fbpx

Tại sao một nhà đầu tư muốn thành công phải xây dựng checklist cho riêng mình?

Bản checklist đầu tư đóng vai trò như một vị cố vấn để nhắc nhở các nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định đổ vốn vào một doanh nghiệp nào đó thì trước tiên thì họ cần phải cân nhắc những yếu tố gì? Vậy làm sao để xây dựng được một checklist đầu tư của riêng bạn? 

NGAY CẢ KHI ĐÃ Ở TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC BỐ TRÍ cẩn thận và có một bộ nguyên tắc đầu tư, chúng ta cũng sẽ làm mọi chuyện rối tung lên. Não bộ đơn giản là không được thiết kế để lúc nào cũng hoạt động theo logic với mọi kết quả khả dĩ xuất phát từ quyết định đầu tư của chúng ta. Sự phức tạp của giới kinh doanh và tài chính, kết hợp với sự phi lý trí của ta khi đối mặt với các vấn đề tiền bạc, đảm bảo rằng ta sẽ mắc phải hàng loạt những sai lầm ngớ ngẩn. Do đó, một công cụ đầu tư quý giá tới mức mà nhà đầu tư nào cũng bắt buộc phải sở hữu đó chính là một danh mục những thứ cần kiểm tra (checklist).

Gợi ý để xây dựng bản checklist đầu tư hiệu quả 

Mohnish theo đuổi ý tưởng bản checklist một cách nghiêm túc đến khắc nghiệt. Ông bắt đầu tập hợp một nhóm những người đầu tư giống chúng tôi (Guy Spier) để nhớ lại thật nhiều những sai lầm đầu tư mà chúng tôi đã mắc phải. Trong mỗi trường hợp, chúng ta phải tìm cho ra vì sao sai lầm đó xảy ra và xem liệu có một nguyên nhân nào mà chúng tôi nên nhìn thấy từ trước rồi hay không.

Mohnish cũng thêm vào với nhóm những sai lầm của ông ấy. Chúng tôi tổng hợp những sai lầm (không thường xuyên) mà chúng tôi đã thấy Bufett và Munger mắc phải, bao gồm khoản đầu tư vào NetJets, Dexter Shoe Company, và Diversiied Retailing – một lời nhắc nhở rằng bán lẻ là một lĩnh vực khó nhằn để kiếm tiền hơn là mọi người vẫn nghĩ.

Ngoài ra, Guy Spier và Mohnish Pabrai còn nghiên cứu hồ sơ 13F của gần 20 nhà đầu tư giá trị lỗi lạc (bao gồm những công ty Southeastern Asset Management và Fairholme Capital Management), cứ mỗi vụ đầu tư thua lỗ được xem là một lỗi. Các cựu sinh viên này sau đó đọc hết những phát ngôn trên phương tiện công cộng của các nhà đầu tư và báo cáo thường niên để tái khẳng định suy nghĩ đằng sau những vụ đầu tư thất bại.

Checklist có thể tránh nhà đầu tư khỏi việc  “liên tục phạm sai lầm” đánh giá thấp rủi ro của các công ty sử dụng đòn bẩy mà một phần vấn đề có thể nằm ở điều mà Guy Spier mô tả là “bộ não của người nghiện”: viễn cảnh kiếm được tiền đầy ma mị có thể kích thích cùng một cơ chế tưởng thưởng trong não bộ giống hệt như khi phê thuốc, khiến bộ não lý trí lờ đi những chi tiết tưởng như không liên quan nhưng thực chất lại rất liên quan. Không cần phải nói, trạng thái tinh thần này không phải điều kiện tối quan trọng và hoàn hảo cho việc thực hiện các phân tích đầu tư rủi ro lạnh lùng và vô cảm.

Một checklist có thể bao gồm bao nhiêu thông tin?

Theo chia sẻ của Guy Spier trong quyển sách: “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị”:

“Bản checklist của tôi, vay mượn không biết xấu hổ từ ông ấy, bao gồm khoảng 70 mục, nhưng vẫn đang tiếp tục phát triển. Trước khi bật đèn xanh cho một vụ đầu tư nào, tôi lấy bản checklist từ máy tính hoặc từ hộc hồ sơ gần bàn làm việc để xem tôi còn thiếu sót điều gì không. Đôi khi, quy trình này chỉ tốn khoảng 15 phút, nhưng nó giúp tôi loại bỏ hơn chục vụ đầu tư mà suýt tí nữa là tôi đã quyết định đổ tiền vào. Ví dụ một trường hợp điển hình, tôi có thể đi đến kết luận, “Ok, cổ phiếu này trượt bốn câu trong bản checklist”. Và thế là tôi sẽ không đầu tư vào đó. Nhưng cũng phải nói, đây không phải một quy trình cơ khí rạch ròi trắng đen.”

Kết Luận:

Bản checklist của mỗi nhà đầu tư sẽ khác nhau dựa trên kinh nghiệm, thất bại cũng như tình hình thị trường chứng khoán trong thời điểm đó. Tuy vậy, việc tập hợp các lỗi sai mà bạn đã mắc phải trong quá khứ để phân tích và tìm ra nguồn gốc sai lầm của bạn sẽ giúp báo động cho bạn trong những lần đầu tư sau.

Guy Spier cũng đã chia sẻ chi tiết 4 trường hợp đầu tư mang tính xây dựng quan trọng trong nội dung bản checklist của mình – trong đó, ông đã phân tích kỹ lưỡng vấn đề mình mắc phải và từ đó tổng kết vào checklist của mình.

Các nhà đầu tư tiềm năng nào vẫn chưa có một checklist hiệu quả cho mình thì đừng bỏ qua quyển “Lột Xác Để Trở Thành Một Nhà Đầu Tư Giá Trị” để biết cách xây dựng một bản kiểm điểm tránh sai lầm đầu tư hiệu quả cho bản thân nha. 

Nguồn: Trích từ “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị – The education of a value investor” – Guy Spier

Có thể bạn quan tâm:

Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị – Guy Spier

Hành trình lột xác từ tay “mafia” cò mồi phố Wall

trở thành nhà đầu tư giá trị chân chính

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề