Những lầm tưởng về ĐỘNG LỰC có thể khiến bạn THẤT BẠI nặng nề
Những động lực hay thay đổi, vô hình, cạnh tranh và mâu thuẫn khiến nhân tố hành vi này khó kìm hãm và kiểm soát được. Điều này càng khiến chúng ta thất vọng hơn khi gặp thất bại trong nỗ lực thúc đẩy bản thân hoặc người khác tạo ra sự thay đổi lâu dài. Hiểu về động lực và ý thức về kế hoạch bản thân theo hướng lý tính, khả thi mới là bước đi sáng suốt cho hành trình phát triển của bạn.
Hãy bắt đầu với những điều cơ bản.
Động lực là gì?
(*) Bài viết được trích từ sách Tiny Habits: Thói quen tí hon – Tiềm năng khổng lồ, xem thêm thông tin sách tại đây:
Động lực là mong muốn thực hiện một hành vi cụ thể (như ăn rau cải bó xôi tối nay) hoặc một nhóm hành vi chung (ăn rau và các loại thực phẩm lành mạnh khác mỗi tối). Một số nhà tâm lý học nói về động lực bên ngoài và bên trong. Không có ý xúc phạm đến tất cả những nhà tâm lý học đó, nhưng tôi nhận thấy đây là một sự phân biệt yếu ớt không hữu ích lắm trong thế giới thực. Trong công việc của mình, tôi tập trung vào ba nguồn động lực: bản thân bạn (những gì bạn mong muốn), lợi ích hoặc hình phạt bạn sẽ nhận được khi thực hiện hành động đó (củ cà rốt hoặc cây gậy), và bối cảnh của bạn (ví dụ là tất cả bạn bè của bạn đang làm nó). Để giúp bạn hình dung điều này, tôi đã tạo ra mô hình nhỏ gọi là Nhân vật PAC. Bạn sẽ thấy anh ta cố gắng lặp đi lặp lại thông điệp – Bản thân, Hành động và Bối cảnh là những yếu tố cơ bản để hiểu hành vi của con người.
Như đồ họa nhân vật PAC cho thấy, động lực có thể đến từ một trong ba nơi. Đầu tiên, động lực có thể đến từ bên trong một người: Bạn đã muốn thực hiện hành vi đó. Ví dụ, hầu hết chúng ta đều có động cơ để trông hấp dẫn. Điều này được quy định trong con người chúng ta. Động lực cũng có thể đến từ một lợi ích hoặc hình phạt đi kèm với một hành vi. Hãy nói về thuế. Hầu hết chúng ta không thức dậy vào buổi sáng với mong muốn đóng thuế, nhưng có những hình phạt nếu không chi trả đúng kỳ hạn. Điều đó thúc đẩy chúng ta. Cuối cùng, động lực có thể đến từ bối cảnh của chúng ta (môi trường hiện tại). Giả sử bạn đang tham gia một cuộc đấu giá nghệ thuật để ủng hộ một tổ chức từ thiện. Nếu mục đích là xứng đáng, nếu mọi người đang uống rượu và nếu người bán đấu giá tạo ra nhiều năng lượng, tất cả những điều này – bối cảnh (được thiết kế cẩn thận) – sẽ thúc đẩy bạn trả nhiều tiền cho một bức tranh đơn giản.
Cũng có thể có nhiều hơn một nguồn động lực để thực hiện một hành vi. Tôi xem những động lực khác nhau này như những lực đẩy bạn tiến tới hoặc tránh xa một hành động. Có thể đó là mong muốn được một nhóm chấp nhận hoặc có thể đó là nỗi sợ hãi về nỗi đau thể xác. Có thể động cơ của bạn đang hướng bạn đến một hành động, hoặc có thể chúng đang khiến bạn rời xa. Nhưng động lực luôn ở đó, thúc đẩy bạn lên và xuống – phía trên đường Hành động hoặc bên dưới – tùy thuộc vào sức mạnh của bạn tại bất kỳ thời điểm nào.
Đôi khi sự phức tạp của các động lực tương đương với một cuộc giằng co về mặt tâm lý. Ví dụ: Sandra và Adrian có thể có động cơ cạnh tranh. Họ muốn nghỉ ngơi và tận hưởng ngôi nhà mới được quét dọn, nhưng họ cũng muốn giải quyết sân sau và đánh dấu hoàn thành dự án đó khỏi danh sách của họ. Những động lực cạnh tranh này đã hướng họ đến những hành vi khác nhau.
Bạn bè của chúng ta cũng có thể có những động lực xung đột nhau, là những động lực chống đối liên quan đến cùng một hành vi. Những động lực xung đột có thể có nguồn gốc từ nỗi đau tinh thần: “Tôi muốn loại bỏ đường tinh luyện khỏi chế độ ăn uống của mình nhưng, anh bạn, tôi muốn cái bánh cupcake sô-cô-la đó”.
Những xung đột này có thể bấp bênh tùy thuộc vào những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta.
Vấn đề còn nghiêm trọng hơn là chúng ta luôn mù quáng với một số động lực của chính mình. Chúng ta có thể không lý giải được ý muốn ăn một loại thực phẩm nào đó đến từ đâu. Tôi thực sự yêu vị mặn của bỏng ngô, hay thói quen ăn bỏng ngô hàng ngày của tôi bắt nguồn từ nỗi nhớ về những ngày tôi và gia đình thường ăn bỏng ngô vào những tối xem phim? Những động lực hay thay đổi, vô hình, cạnh tranh và mâu thuẫn khiến nhân tố hành vi này khó kìm hãm và kiểm soát được. Điều này càng khiến chúng ta thất vọng hơn khi gặp thất bại trong nỗ lực thúc đẩy bản thân hoặc người khác tạo ra sự thay đổi lâu dài.
Có thể bạn quan tâm: TINY HABITS: THÓI QUEN TÍ HON – TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ