt đầu thế đấy – thật tình cờ.

Bằng cách nào nhà quản lý được trả công trong khi nhà đầu tư lại không

Các quỹ phòng hộ và quỹ tương hỗ ngày nay thường tính một mức phí quản lý dưới dạng một phần trăm cố định trong tổng tài sản của nhà đầu tư được quản lý. Khoản này có thể từ 0,25% tới 2% trở lên, mỗi năm, và khoản phí này không bị ảnh hưởng bởi hiệu quả đầu tư.

Do hoạt động quản lý tài sản có khả năng mở rộng cao – tài sản tăng thường không khiến chi phí tăng lên nhiều – nên khoản quỹ được quản lý càng nhiều thì lợi nhuận của nhà quản lý tài sản càng cao. Trong khi hiệu quả chắc chắn là thành phần chủ chốt trong khả năng tăng trưởng của một quỹ đầu tư, thì một chiến lược tiếp thị tuyệt vời lại có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và có khả năng thúc đẩy tăng trưởng tài sản thậm chí còn nhanh hơn. Hầu hết các nhà
quản lý tài sản – đặc biệt các công ty quỹ tương hỗ – kiếm được các khoản tiền phí và nhờ đó có động cơ tối đa hóa quy mô tổng tài sản của họ.

Các khoản phí dựa trên phần trăm cố định của tài sản được quản lý khiến các nhà quản lý tài sản thật khó từ chối dòng vốn gia tăng từ các nhà đầu tư, thậm chí khi rõ ràng nó sẽ có tác động xấu đến hiệu quả đầu tư. Khi lợi ích chính (phần trăm lãi hàng năm) của nhà đầu tư “bước sai nhịp” với lợi ích của nhà quản lý tài sản (nhiều tài sản hơn, nhiều phí hơn), thì tồn tại một xung đột lợi ích tiềm tàng. Buffett không thu phí quản lý tài sản. Ông chỉ được trả công dựa trên hiệu quả đầu tư. Hệ thống của ông tốt hơn bởi nó loại bỏ nguồn gốc xung đột tiềm ẩn giữa lợi ích của ông và của các thành viên góp vốn.

công ty hợp danh Buffett

Chi phí kém hiệu quả

Ngoài việc không thu phí quản lý, Buffett còn nghĩ rằng ông chỉ nên được trả công cho mức hiệu quả lớn hơn mức một nhà đầu tư “không làm gì” có thể đạt được; ông chỉ thu phí vượt quá ngưỡng 6% lợi suất, mức giữa của lợi suất kỳ vọng trung bình 5-7% cho thị trường của ông. Bằng cách này, ông càng thống nhất với lợi ích của các thành viên góp vốn hơn nữa.

Ngày nay, các quỹ phòng hộ thường thu mức phí được gọi là “2 và 20”; 2% là phí quản lý, và sau đó tính thêm 20% cho toàn bộ lợi nhuận, mà không có lợi suất ở ngưỡng tối thiểu. Các nhà quản lý tài sản có thể thu được các khoản phí lớn thậm chí dù họ chỉ đưa ra được lợi nhuận dương về mặt danh nghĩa trong khi không thể làm tốt hơn thị trường. Đây là một trạng thái không thỏa đáng kể từ cuối đợt khủng hoảng tài chính, khi mà ngành công nghiệp quỹ phòng hộ nhìn chung không thể vượt qua chỉ số của thị trường vào mỗi năm (2008- 2014). Giống như con vịt của Buffett, các quỹ này không thể “tự mình vỗ cánh” nhưng các nhà đầu tư vào các quỹ này vẫn buộc phải trả 20% “lãi” của họ dưới dạng các khoản phí. Cấu trúc “trả công theo hiệu quả” của Buffett đã làm đúng ý tưởng của ông về việc đối xử với mọi người theo cách ông muốn được đối xử nếu vị trí của họ được đảo ngược.

Ngửa thì họ thắng, Sấp thì ta thua

Trong nhiều trường hợp, tiền góp vốn của cá nhân các nhà quản lý quỹ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong số tài sản được quản lý hay giá trị tài sản ròng cá nhân của họ. Điều này có thể dẫn tới một quan hệ “ngửa họ thắng, sấp ta thua” trong đó nhà quản lý quỹ được trả công hậu hĩnh, nhưng khi kết quả của họ kém cỏi, thì kết quả của chúng ta cũng kém cỏi, nhưng họ chỉ cần đóng quỹ của mình là xong. Một nhà quản lý quỹ có một năm hiệu suất đi xuống 30% nhưng giá trị tài sản ròng của họ không có tỷ trọng lớn trong quỹ chắc chắn sẽ không thu được phí theo hiệu quả, nhưng phải chịu tổn thất ít hơn so với nhà đầu tư của họ. Nếu quỹ bị đóng, các nhà đầu tư không chỉ mất 30% vốn của mình; họ còn mất luôn giá trị của “mốc nước lên cao,” thứ cho họ khả năng để tự bù đắp khoản lỗ của mình trước khi lại phải trả các khoản phí theo hiệu quả lần nữa.

kẻ cắp

Buffett và gia đình ông là thành viên góp vốn lớn nhất của Công ty Hợp danh BPL. Với mức vốn cao nhất có thể gặp rủi ro, ông đã thống nhất lợi ích của mình với tất cả các thành viên góp vốn trong việc tối đa hóa hiệu quả. Ông phải tập trung vào rủi ro, để bảo vệ số vốn của chính mình, và phần thưởng, vừa để tăng số vốn ông có trong Công ty Hợp danh vừa để tạo ra các khoản phí. Buffett giống nhiều quỹ phòng hộ hiện nay ở điểm ông chắc chắn sẽ hưởng lợi nhiều nếu kết quả của ông tuyệt vời, nhưng điểm độc đáo là ông cũng quy định rõ rằng nếu kết quả của Hợp danh yếu kém, thì lợi ích của ông cũng sẽ “khốn cùng” không kém đâu.

Dự phòng thanh khoản

Buffett quy định rõ rằng các khoản góp vốn thêm và hoàn trả chỉ được thực hiện mỗi năm một lần, điều này buộc các nhà đầu tư phải quan sát hiệu quả của họ về mặt dài hạn. Tuy nhiên, các thành viên góp vốn có thể vay đến 20% số vốn của họ hay các khoản góp vốn thêm cuối năm để cấp vốn trước. Đối với đặc quyền này, Buffett thu phí hay trả 6% lãi suất mỗi năm tương ứng, cho phép các thành viên góp vốn được quyền tiếp cận quỹ trong trường hợp họ thực sự cần và bù đắp công bằng cho những ai muốn góp thêm vốn vào khoản đầu tư hiện tại của mình.

Qua phần bình luận và mô tả cấu trúc của Công ty Hợp danh, Buffett dạy các nhà đầu tư nhiều bài học quan trọng về cách để thống nhất động cơ của một nhà quản lý đầu tư với mục tiêu của các nhà đầu tư. Chúng ta có thể nhìn vào khoản phí quản lý, phí theo hiệu quả, xem chúng tham gia bao nhiêu vào trò chơi này, cũng như các khoản dự phòng thanh khoản để chúng ta tự đánh giá mình và lựa chọn nhà quản lý đầu tư có thể thống nhất với mục tiêu của chúng ta nhất.

Hơn nữa, quan sát thế giới qua lăng kính của động cơ là một công cụ có giá trị bất cứ khi nào bạn định cố gắng dự đoán bất kỳ kết quả nào liên quan tới con người. Các động cơ làm thế giới này quay tròn. Sẽ rất hữu ích khi suy nghĩ thấu đáo điều này và tìm kiếm các cách những người khác sẽ làm tốt còn bạn thì không, một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.

Nếu đang nghĩ tới việc đầu tư qua một nhà quản lý đầu tư chủ động, bạn có thể chắc chắn rằng hầu hết những người bán hàng sẽ không chỉ rõ những điều này cho bạn – bạn sẽ phải tự mình tìm hiểu. Một lần nữa, chúng ta thấy được sức mạnh của “siêu sức mạnh động cơ” của Munger và khó khăn trong việc “thuê người khác nghĩ thay bạn.” Như Buffett từng nói, trong phần lớn trường hợp kết quả sẽ rất tệ hại. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn có thể làm là tốt nhất rồi và nếu bạn định thuê một nhà quản lý đầu tư bên ngoài, hãy bắt đầu bằng việc so sánh với cấu trúc Công ty Hợp danh của Buffett và thành kiến động cơ nó dựa vào để tránh.

Buffett Partnership - quỹ đầu tư đầu tiên của Warren Buffett

Những NĐT mô phỏng thành công cấu trúc công ty hợp danh Buffett

Hai nhà đầu tư mô phỏng lại cấu trúc công ty hợp danh Buffett và đặt được kết quả đầu tư tốt nhất hiện nay là Mohnish Pabrai và Guy Spier. (52 tuổi, Giám đốc Quỹ đầu tư Aquamarine Fund) và Mohnish Pabrai (53 tuổi, Nhà điều hành Quỹ đầu tư Pabrai Investment Fund).

Warren Buffett chụp hình cùng Mohnish Pabrai (trái), Guy Spier (phải) tại buổi ăn trưa
Warren Buffett chụp hình cùng Mohnish Pabrai (trái), Guy Spier (phải) tại buổi ăn trưa

Guy Spier là một nhà quản lý qũy phòng hộ nổi danh,hiện ông đang điều hành quỹ Aquamarine Fund với kỷ lục về lợi nhuận đánh bại thị trường không thể nào ấn tượng hơn – 463% từ khi thành lập vào năm 1997. Ông từng là một tay “mafia” cò mồi tại một quỹ đầu tư chuyên kinh doanh các cổ phiếu “rác” với những năm tháng tuổi trẻ trượt dốc tại phố Wall. Cho đến khi bắt gặp trường phái đầu tư giá trị và được  soi sáng bởi trí tuệ của Warren Buffet và Charlie Munger. (Hành trình của Guy Spier và những điều ông đã học được trên con đường đầu tư của mình đã được Guy Spier chia sẻ trong cuốn sách “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị” đã được Happy.Live xuất bản – Đặt sách tại đây)

Thuộc diện sinh sau đẻ muộn lại không được đào tạo bài bản về tài chính nhưng nhưng Mohnish Pabrai đã trở thành một nhà đầu tư vô cùng thành công. Ông được xếp vào hàng ngũ những nhà đầu tư giá trị nổi danh thế hệ mới cùng Phil Town, Guy Spier, Seth Klarman. Mohnish được biết tới bởi cách tiếp cận cực kì thành công trong dài hạn với thành tích đáng nể: đạt lãi kép tới 18.8%/năm suốt giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ 1999-2008 (thị trường chung chỉ mang lại mức lợi nhuận khoảng 1%) và biến 1 triệu đô la ban đầu của trong quỹ đầu tư của mình (năm 1999) tăng trưởng thành 400 triệu đô la ngày nay. (Phương pháp đầu tư rủi ro thấp lợi nhuận cao của Mohnish Pabrai được chia sẻ trong cuốn sách “Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho – Đặt sách tại đây)

Ngoài thành tích đầu tư đáng nể hai NĐT nổi danh này còn được công chúng biết đến với việc chi $650.000 (tương đương hơn 13 tỷ đồng) trong một buổi đấu giá từ thiện để được ăn trưa với Buffett.

Nguồn: Happy Live biên tập và tổng hợp từ sách Luật của Warren Buffett

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách của Warren Buffett và Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề