Những hiểu nhầm về thói quen chi tiêu của người giàu
Những người giàu thực sự tự lập, họ hiểu tiêu dùng không phải là mình sẽ mua thứ người khác đã mua.
Khi nhắc đến “giàu có”, bạn nghĩ đến điều gì? Không cần phải làm việc, mua bất cứ thứ gì bạn muốn và đi bất cứ đâu bạn thích đi? Với sự gia tăng thu nhập và gia tăng số lượng tài khoản ngân hàng, mọi người thường đứng trước hai lựa chọn, hoặc duy trì lối sống thanh đạm ban đầu và kiểm soát ngân sách, hoặc tăng chi phí sinh hoạt và mua sắm một cách thiếu thận trọng.
Ai cũng biết vế trước là sự lựa chọn hợp lý, nhưng thực tế, điều mà hầu hết mọi người lựa chọn là: Khi đã có một ít tiền trong tay, họ sẽ “trở mình”, bắt chước cách tiêu xài của những người giàu hơn mình. Đồng thời, thị trường sẽ tích cực tạo ra vô số cách để bạn tiêu tiền. Nhìn những chiếc xe người khác lái, quần áo họ mặc và những thứ họ mua, và bạn sẽ có cảm giác rằng cuộc sống giống họ mới thực sự là sống. Vậy nên, bạn sẽ không dừng lại trong vòng quay “kiếm tiền – tiêu tiền – tiết kiệm – kiếm tiền”.
Làm thế nào để những người đã đi từ con số 0 đến có, rồi có tài sản để dành?
Thomas Stanley, một giáo sư tại Trường Kinh doanh của Đại học Georgia, Hoa Kỳ đã từng nghiên cứu chủ đề “Người giàu làm giàu và cách họ chi tiêu”. Ông nhận thấy rằng cách hiểu của hầu hết mọi người về “người giàu” là tiêu tiền, trong khi phải là làm thế nào để kiếm tiền. Trong cuốn sách “Tự do làm giàu”, ông mô tả những đặc điểm, nguyên tắc sống và làm việc tiêu biểu của hơn 100.000 người giàu đều có nguồn gốc chung, đồng thời tiết lộ những cạm bẫy giàu có mà mọi người dễ rơi vào nhất.
Về vấn đề đánh giá có nên tiêu tiền hay không, nghiên cứu của Thomas Stanley cho thấy những người giàu thực sự tự lập, họ hiểu tiêu dùng không phải là mình sẽ mua thứ người khác đã mua, cũng như không mua hết những thứ mình muốn mua…
Họ quen với việc xem xét “chi phí vòng đời” hơn là “chi phí ban đầu” khi tiêu dùng một thứ gì đó. Cái gọi là giá gốc – chính là số tiền bạn bỏ ra khi mua thứ này, và “chi phí vòng đời” là sau khi bạn mua thứ này, nếu bạn muốn bán nó một ngày, nó có thể bán với giá bao nhiêu? Nếu số tiền bán được tương đối cao so với các sản phẩm cùng loại, thì kiểu tiêu dùng này rất đáng để cân nhắc.
Nhưng hành vi tiêu tiền của người tiêu dùng rất dễ bị kích động. Khi bạn mới cầm một ít tiền trong tay hoặc lương cao hơn một chút, bên tai bạn sẽ vang lên tiếng nói: “Tiêu tiền chính là cách thể hiện bản thân đang sống tốt”,”Mình đã làm việc chăm chỉ rồi thì phải yêu bản thân hơn một chút”, “Tiêu nhiều hơn một chút cũng không sao, sớm muộn gì cũng kiếm lại được”…
Tuy nhiên, một thực tế là khả năng thu nhập của hầu hết mọi người không thể theo kịp với sự cải thiện của khả năng tiêu dùng và thu nhập cao vốn không bền vững. Hầu hết mọi người đều có khoảng thời gian thu nhập cao trong đời khoảng 10 – 15 năm, và một khi bạn bắt đầu sử dụng một thứ gì đó đắt tiền, các khoản chi cho nó cũng sẽ tăng lên. Cho nên, sống đúng với khả năng của mình là cách mà những người có hay không có nhiều tiền nên sở hữu.
Tôi thường thấy những tin tức như “XXX đạt được tự do tài chính ở tuổi 35”, “Đồng nghiệp của bạn bỏ bạn lại phía sau”, “Thật khốn khổ khi thất nghiệp ở tuổi 40″… và trên các nền tảng xã hội, người ta khoe đủ thứ đời sống tiêu dùng của mình. Những thông điệp này tiếp tục “thao túng tâm lý” của bạn, có vẻ như nếu bạn không đạt được tự do tài chính ở tuổi 35, bạn sẽ cô đơn trong suốt phần đời còn lại của mình.
Trên thực tế, phần lớn nhiều người giàu không phụ thuộc vào việc nhìn thấy cơ hội và có thể làm giàu trong một sớm một chiều, mà là sự tích lũy, chúng được tích lũy đều đặn từng chút một. Ngược lại, hầu hết những người có ít của cải trong tay vì họ đánh giá quá cao khả năng tạo ra của cải mà bỏ qua khả năng tích lũy.
Vậy thì, làm thế nào để phát triển khả năng trở nên giàu có của bạn? Thomas Stanley cho rằng khả năng tạo dựng sự giàu có phụ thuộc vào sự chăm chỉ, tiết kiệm hiệu quả và khả năng tự chủ trong việc quản lý tài chính của bạn. Làm việc chăm chỉ để giữ thu nhập của bạn trên mức trung bình, tiết kiệm hiệu quả để biến thu nhập của bạn thành phương án dự phòng cho tương lai, và cuối cùng, tự chủ trong việc quản lý tài chính của mình sẽ giúp bạn xây dựng sự giàu có.
Về đầu tư, quỹ của mỗi người, tình huống thực tế và khả năng chấp nhận rủi ro là khác nhau, vì vậy việc bắt chước kinh nghiệm đầu tư của bất kỳ ai là vô ích. Điều chúng ta cần nắm vững là một số nguyên tắc cần tuân theo khi lập kế hoạch phân bổ tài sản.
Thứ nhất, không đầu tư vào những dự án được đảm bảo sinh lời mà không bị lỗ. Trên đời không có dự án nào là không có rủi ro, nếu bạn không biết rủi ro ở đâu thì chắc chắn là do bạn chưa nhìn thấy nó, hoặc bên kia đã cố tình giấu thông tin rủi ro. Khi bạn đứng trước một cơ hội đầu tư, nếu bạn không thể nhìn thấy rủi ro trong đó, thì chính bạn là người chịu rủi ro trong tương lai.
Thứ hai, đừng quá tin tưởng vào những người bạn làm ăn. Đừng vội vàng vung tiền ra để đầu tư hoặc nghe theo lời giới thiệu của mọi người để mua nó, hãy sẵn sàng dành thời gian tìm hiểu những kiến thức liên quan, điều tra nghiêm túc, sau đó quyết định đầu tư hay không và cố gắng không đầu tư trong các sản phẩm không phổ biến.
Thứ ba, tiếp tục đầu tư với số tiền nhỏ để giảm tần suất giao dịch. Kéo dài thời gian nắm giữ, không mua bán thường xuyên, không theo đuổi sự giàu có tức thời và đầu tư một khoản tiền nhỏ hàng tháng.
Tích lũy của cải là cuộc chạy marathon thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống, phụ thuộc vào sự bền bỉ. Trong cuộc sống, có rất nhiều thứ gây xao nhãng như trò chơi, mua sắm… Nhưng nếu bạn càng ít bị phân tâm khỏi thế giới bên ngoài, bạn càng có nhiều khả năng ổn định cuộc sống và tiết kiệm tiền từ từ bởi tiền giống như hạt giống, muốn ăn thì phải gieo và tương lai sẽ gặt hái được nhiều hơn.
Hà An
Nguồn: Theo Sina
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z