fbpx

Salomon Brothers và tầm quan trọng của ban lãnh đạo

Câu chuyện của Salomon Brothers như một lời nhắc nhở đến các nhà đầu tư về tầm quan trọng của ban lãnh đạo đối với việc định giá một doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo tồi tệ

Trung tâm của câu chuyện được truyền thông thi nhau mổ xẻ này là Giám đốc Điều hành Paul W. Mozer, một nhà giao dịch trái phiếu 34 tuổi; vào tháng 12 năm 1990 và tháng 2 năm 1991, anh ta đã thực hiện giao dịch chứng khoán kho bạc vượt quá giới hạn pháp lý cho phép với một tổ chức. Ngoài ra, Mozer đã thực hiện giao dịch bí mật và trái phép trong tài khoản một số khách hàng của Salomon, sau đó chuyển các giao dịch này sang sổ sách của Salomon.

Đến cuối mùa hè, New York Times và Wall Street Journal đăng tải vụ việc lên trang nhất khiến căng thẳng leo thang. Các thị trường chứng khoán phản ứng bằng cách tháo chạy khỏi các chứng khoán công ty Salomon sở hữu.

Salomon Brothers và tầm quan trọng của ban lãnh đạo

Salomon bị chính phủ đình chỉ tạm thời việc giao dịch và gần như đóng cửa, trước tình cảnh này, các luật sư của công ty bắt đầu lên kế hoạch phá sản dự phòng. Trong một tuần, giá cổ phiếu của Salomon giảm mạnh từ trên 36 đô la xuống dưới 27 đô la. Chứng khoán nợ của chính mình giảm mạnh khiến Salomon buộc phải thực hiện động thái vô tiền khoáng hậu: tạm dừng giao dịch chứng khoán của chính công ty. 

Sự cứu vớt từ những người lãnh đạo có tâm và có tầm

Để có thể khắc phục hậu quả và vực dậy công ty, Warren Buffett và Charlie Munger đã phải ra mặt. Trong khi Buffett xử lý các vấn đề về quản lý và trao đổi với những thành phần cốt cán thì Munger sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến pháp lý rộng hơn.

Sau khi cùng Buffett tới Washington, D.C. để làm chứng trước Quốc Hội về vụ bê bối, Munger quyết định về nhà và làm cố vấn từ xa, trừ những dịp phải có mặt với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị của Salomon. 

Charlie Munger đã giúp chỉnh đốn Salomon Brothers từ gốc 

Cách làm việc của Charlie Munger qua lời kể của Lou Simpson (một thành viên trong hội đồng quản trị của Salomon):

Salomon Brothers và tầm quan trọng của ban lãnh đạo

“Ông là một thành viên rất năng động, hay đặt những câu hỏi,” Simpson kể. “Ủy ban kiểm toán tại Salomon có tính chủ động cao, luôn ham thích tìm tòi. Chúng tôi họp ba giờ đồng hồ là ít. Với nhiều người trong ban quản lý, Charlie là cái gai trong mắt. Ông để mắt đến những vấn đề hiểm hóc và giải quyết cho bằng được. Mà thiếu gì vấn đề hóc búa, từ kế toán, quản lý, phái sinh, rủi ro liên quan. Chúng ta ai cũng muốn trong nhóm có người mạnh dạn chỉ ra hoàng đế không mặc đồ. Ban lãnh đạo lúc nào cũng phô ra mặt tích cực. Để có người chỉ ra cạm bẫy, rủi ro,… càng khó hơn. Tôi đoán mọi người nghĩ rằng Charlie là một kẻ hoạnh họe. Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, thì bỗng dưng ông ấy bảo ‘Nhưng các anh gặp phải vấn đề này ở các khoản mục ngoài bảng cân đối và các khoản hoa hồng.’ Để hiểu được hoạt động của một doanh nghiệp là quá trình rất mệt mỏi và căng thẳng. Tôi nhớ không biết bao lần mình đã phải bay giữa nơi này và Los Angeles, mỗi chuyến kéo dài từ năm đến sáu tiếng. Ông ấy dành toàn bộ thời gian để đọc đi đọc lại tài liệu kiểm toán. Ông gia tăng rất nhiều giá trị bằng cách đặt câu hỏi về hoạt động và cách suy nghĩ về hoạt động ấy.” “Munger cũng giúp đội ngũ giữ năng lượng,”…

Salomon Brothers được xem là đã tạo nên phép màu khi có thể vượt qua vụ bê bối kinh khủng này. Munger cho rằng trong số những bài học rút ra từ sự kiện Salomon, một điều ông học được là khi có biến cố phát sinh, quản lý cấp cao phải phản ứng nhanh chóng và tận tâm. 

Nguồn: Trích từ sách “Damn Right!”

Có thể bạn quan tâm

Damn Right! – Tác giả Janet Lowe

Những bài học “đắt giá” của bậc thầy Charlie Munger

Cánh tay phải của Warren Buffett

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề