fbpx

Phương pháp đầu tư với chỉ số P/B

Nhà đầu tư mua cổ phiếu một công ty, là một hình thức mua một phần tài sản công ty đó đang có, và kỳ vọng công ty có giá trị hơn trong tương lai. Nhưng làm sao để biết giá mua đó là đắt hay rẻ, và liệu còn kỳ vọng tăng hay không? Nếu như câu trả lời về kỳ vọng, có thể được hiểu bằng chỉ số P/E, thì với nhà đầu tư thực tế hơn, câu trả lời sẽ đến từ công cụ P/B.

Tìm hiểu về chỉ số P/B

Một phương pháp nữa để xác định cổ phiếu đắt hay rẻ đó chính là sử dụng tỷ số P/B. Cũng như P/E, chỉ số P/B cũng được ứng dụng rộng rãi trong định giá để so sánh tương quan đắt rẻ cổ phiếu. Việc lựa chọn, đầu tư các món hời, tất nhiên không thể bỏ qua công cụ này. Mặt tích cực là vậy, tuy nhiên, chỉ số P/B cũng có những hạn chế nhất định? Vậy trong trường hợp nào nên ứng dụng P/B? ứng dụng như thế nào cho hiệu quả?

Phương pháp đầu tư với chỉ số P/B

1. Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B là tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của công ty. Hay còn có thể hình dung chỉ số P/B là số tiền phải trả cho 1 đồng tài sản. Việc xác định công ty theo phương pháp P/B tương đối đơn giản và nhanh chóng, cung cấp thông tin nhanh đến nhà đầu tư bỏ ra bao nhiêu tiền để sở hữu 1 đồng tài sản của công ty.

Công thức tính P/B

Trong công thức tính tỷ số P/B, gần như chỉ đo lường giá trị tài sản hữu hình và chưa tính đến giá trị vô hình. Vì vậy, P/B sẽ không phù hợp để định giá (1) các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình như con người, thương hiệu, sự trung thành của khách hàng … chiếm chủ yếu, (2) Các công ty tăng trưởng nhanh.

Chỉ số P/B rất phù hợp trong việc định giá các công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư. Chỉ số P/B thấp mang ý nghĩa cổ phiếu công ty đang bị định giá thấp so với tài sản sổ sách, ngược lại, chỉ số P/B cao hàm ý công cy đang được định giá cao.

2. Chỉ số P/B như thế nào là tốt?

P/B là một công cụ dùng để quy đổi tài sản các công ty về một mối và so sánh lẫn nhau, nhằm tìm ra giá trị cổ phiếu nào đang rẻ tương đối. Hai yếu tố thể hiện trong chỉ số P/B là giá trị cổ phiếu và giá trị tài sản hữu hình. Trong khi giá thị trường của cổ phiếu (Price), cho thấy sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu, thì B (Book Value), cho thấy lượng tài sản hữu hình công ty đang có.

Khó có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B như thế nào là tốt. Nó có thể tốt ở ngành này nhưng kém ở ngành khác. Nếu chỉ xem xét chỉ số P/B đơn lẻ thì không đưa lại nhiều giá trị mà nhà đầu tư cần tìm. Chúng ta nên đặt chỉ số P/B của công ty so sánh với các công ty đối thủ trong ngành, so sánh với chỉ số P/B công ty và chỉ số P/B ngành. Từ đó mới có thể xác định mức độ đắt rẻ tương quan của cổ phiếu.

Đồng thời, chúng ta cũng có thể so sánh P/B của chính công ty đó trong một quãng thời gian dài để xem mức độ tương quan giữa giá cổ phiếu và lượng tài sản hữu hình có đi cùng nhau hay không. Qua đó có thể xác định mối quan tâm của thị trường như thế nào đến với tài sản hữu hình công ty đang nắm.

So với P/B trung bình ngành, các công ty có tỷ số P/B thấp sẽ được xem là hấp dẫn bởi thị trường đang định giá thấp các công ty này. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, điều này không phải luôn luôn đúng, chỉ số P/B thấp đôi khi cũng hàm ý có thể công ty đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính hoặc kinh doanh, dẫn đến triển vọng kinh doanh mờ nhạt.

3. Ứng dụng chỉ số P/B trong đầu tư

Chỉ số P/B rất hữu dụng khi đánh giá các công ty với tài sản thanh khoản cao. Hãy xem xét nhóm ngành chứng khoán, đâu là cổ phiếu đang được định giá hấp dẫn theo phương pháp P/B?

Như vậy, các cổ phiếu hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có mức định giá hấp dẫn về P/B so với trung bình ngành, tức có chỉ số P/B thấp hơn trung bình ngành là các cổ phiếu FTS, CTS, ART, BVS. Nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư các cổ phiếu này và chờ đợi thị trường điều chỉnh giá về mức P/B trung bình ngành.

Kết luận: Với phương pháp định giá nhanh P/B, nhà đầu tư có thể nhanh chóng xem xét cổ phiếu nào đang được định giá rẻ so với trung bình ngành với kỳ vọng giá cổ phiếu tiến về mức định giá P/B ngành. Tuy nhiên, một lưu ý cho nhà đầu tư, chỉ số P/B chưa tính đến tiềm năng tạo lợi luận của công ty trong tương lai. Đồng thời, chỉ số P/B chỉ phù hợp với các công ty có tài sản thanh khoản cao là ngân hàng, chứng khoán và công ty tài chính, phương pháp P/B không phù hợp với các công ty dịch vụ.

Nguồn: Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán toàn tập

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề