“Con Hào Kinh Tế” cầm trịch trong Nghệ Thuật Đầu Tư DhanDho
Khi đối mặt với những đối thủ “khó xơi”, làm sao để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn? “Con Hào Kinh Tế” phải đủ rộng thì bạn mới có đủ không khí để thở trên thị trường đầu tư.
Khi đối mặt với những đối thủ “khó xơi”, làm sao để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn? “Con Hào Kinh Tế” phải đủ rộng thì bạn mới có đủ không khí để thở trên thị trường đầu tư.
Có bao giờ bạn tự hỏi: những công ty đang sở hữu Con hào kinh tế (Moat) bền vững như Coca Cola, Microsoft, Google sẽ tồn tại được bao lâu? Không có con hào nào tồn tại bền vững, nhưng với một nhà đầu tư thông thái, họ sẽ xác định được những con hào ẩn mình và nên nắm giữ cổ phiếu ở các công ty đó trong bao nhiêu năm. NĐT Mohnish Pabrai – chủ tịch Quỹ đầu tư Pabrai Founds sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Những nhà đầu tư đang theo đuổi mưu cầu về lợi nhuận dài hạn cần phải xác định được những doanh nghiệp có con hào kinh tế bền vững.
Con hào kinh tế là điều làm cho một công ty có thể dự đoán được và cho phép chúng ta định giá trị cho doanh nghiệp.
Con hào kinh tế (Moat) là cách nói ví von, vì nếu ví doanh nghiệp là một tòa lâu đài, thì người chủ và quản lý doanh nghiệp ấy phải có chức năng và nhiệm vụ xây dựng được nhiều con hào rộng, nước sâu và cắm thật nhiều chông (sắt) để cho “quân địch” không tiến tới xâm chiếm thành trì (doanh nghiệp) của mình.
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu chữ M đầu tiên (Meaning – ý nghĩa), chúng ta sẽ tiếp tục tìm đến với công ty tuyệt vời trong ngành. Chúng ta sẽ tìm hiểu một doanh nghiệp bền vững có kế hoạch giữ cho đối thủ mãi ở phía sau hít khói. Chúng ta gọi phẩm chất này là Moat, tức “con hào kinh tế” hay còn gọi là lợi thế cạnh tranh, đó là chữ M thứ hai.
“Con hào kinh tế” (Moat) nói lên tính bền vững của một doanh nghiệp, nó là lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cùng ngành. Giống như con hào quanh các lâu đài giúp bảo vệ tòa lâu đài, “con hào kinh tế” vững chãi giúp bảo vệ một công ty.