fbpx

Tại sao làm một nhà giao dịch cần phải nhạy bén trong việc mua “LONG” – bán “SHORT”?

Giao dịch hàng ngày là việc cố gắng lấy lợi nhuận từ đối thủ của bạn nên bắt buộc bạn phải nhạy bén về việc mua “LONG” – bán “SHORT”.

1. Phân biệt rõ ràng giữa mua “LONG” – bán “SHORT”?

Tôi xin nhắc nhẹ về định nghĩa của mua “Long” – bán “Short”. 

Mua “Long”: 

Đơn giản là bạn mua cổ phiếu và mong muốn kiếm lợi nhuận từ việc cổ phiếu tăng giá.

Ví dụ: 

Bạn mua 100 cổ phiếu giá trị 30.000 VNĐ/ cổ phiếu. Trong ngày, bạn sẽ mong muốn cổ phiếu ấy tăng lên 33.000 – 35.000 VNĐ rồi bán ra. 

Vậy bạn kiếm được lợi nhuận từ 300.000 – 500.000 VNĐ cho ngày hôm đó.

Bán “Short”:

Ảnh minh họa

Đơn giản là bạn vay cổ phiếu từ nhà môi giới bán khi giá chúng cao, rồi mua lại số cổ phiếu đó với giá thấp hơn để ăn lợi nhuận chênh lệch. 

Ví dụ:

Bạn nhận ra cổ phiếu của công ty A đang có xu hướng giảm. Bạn “mượn” 100 cổ phiếu của công ty A từ công ty môi giới với giá trị 30.000 VNĐ/ cổ phiếu và bán đi. 

Đến cuối ngày, cổ phiếu công ty A giảm chỉ còn 25.000 – 27.000 VNĐ thì bạn mua lại 100 cổ phiếu của công ty A và trả lại cho bên môi giới.

Vậy bạn vẫn kiếm được lợi nhuận từ 300.000 – 500.000 VNĐ

Vậy tại sao một nhà giao dịch hàng ngày nên nhạy bén giữa mua “Long” – bán “Short”?

“ Công việc của tôi là giao dịch, không phải đầu tư. Tôi không quan tâm AAPL (mã cổ phiếu của Apple) sẽ có giá nào trong hai năm nữa. Cá nhân tôi ước rằng nó sẽ có giá cao hơn. Nhưng, với tư cách là một nhà giao dịch, điều tôi mong muốn là không liên quan. Nếu AAPL yếu và có một ngày thuộc danh sách cổ phiếu để giao dịch để giao dịch trong ngày, tôi sẽ mở vị thế SHORT. Nếu AAPL mạnh, tôi sẽ mở vị thế LONG.”

Trích: “Kỹ Thuật Kiếm Tiền Hàng Ngày Trên Thị Trường Chứng Khoán”

Đối với một nhà giao dịch hàng ngày thì mục tiêu chính và duy nhất của họ là làm sao để kiếm được lợi nhuận trong ngày. 

Dĩ nhiên vẫn có những nhà giao dịch chỉ thiên về mua “Long”, vì bán “Short” luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Nhưng nếu bạn có thể thành thục cả hai kỹ năng và vận dụng chúng để kiếm lợi nhuận thì chẳng phải sẽ tiện lợi hơn sao?

2. Khi nào nhà giao dịch nên áp dụng vị thế “LONG” và khi nào nên dùng vị thế “SHORT”?

Ảnh minh họa

Andrew Aziz đã nhận định rằng:

“Tôi sẽ mở vị thế SHORT khi tôi nghĩ setup (thiết lập) đã sẵn sàng và tôi sẽ mở vị thế LONG khi nào nó phù hợp với chiến lược của tôi. Nhưng phải nói rằng, tôi sẽ cẩn thận

hơn khi SHORT cổ phiếu. Một số chiến lược mà tôi giới thiệu trong Chương 7 chỉ dùng cho các vị thế LONG (lá cờ bò và đáy đảo chiều). Một số chiến lược chỉ dùng cho vị thế SHORT (đỉnh đảo chiều) và một số chiến lược khác sẽ hiệu quả cho cả LONG và SHORT, tùy thuộc vào setup.”

Trích: “Kỹ Thuật Kiếm Tiền Hàng Ngày Trên Thị Trường Chứng Khoán”

Đối với người mới làm quen với thị trường giao dịch hàng ngày, tôi khuyên bạn nên dẹp bỏ tư tưởng cho rằng đây là một lĩnh vực đơn giản. Nó còn khó chịu hơn chiến thắng một ván cờ tướng vì bạn phải đấu trí với rất nhiều người.

Lời khuyên dành cho các nhà giao dịch hàng ngày là sau khi tìm hiểu vì mua “LONG” – bán “SHORT” thì bạn nên mở quyển sách “Kỹ Thuật Kiếm Tiền Hàng Ngày Trên Thị Trường Chứng Khoán” của Andrew Aziz để học thêm về những chiến lược phù hợp cho hai kỹ năng này.

Tác giả: Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm

KỸ THUẬT GIAO DỊCH ĐỂ KIẾM TIỀN HÀNG NGÀY

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

(HOW TO DAY TRADE FOR A LIVING) – Andrew Aziz

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề