Sự tương quan giữa kế hoạch kinh doanh và kế hoạch giao dịch
Hãy coi giao dịch như một công việc kinh doanh. Không ai muốn bắt đầu kinh doanh mà không đủ vốn, không có kế hoạch phát triển và không có tầm nhìn cho doanh nghiệp trong một, năm hay mười năm tới, nhưng đây chính là cách bắt đầu giao dịch của số đông.
Lợi thế của việc giao dịch so với việc làm chủ một cửa hàng
Nếu bạn muốn mở một nhà hàng, bạn sẽ phải chi một số tiền lớn cho việc thuê mặt bằng, trang thiết bị, trả lương và đào tạo nhân viên, bảo hiểm và giấy phép, tuy vậy bạn vẫn không đảm bảo sẽ kiếm được tiền từ nhà hàng của mình. Còn giao dịch thì bạn lại có thể bắt đầu từ số vốn khiêm tốn hơn nhiều vì bạn không cần phải quan tâm về mặt bằng, nhân viên…
Ngoài ra, việc trở thành nhà giao dịch còn mang đến cho bạn một số lợi thế nhất định:
1. Bạn có thể giao dịch chỉ bằng một số vốn rất nhỏ
Một nhà giao dịch/đầu tư bình thường ở Việt Nam có thể bắt đầu giao dịch với số vốn là vài chục triệu nhưng nếu muốn làm kinh doanh thì bạn còn một số tiền dự trễ gấp hàng chục lần. Ngoài ra, nhưng chi phí như tạo tài khoản, chi phí cho mỗi lần giao dịch cũng không quá đáng kể.
2. Bạn có thế thoát ra khỏi một giao dịch bị thua lỗ nhanh hơn việc bạn ngừng hoạt động một cửa hàng
Khi bạn giao dịch những mã cổ phiếu thì chắc chắn không phải mã cổ phiếu nào cũng sẽ theo đúng hướng mong muốn của bạn nhưng bạn hoàn toàn có thể thoát ra khỏi giao dịch đó với một khoảng lỗ rất nhỏ, trong ấn phẩm Kỹ thuật giao dịch để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán thì tác giả cũng đã chia sẻ đến quy tắc quản trị rủi ro 2% – nhà đầu tư Việt Nam có thể tham khảo áp dụng với thị trường T2,5 hiện nay.
Ví dụ: Bạn đầu tư 1000 USD vào mã cổ phiếu A, nếu giá cổ phiếu giảm 2%, tức 20 USD thì bạn bán hết cổ phiếu này để bảo toàn số tiền còn lại, sau đó có thể kiếm một mã cổ phiếu khác để giao dịch và kiếm lại số tiền nhỏ đã mất.
3. Bạn có thể làm chủ bản thân và không cần thuê thêm nhân viên để tiếp quản giao dịch của mình
Người quản lý tiền hoàn hảo nhất cho bạn chính là bản thân bạn, chỉ cần bạn trau dồi đầy đủ kiến thức và kỹ năng qua việc đọc sách, học tập từ những nhà giao dịch khác và thực hành siêng năng trên tài khoản giả lập thì không nghi ngờ là bạn sẽ có thể bền vững kiếm tiền trên thị trường này mà không cần thuê bất kỳ nhân viên nào hỗ trợ. Đặc biệt, các công cụ đầu tư mà bạn cần chỉ đơn giản là máy tính, phần mềm đầu tư phù hợp và một bộ não đầy đủ kiến thức.
4. Giờ giấc làm việc khá linh hoạt
Sẽ có những ngày bạn phát hiện ra các mã cổ phiếu tuyệt vời để đầu tư và kiếm lợi nhuận và cũng có những ngày bạn sẽ cần phải tạm gác lại mọi hành động và quan sát thị trường. Giao dịch chứng khoán không bị ràng buộc về thời gian. Tuy nhiên, các nhà đầu tư/giao dịch thành công lại là những người rất kỷ luật trong công việc và cuộc sống
Andrew Aziz – một nhà giao dịch trong ngày đã từng về mối tương quan giữa kinh doanh và giao dịch, cũng như phong cách sinh hoạt của một nhà giao dịch thành công:
“Bạn phải thức dậy vào sáng sớm, chuẩn bị những cổ phiếu mà bạn dự định giao dịch trong ngày và chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước khi thị trường mở cửa.
Hãy tưởng tượng trong một khoảnh khắc, nếu bạn mở một nhà hàng. Bạn đã sẵn sàng đón tiếp khách hàng khi mở cửa chưa? Bạn không thể đóng cửa nhà hàng vào giờ ăn trưa vì cảm thấy không được khỏe, không có tâm trạng hoặc không có thời gian để gọi đủ thực phẩm cần thiết cho nhân viên nhà bếp chế biến món ăn. Bạn luôn luôn phải sẵn sàng…”
Chúng ta cần phải ghi nhớ rằng: Mục tiêu để bạn trở thành một nhà giao dịch hay một nhà kinh doanh thành công chính là để kiếm thật nhiều tiền và bạn không thể làm được điều đó nếu bạn không có sự kiên nhẫn, kỷ luật và tinh thần học hỏi.
Hãy tư duy như một nhà kinh doanh nghiêm túc vì bạn đang đánh cược trên số tiền của chính mình
Giao dịch có nhiều điều bất trắc hơn so với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh khác, nhưng vẫn có những điểm tương đồng – hãy tưởng tượng một công ty đang đặt cược vào một sản phẩm mới có thể có hoặc có thể không thành công hoặc một quy trình công nghiệp mới có thể có hoặc có thể không chiếm được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh.
Trong khi kế hoạch kinh doanh là tài liệu kiểm soát bao quát, kế hoạch giao dịch có linh động và mềm dẻo hơn.
Kế hoạch giao dịch xác định chính xác những gì bạn sẽ làm và sẽ không làm trên thị trường, và nó sẽ phát triển cùng khả năng giao dịch của bạn.
(Hãy cân bằng giữa việc cập nhật kế hoạch này đủ thường xuyên để nó là một tài liệu thích hợp và việc có được một kế hoạch có tính kiểm soát tốt.)
Hy vọng rằng một lúc nào đó bạn sẽ mở rộng kế hoạch này và thậm chí có thể sử dụng nó để tuyển dụng các đối tác hoặc nhà đầu tư khi doanh nghiệp giao dịch của bạn phát triển. Không có gì là giới hạn, nhưng bạn phải coi đây như một công việc kinh doanh cực kỳ cạnh tranh và khó khăn.
*Tham khảo gợi ý trong việc xây dựng kế hoạch giao dịch tại đây.
Nguồn: Happy Live Team
Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT trong đầu tư chứng khoán