fbpx

Phương pháp đầu tư 4M: Mua tích trữ có phải giá cổ phiếu càng giảm, là càng mua không?

Trong thời gian gần đây, những bạn mới tìm hiểu về thị trường chứng khoán, đã kinh qua cuốn sách “Ngày Đòi Nợ”  nhưng thường nhầm lẫn giữa phương pháp đầu tư 4M mua tích trữ và chiến lược trung bình giá xuống (DCA). Hôm nay Happy Live sẽ bốc tách chi tiết để bạn có thể nắm chắc kiến thức.

Phương pháp đầu tư 4M: Mua tích trữ có phải giá cổ phiếu càng giảm, là càng mua không?

Thực ra, hai phương pháp này hoàn toàn khác nhau và cũng thường mang lại 2 kết quả trái ngược nhau cho nhà đầu tư.

Mô tả về chiến lược DCA (chiến thuật trung bình hoá chi phí đầu tư)

Phần đông nhà đầu tư mới trên thị trường ca ngợi chiến thuật DCA nói rằng nó giúp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, nhưng cũng không ít chuyên gia người chỉ trích rằng chẳng những không giảm rủi ro cho nhà đầu tư, mà còn làm giảm lợi nhuận so với các chiến thuật đầu tư khác.

VD: Khi bạn mua một cổ phiếu và sau đó cổ phiếu của bạn bị rớt giá. Vậy là đầu tiên bạn mua với 20 đô la/ cổ phiếu, bây giờ giá cổ phiếu giảm về 10 đô la/ cổ phiếu, bạn định ninh trong đầu rằng nên bình quân giá xuống để giảm % thua lỗ, sau khi bạn mua xong, giá không đứng yên,  mà lại tiếp tục giảm tiếp về 5 đô la/ cổ phiếu, lúc này bạn bắt đầu sợ nhưng trong đầu vẫn tin rằng mình đang hành động đúng việc “Mua tích trữ cổ phiếu” nhưng điều thật ra, bạn không hề biết đến giá trị nội tại của cổ phiếu và bạn đánh đồng giá cổ phiếu đang giao dịch là giá trị của cổ phiếu (đó là một sai lầm lớn). Nhưng bạn lại hy vọng rằng sẽ đến lúc giá sẽ tăng cao hơn mức bình quân số tiền bạn chi ra để mua loại cổ phiếu đó.

Nhưng viễn cảnh đó chỉ xảy ra khi thị trường có chiều hướng đi lên. Còn trong thị trường có chiều hướng giảm hoặc ảm đạm đi ngang thì việc vung tiền ra mua tiếp một công ty tồi, thì chỉ có lỗ từ nặng đến cực nặng.

Cổ phiếu có thể định giá quá cao hàng chục năm quá nóng trong một con sóng thần tăng trưởng. Nhưng trong thời gian dài, thị trường không thể định giá sai giá trị cổ phiếu.

Bạn biết không, sai lầm cơ bản nhất của chiến thuật DCA là xem giá cổ phiếu và giá trị của công ty là một, khi đầu tư theo chiến thuật DCA, bạn không phải xác định giá trị thực của công ty đó. Chiến thuật DCA là một chiến lược ngu xuẩn, nó thật sự có vẻ đơn giản và hiệu nhằm tránh mua ở giá xấu, và nó trở thành một công cụ đắc cho các nhà đầu tư tài chính thiếu não. 

Nếu bạn đã từng là nạn nhân, hoặc không muốn bị “lừa” bởi chiến lược này, thì hãy cùng Happy Live khám phá một chiến lược tích trữ cổ phiếu thực sự, đã được áp dụng thành công bởi nhà đầu tư Phil Town – chiến lược tích trữ cổ phiếu Pay back Time.

Chiến lược tích trữ cổ phiếu – Phương pháp đầu tư 4M của Phil Town

Nếu bạn là đã từng thích chiến thuật DCA trong quá khứ, thì nay bạn sẽ yêu phương pháp đầu tư bằng cách mua tích trữ cổ phiếu. Và hãy xem chiến thuật mua tích trữ cổ phiếu giúp như DCA nhưng “có dùng não”.

Đó là mua vào khi giá nằm trong một mức biên độ an toàn MOS lớn, và thời gian hòa vốn ngắn, và sau đó cứ mua vào miễn là MOS và thời gian hòa vốn vẫn giữ nguyên. Nếu giá cổ phiếu tăng giá trên mức biên độ an toàn, hoặc là thời gian hoàn vốn dài quá, thì đừng mua.

Thay vì đầu tư và hồi hộp theo các con sóng lên xuống của thị trường với chiến thuật ngu ngốc DCA, chúng ta mua tích trữ cổ phiếu vì chúng ta xác định được giá trị thật của doanh nghiệp, và vì thế khi giá cổ phiếu cao hơn giá trị, chúng ta không mua vào.

Những điều nên nhớ và hành động:

Phil Town nhận thấy rằng: Giá cổ phiếu của một số công ty được đẩy lên quá cao so với giá trị thật của doanh nghiệp, bởi vì người ta không xác định được những năm tiếp theo lợi nhuận của những doanh nghiệp này cao hay thấp.

Nhà đầu tư phải khôn khéo, bằng cáo xem cho kỹ 10 năm gần đây tình hình tài chính của họ như thế nào. Sau đó là việc tính toán xem tương họ sẽ có lợi nhuận sau thuế ra sao và từ đó xác định giá trị thực của doanh nghiệp mà bạn đang nghiên cứu. 

Đầu tư với biên độ lợi nhuận đáng kể sẽ bảo vệ tỉ lệ lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được (MARR) khi bán ra với giá bằng hoặc cao hơn giá trị thực của cổ phiếu.

Nhà đầu tư lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa giá cả và giá trị thực. Luôn định giá trị thực của một doanh nghiệp và không bao giờ trả giá đến mức giá trị thực ( mà cần phải có mức biên độ an toàn tốt)

Để tính biên độ an toàn (MOS) nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ tính giá trị thực miễn phí trên trang website Happy Live, phần mềm KungFu Stocks Pro trả phí và nhà đầu tư có thể tham gia khóa học KungFu chứng khoán.

Một lời “khắc cốt ghi tâm” cho những ai mong muốn thành công ở thị trường chứng khoán chính là bạn sẽ không bao giờ tìm được “những bữa trưa miễn phí” trên thị trường.

Tức nghĩa, thành công của những nhà đầu tư phải được đánh đổi bằng những nỗ lực và tri thức. Chiến lược tích trữ cổ phiếu của Phil Town tuy hiệu quả nhưng chẳng dành cho những kẻ có tâm niệm “há miệng chờ sung”.

Bạn cần thực sự nghiêm túc ghi nhớ, thực hành và tuyệt đối tuân thủ chiến lược này từ đầu đến cuối. Chiến lược được chia làm 3 yếu tố mấu chốt:

Xác định được doanh nghiệp xứng đáng để đầu tư

Việc định giá một doanh nghiệp, hay xác định giá trị thực sự trên mỗi tờ cổ phiếu cổ phiếu của doanh nghiệp ấy. Chúng ta cần phải hiểu rõ được phương pháp 4M.

Phương pháp 4M yêu cầu nhà đầu tư phải đánh giá và xem xét nội tại và tiềm năng dài hạn của doanh nghiệp dựa trên: Meaning (ý nghĩa) – Moat (con hào kinh tế) – Management (ban lãnh đạo) – Margin of safety (biên an toàn).

Mua cổ phiếu trong biên an toàn (margin of safety)

Giả sử: Bằng phương pháp 4M, bạn biết được cổ phiếu của doanh nghiệp này đánh giá 20 đô la. Nhưng hiện tại, giá của cổ phiếu từ doanh nghiệp chỉ chờ mua ở mức 10 đô la, thì đây chính là cơ hội để bạn thu mua cổ phiếu ấy.

Tích trữ cổ phiếu khi cổ phiếu vẫn bị định giá thấp

Ví dụ bạn đã sở hữu một số lượng cổ phiếu nhất định của một doanh nghiệp tên X ở mức 10 đô la mỗi cổ phiếu, trong khi giá trị thực của cổ phiếu lại là 20 đô la.

Vài tháng sau, bạn lại tiết kiệm được 1 khoản tiền và nhận ra cổ phiếu của doanh nghiệp X giảm xuống còn 5 đô la mỗi cổ phiếu trên thị trường nhưng giá trị thực vẫn giữ nguyên là 20 đô la, lúc này bạn có thể cân nhắc mua để tích trữ thêm cổ phiếu.Nhưng không phải giá từ 10 giảm xuống 8 xuống 7 xuống 5 là bạn nên mua ngay, Phil Town cũng đã chia sẻ phương pháp mua theo Trần & Sàn để giúp bạn hạn chế rủi ro trên đà rớt của cổ phiếu từ đó giúp bạn không hoang mang như mua theo DCA (bắt dao rơi).

*Bạn có thể nghiên cứu chi tiết thêm về phương pháp mua theo “Trần & Sàn” trong quyển sách “Ngày Đòi Nợ

Có một nguyên tắc trên thị trường chứng khoán mà bạn cần phải nhớ, chính là mọi cổ phiếu sẽ trở lại với giá trị thực của chúng. Vì vậy, khi đã xác định được giá trị thực của cổ phiếu, bạn chỉ cần đợi để tích trữ chúng trong khi giá cả của chúng đang nằm trong biên an toàn, sau đó chờ đợi khi cổ phiếu chạm giá trị thực và bán ra. Đó là cách mà nhiều nhà đầu tư giá trị đã áp dụng và trở nên giàu có.

Kết luận:

Trong khi, chiến lược DCA là sự thu mua mù quáng thiếu cơ sở dữ liệu và cam kết rạch ròi dẫn đến thua lỗ, chiến lược tích trữ cổ phiếu của Phil Town lại hiệu quả và tối thiểu rủi ro, giúp nhà đầu tư kiếm được dòng lợi nhuận an toàn và ổn định.

Thực ra, Happy Live xin chia sẻ thêm là có rất nhiều nhà đầu tư chỉ nghiêm túc tìm hiểu về phương pháp đầu tư 4M của Phil Town cũng như quyển sách “Ngày đòi nợ” chỉ sau khi họ bị “trừng phạt” nặng nề từ thị trường. Nếu bạn không muốn sứt mẻ khoản vốn mồ hôi nước mắt của mình trước khi chạm tay đến lợi nhuận, hãy bắt đầu với “Ngày đòi nợ” ngay bây giờ.

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề