fbpx

[Quy tắc đầu tư vàng] Khi huyền thoại đầu tư “quyết định” bật mí bí quyết đầu tư hiệu quả và không cần đặt cược rủi ro

Làm những việc mà mọi người không làm – vốn không bao giờ là dễ dàng cả, nhưng đó mới là nơi bạn kiếm được tiền…Hai trong số các chiến thuật đầu tư của John Neff là mua khi có tin xấu, sau khi cổ phiếu sụt giá mạnh và chiến lược “đi đường vòng” để mua cổ phiếu của các ngành đang thịnh hành.

Ngài John Neff của bài viết hôm nay vốn nổi tiếng trong giới đầu tư thế giới với câu nói: “Để thành công trong cuộc sống cũng như đầu tư, không thể đo đạc những thứ mà bạn không thể kiểm soát, mà do cách mọi người xử lý những tình huống và những gì họ chọn để phản ứng lại. Kế hoạch thay đổi, tai họa bất ngờ có thể ập đến, nhưng những con người thành công sẽ biết kiểm soát phản ứng của mình, chấp nhận và hành động tích cực”.

John Neff sinh năm 1931 tại Wauseon, Ohio, nước Mỹ. Hiện ông vẫn đang là một tỷ phú, một doanh nhân bậc nhất của Mỹ, đã tốt nghiệp bằng Cử nhân (BA) tại đại học Toledo năm 1955.

Trong thời gian 8 năm làm nhân viên phân tích chứng khoán tại Ngân hàng Quốc gia Bang Cleveland, ông đã học xong bằng MBA tại Đại học Case Western Reserve và nhận bằng vào năm 1958. Sau đó, ông vào Wellington Management Co. năm 1964 và trở thành nhà quản lý quỹ của các quỹ Winsor, Gemini và Qualified Dividend. Ông nghỉ hưu năm 1995 sau gần 3 thập kỷ làm quản lý quỹ với kết quả xuất chúng.

Ông vốn sinh ra trong một gia đình trung lưu khá giả tại miền Nam nước Mỹ vào lúc mà thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước phát triển mạnh mẽ, John Neff sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán.

Hồi còn trẻ, John Neff thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc nghiên cứu các hoạt động đầu tư, ông thường một mình ngồi cả ngày trước một dãy các con số giá cả chứng khoán.

Ông nổi tiếng với triết lí đầu tư “Làm những việc mà mọi người không làm – vốn không bao giờ là dễ dàng cả, nhưng đó mới là nơi bạn kiếm được tiền. Hãy mua các cổ phiếu trông có vẻ không tốt với các nhà đầu tư thiếu cẩn trọng, và kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi người ta nhận ra giá trị thực của nó.”

Vào đầu thập niên 80, Quỹ Windsor do ông đứng đầu, nhờ cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư mà các khách hàng chịu khó nghe những lời tư vấn từ ông đã từng đạt tỷ lệ sinh lới gấp hai lần chỉ số S&P 500, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ.

Nhờ những thành công với Quỹ Winsor mà NĐT John Neff đã được Charles Ellis , nhà quản lý Greenwich Associates, một công ty tư vấn cho các công ty dịch vụ tài chính hàng đầu tại Mỹ cùng nhiều chuyên gia tài chính khác đặt ở vị trí ngang hàng với nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett.

Năm 1984, John Neff đã quyết định mua một số lượng lớn cổ phiếu của Ford lúc bấy giờ có giá trị là 14 USD/cổ phiếu, và chỉ ba năm sau, cổ phiếu của Ford đã là 50 USD/cổ phiếu. Năm 1986, John Neff đã giúp tăng giá trị của Windsor lên 25% khi đầu tư vào thị trường dầu lửa trong thời điểm OPEC gặp khủng hoảng nghiêm trọng.

Trong suốt thời gian điều hành quỹ, ông vẫn luôn nhắn nhủ và động viên nhân viên của mình rằng “Đầu tư và cuộc sống về hình thức khá giống nhau, sẽ là 10% những gì xảy ra với bạn và 90% cách bạn phản ứng với nó (hoặc thị trường)”.

Với những phương châm đơn giản, chỉ trong thời gian chưa đầy 10 năm quỹ đầu tư do ông đứng đầu đã vươn lên trở thành một trong những quỹ đầu tư thành công và lớn nhất nước Mỹ thuở bấy giờ. Và tất nhiên, nguyên tắc đầu tư của ông chỉ gói gọn trong những điều cơ bản dưới đây:

Sử dụng tỷ số tổng lợi nhuận đầu tư hiệu quả

Tỷ số trên được tính bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự đoán cộng với lợi suất cổ tức đem chia cho tỷ số P/E hiện thời của cổ phiếu. John chỉ đầu tư vào các cổ phiếu khi tỷ số “tổng lợi nhuận đầu tư” của nó ít nhất bằng 2.

Tìm kiếm những doanh nghiệp tốt và chia cổ tức cao

Được tạp chí Los Angeles Times mệnh danh là “Quý ông quyền lực của phố Wall”, ngài John cho rằng cách tốt nhất để đầu tư là hãy ủng hộ các công ty hoạt động bền vững có P/E hợp lí trong ngành, luôn chi trả cổ tức đều đặn cho cổ đông.

Ông giải thích nguyên do là vì một khoản chi trả thường xuyên cho các cổ đông sẽ là chỉ số tốt nhất về sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp – tốt hơn nhiều so với con số thu nhập vốn có thể bị doanh nghiệp thao túng. Đầu tư theo cách này cũng có nghĩa là các nhà đầu tư không phải chờ đợi cho đến khi họ bán cổ phiếu mới có thể kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu mình đầu tư.

Tìm hiểu và tự đặt càng nhiều các câu hỏi trước khi quyết định mua

Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải tự hỏi các câu hỏi trước khi đầu tư là xem doanh nghiệp có kinh doanh minh bạch và có doanh thu/lợi nhuận ổn định và bền vững không? Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh gì trong ngành không? Cơ cấu cổ đông có cổ đông lớn nào có uy tín không? Nợ của doanh nghiệp thế nào? Giá cổ phiếu đang định giá ở mức nào? Đơn vị nào kiểm toán hoặc CTCK nào tư vấn niêm yết…. Càng nhiều câu hỏi được xử lý tốt thì chúng ta có thể yên tâm hơn khi đầu tư vào các doanh nghiệp mà chúng ta chưa hiểu rõ lúc ban đầu.

Đồng thời cách tiếp cận của ông không chỉ đề cập đến việc mua và nắm giữ cổ phiếu. Một phần quan trọng trong chiến lược của ông chính là việc giao dịch cổ phiếu thường xuyên, nghĩa là các nhà đầu tư nên theo dõi mức cổ tức và giá cổ phiếu của các công ty trả cổ tức cũng như thường xuyên điều chỉnh danh mục đầu tư của mình để đảm bảo danh mục đó chỉ bao gồm cổ phiếu của những công ty trả cổ tức cao trong lịch sử với cổ phiếu được định giá thấp hơn giá trị của công ty.

Tập trung vào danh mục thay vì phân bổ rải rác quá nhiều

Neff thường tập trung thay vì phân tán danh mục đầu tư của quỹ. Ông theo đuổi cổ phiếu của các công ty ở mọi quy mô lớn – vừa – nhỏ miễn là nó đáp ứng được các chỉ tiêu lựa chọn cổ phiếu của ông. Hai trong số các chiến thuật đầu tư của John Neff là mua khi có tin xấu, sau khi cổ phiếu sụt giá mạnh và chiến lược “đi đường vòng” để mua cổ phiếu của các ngành đang thịnh hành.

Ví dụ: mua cổ phiếu của các nhà sản xuất ống dẫn dầu – những nhà cung cấp của các công ty dầu khí thay vì mua những cổ phiếu đang “nóng” của chính các công ty này, mà theo Neff là quá đắt đỏ.

Ông tỏ rõ quan điểm phản đối việc tham gia vào những thị trường đang quá sôi động, ông thích gặp gỡ trực tiếp với ban quản lý của từng công ty ông đầu tư để đánh giá tính liêm chính và hiệu quả làm ăn của nó.

Với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân, kiểu tiếp xúc này là gần như là bất khả thi, tuy nhiên sử dụng những kỹ thuật phân tích nghiêm ngặt của Neff như đã được áp dụng với hệ thống tài chính của công ty cũng sẽ đem lại đủ các chỉ tiêu về kết quả quản lý để bù đắp cho việc thiếu những mối liên hệ trực tiếp với ban quản lý công ty mà Neff có được.

Tiến Phát

cafef

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

bo-sach-dau-tu-gia-tri-tu-den-z

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề