Những lỗi lầm giết chết nhà đầu tư (Phần 1)
Hầu hết mọi nhà đầu tư là để kiếm tiền (Một số người tham gia như một bài tập rèn luyện trí óc hoặc bởi vì đó là một lĩnh vực tốt để tăng khả năng cạnh tranh của họ, nhưng thậm chí họ còn tiếp tục kiếm được tiền. Tiền có thể không phải là mục tiêu của họ nhưng đó là thước đo của tất cả mọi người. Những người không quan tâm đến tiền thường không đầu tư).
Không có gì sai khi cố gắng kiếm tiền. Thật vậy, mong muốn kiếm lời là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động của thị trường và toàn bộ nền kinh tế. Sự nguy hiểm chỉ đến khi tiếp tục tham lam mà trong từ điển Merriam-Webster định nghĩa là một “sự quá đáng hoặc dành toàn bộ thời gian và sự chú ý vào đó mà thường là hám lợi một cách đáng chê trách, đặc biệt là đối với của cải hoặc của kiếm được”.
Tham lam có sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ. Nó đủ mạnh để vượt qua lợi ích chung, sự lo ngại rủi ro, sự thận trọng, cẩn thận, logic, ghi nhớ các bài học đau đớn trong quá khứ, sự kiên quyết, lo lắng và tất cả các yếu tố khác có thể lẽ ra khiến các nhà đầu tư không gặp rắc rối. Thay vào đó, đôi khi sự tham lam thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia với đám đông để theo đuổi lợi nhuận và cuối cùng họ phải trả giá.
Sự kết hợp giữa lòng tham và sự lạc quan lặp đi lặp lại khiến mọi người theo đuổi các chiến lược mà họ hy vọng sẽ tạo ra lợi nhuận cao mà không có rủi ro cao; họ trả giá cao cho các chứng khoán đang thịnh hành và nắm giữ mọi thứ sau khi chúng đã trở nên có giá cao với hy vọng vẫn còn tăng giá trị. Sau đó, nhận thức muộn màng thể hiện những gì mà mọi người đã thấy là sai: đó là sự kỳ vọng không thực tế và rủi ro đã bị bỏ qua.
Đi đôi với lòng tham là sợ hãi – yếu tố tâm lý thứ hai mà chúng ta phải xem xét. Trong thế giới đầu tư thì từ đó không có nghĩa là hợp lý, không có nghĩa là có thể nhận biết được sự lo ngại rủi ro. Hơn nữa là sợ hãi giống như tham lam vì cả hai đều bao hàm sự quá mức. Sau đó, sự sợ hãi giống với sự hoảng loạn nhiều hơn. Sợ hãi là sự quan tâm quá nhiều mà điều đó ngăn cản các nhà đầu tư thực hiện các hành động mang tính xây dựng nếu cần.
Nhiều lần trong suốt sự nghiệp của mình, tôi ngạc nhiên vì mọi người dễ dàng chú tâm vào việc sẵn sàng tạm gác sự hoài nghi. Do đó, yếu tố thứ ba mà tôi muốn đề cập là xu hướng bỏ qua sự logic, bỏ qua lịch sử và các chuẩn mực lâu đời. Xu hướng này khiến mọi người chấp nhận những đề nghị không chắc chắn nhưng có tiềm năng khiến họ trở nên giàu có… giá mà họ trụ vững được trước lời đề nghị đó. Chalie Munger đã cho tôi một đoạn trích tuyệt vời về chủ đề này từ Demosthenes: “Không có gì dễ dàng hơn sự tự lừa dối. Đối với những gì mà mỗi người đàn ông mong muốn thì anh ta cũng tin đó là sự thật.” Lòng tin đối với một số giới hạn cơ bản đó không còn hợp lệ nữa và do đó các khái niệm lâu đời về giá trị hợp lý cũng không còn là vấn đề nữa. Lúc nào cũng vậy, lòng tin luôn luôn là cốt lõi của từng đợt bong bóng và sự sụp đổ theo sau.
Trong tiểu thuyết hư cấu, sẵn sàng tạm gác sự hoài nghi sẽ tăng thêm sự hưởng lợi của chúng ta. Khi chúng ta xem Peter Pan, chúng ta không muốn nghe người ngồi bên cạnh nói: “Tôi có thể thấy nhiều sợi dây” (mặc dù chúng ta biết sợi dây ở đó). Trong khi chúng ta biết các cậu bé không thể bay, chúng ta không cần quan tâm; chúng ta chỉ ở đó cho vui mà thôi.
Nhưng mục đích của chúng ta trong việc đầu tư là nghiêm túc chứ không phải là để vui và chúng ta phải kiên định để đề phòng những việc đó không thể tiến hành trong đời thực. Nói ngắn gọn là quá trình đầu tư cần đòi hỏi một liều thuốc mạnh của sự hoài nghi (sự hoài nghi giống như tiêm một liều thuốc mạnh để bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại – chú thích của người dịch)… Chủ nghĩa hoài nghi không thỏa đáng góp phần tạo nên thua lỗ trong đầu tư. Cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần là các cuộc thảo luận về vấn đề xảy ra trong quá khứ của sự sụp đổ tài chính đều bao gồm hai cụm từ cổ điển là: “Điều đó thật tốt mà thật khó tin” và “Họ đang nghĩ gì vậy?”.
Điều gì khiến các nhà đầu tư rơi vào ảo tưởng đó? Câu trả lời thường nằm ở sự dễ dãi, đó là thứ phục vụ cho sự tham lam mà họ bỏ qua hoặc phớt lờ các bài học trong quá khứ. “Nhà đầu tư thường mau quên về tài chính” là cách dùng từ tuyệt vời của John Kenneth Galbraith giúp những người tham gia thị trường nhận ra bản chất định kỳ của các mẫu hình này và do đó họ chắc chắn xảy ra:
Khi các trường hợp tương tự hoặc gần tương tự xảy ra lần nữa, đôi khi chỉ trong vài năm, trường hợp đó được ca ngợi bởi một thế hệ mới, trẻ trung và luôn tự tin vô cùng như khám phá ra một sáng kiến rực rỡ trong thế giới tài chính và lớn hơn là thế giới kinh tế. Đó có thể là nhân loại đã nỗ lực trong một vài lĩnh vực mà lịch sử chỉ đếm trên đầu ngón tay như trong thế giới tài chính. Sự trải nghiệm trong quá khứ đến mức sự khám phá đó là một phần của tất cả ký ức đã bị bỏ qua như một nơi ẩn náu của những người không có cái nhìn sâu sắc để đánh giá cao những điều kỳ diệu không tưởng của hiện tại. (John Kenneth Galbraith, A Short History of Financial Euphoria [New York: Viking, 1990]).
Khoản đầu tư không thể sai được mà mọi người tin rằng có thể tạo lợi nhuận cao mà không có rủi ro, là điều chắc chắn hay còn gọi là bữa trưa miễn phí là rất đáng để bàn luận thêm. Khi thị trường, một cá nhân hoặc một kỹ thuật đầu tư tạo ra lợi nhuận rất ấn tượng trong một thời gian ngắn, đại khái là nó thường thu hút sự quan tâm quá mức (và mù quáng). Tôi gọi đây là giải pháp cho xu hướng “viên đạn bạc” (du jour the “silver bullet).
Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm nó. Hãy gọi đó là chén thánh hoặc bữa trưa miễn phí, nhưng mọi người đều muốn có một tấm vé đi đến sự giàu có mà không rủi ro. Vài người đặt câu hỏi liệu nó có thể tồn tại hoặc tại sao nó phải có sẵn cho họ. Điểm mấu chốt là hy vọng mùa xuân vĩnh cửu. Nhưng viên đạn bạc không hề tồn tại. Không có chiến lược nào có thể tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao mà không có rủi ro. Không ai có tất cả câu trả lời; tất cả chúng ta chỉ là con người. Nhiều thị trường rất năng động và trong số những thứ khác thì chức năng của thị trường theo thời gian là lấy đi cơ hội kiếm lợi nhuận bất thường. Những người không hoài nghi thì tin tưởng viên đạn bạc đó ở trong tay và cuối cùng dẫn đến án tử.
Điều gì tạo sự tin tưởng vào các viên đạn bạc? Thứ nhất, đó thường là mầm mống của sự thật. Nó xoay vào trong lý thuyết nghe có vẻ thông minh và những người trung thành với lý thuyết đứng trên các bục phát biểu để thuyết phục người khác. Sau đó nó tạo ra lợi nhuận trong một thời gian ngắn, dù vì có lợi ích trong đó hoặc chỉ vì mua phần tài sản chuyển đổi mới nâng giá của doanh nghiệp. Cuối cùng nó thể hiện rằng có một con đường đảm bảo sự giàu có và nó hoạt động để biến thành một sự hưng cảm. Như Warren Buffett đã phát biểu tại Quốc hội vào ngày 02/06/2010: “Giá cả tăng là một chất ma túy ảnh hưởng tới lập luận trong quá khứ và tương lai”. Nhưng thực tế sau đó (khi nó đã nổ bụp), sự hưng cảm được gọi là bong bóng.
Những lỗi lầm giết chết nhà đầu tư (Phần 2)
Nguồn: Trích sách Điều quan trọng nhất
Có thể bạn quan tâm: Điều quan trọng nhất – Howard Marks
Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh
(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi nhà đầu tư nên đọc)