Tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường – Phần 1
Để đầu tư thành công theo như lời nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett thì không nhất thiết phải có trí thông minh kiệt xuất, tầm nhìn quá xa hay dựa vào các thông tin nội bộ. Điều cần ở đây là phải có một khuôn mẫu tư duy sáng suốt và đúng đắn cho việc ra quyết định cùng khả năng giữ cho các cảm xúc không tác động đến các khuôn mẫu đó.
Việc đầu tư trên thị trường không phải ngày một ngày hai là bạn sẽ thành công, mà nó là một quá trình dài không ngừng học hỏi.
Các nhà đầu tư bỏ nhiều thời gian ra để phân tích thị trường tìm hiểu về các cách thức lựa chọn cổ phiếu, định giá chúng hay ứng dụng phân tích kỹ thuật để tìm thời điểm vào, ra thị trường. Và họ nghĩ như vậy là sẽ có được thành công trên thị trường, nhưng còn một vấn đề ít khi được mọi người đề cập, và cũng ít khi được để ý khi tiếp xúc đến các tài liệu hay các cuốn sách viết về đầu tư đó là TÂM LÝ TRONG ĐẦU TƯ.
Không phải ngẫu nhiên mà thực sự có chưa đến 10% nhà đầu tư thành công trên thị trường, và về dài hạn con số đó thậm chí còn nhỏ hơn rất nhiều. Và nếu ai cũng nghỉ rằng theo thời gian thì kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp chúng ta có tâm lý vững vàng hơn, khả năng ra quyết định được cải thiện hơn…nếu chỉ vậy thì số lượng các nhà đầu tư thành công trên thị trường phải là khá nhiều rồi.
Bản thân tác giả từ kinh nghiệm ít ỏi từ thị trường( hơn 7 năm) khi tham khảo 1 số cuốn sách về tâm lý hành vi, cũng đã nhận ra rất nhiều sai lầm mình thường xuyên mắc phải, việc nhận dạng những sai lệch nhận thức này, theo thời gian sẽ giúp cá nhận hạn chế được các thói quen RA QUYẾT ĐỊNH bừa bãi, theo bản năng hơn.
Dưới đây là một số sai lệch nhận thức mà đa số những nhà đầu tư thường xuyên mắc phải
- Tự tin thái quá
- Sự trì hoãn, cảm giác nuối tiếc
- Những mỏ neo
- Đầu tư theo cảm tính
- Trực giác của các chuyên gia: Đúng hay Sai?
- Không có gì là chắc chắn hay vấn đề đó không thể xảy ra
Tự tin thái quá
Tất cả chúng ta đều có xu hướng tự tin thái quá. Chúng ta cho rằng vấn đề này những người khác cũng mắc phải, ngoại trừ chính mình, bản thân điều này cũng là một dạng của sự tự tin thái quá. Tự tin thái quá bắt nguồn tự sự ảo tưởng của chúng ta về sự vượt trội của bản thân trong nhiều việc.
Ví dụ dưới đây trong vấn đề đầu tư, theo nghiên cứu của Brad M.Barber và Terrance Odean họ khảo sát 78.000 tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán với phí giao dịch thấp của Mỹ từ 1991-1996, việc chọn công ty này là vì với mức phí giao dịch thấp thì phần lớn việc ra quyết định đến từ các nhà đầu tư, khác với hình thức có sự tương tác với nhân viên tư vấn đầu tư, nhưng phí giao dịch cao hơn.
Hiệu suất được đo lường với lợi nhuận của danh mục đầu tư ở đầu năm và giữ nguyên không giao dịch đến cuối năm. Kết quả cho thấy, nếu họ không giao dịch thì tỷ suất lợi nhuận trung bình là 2% và chỉ có 10% các nhà đầu tư trên có khả năng vượt qua được con số này.
Sẽ có những người đầu tư hiệu quả hơn, số khác không được như vây, nhưng nhìn khảo sát trên có đến 90% những người không hiệu quả hơn so với việc bỏ không danh mục đầu tư đó và chẳng làm gì. Vậy thì họ đầu tư làm gì, vì họ luôn nghỉ rằng họ sẽ nằm trong nhóm 10% thành công.
Trong một khảo sát khác được trích từ cuốn sách “tư duy nhanh và chậm”, phần lớn số người điều tra được hỏi đều trả lời rằng năng lực lái xe của họ đều trên trung bình, nếu vậy thì ai ở dưới trung bình? Có phải nhiều người trong số họ tự tin quá về năng lực của mình.
Các nhà nghiên cứu cũng khảo sát trên nhiều lĩnh vực, và kết quả thu được cho thấy khi phải đưa ra những đánh giá chủ quan về một tình huống, tất cả chúng ta đều có xu hướng đánh giá quá cao kiến thức của mình, khi con người cho rằng đánh giá của mình tốt hơn so với bản chất thật thì các nhà nghiên cứu tài chính hành vi gọi đó là hội chứng tự tin thái quá.
Đối với các nhà đầu tư, đặc trưng của sự tự tin thái quá sẽ tạo ra một quá trình, bắt đầu từ việc đánh giá quá cao quan điểm của mình về giá trị của một loại cổ phiếu, hay những thông tin mà mình đang có chính xác và nhanh nhạy hơn, và một điều nữa thay vì bỏ thời gian để đánh giá lại việc lựa chọn cổ phiếu của mình, chúng ta lại hay huyễn hoặc rằng quan điểm của mình chính xác hơn so với những nhà đầu tư khác, mặc dù điều này chả đem lại được hiệu quả gì mà lối tư duy này còn làm cho sự tự tin thái quá lớn hơn.
Một nguyên nhân nữa của căn bệnh tự tin thái quá đó là “ ký ức chọn lọc”. Thông thường chúng ta cảm thấy thoải mái khi nghĩ đến các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn, hoặc tốt, chúng là các khoản đầu tư mà ta muốn kể cho người khác, việc luôn nhớ và muốn kể về những khoản đầu tư tuyệt vời này càng làm chúng ta càng nghĩ về nó hơn.
Ngược lại, chúng ta thường sẽ không muốn nhớ đến các khoản đầu tư thua lỗ. Đó là những khoản đầu tư chúng ta vô tình không muốn nhớ hay kể cho người khác, một phần vì lòng tự trọng của bản thân, và dần dà chúng ta sẽ gạt nó ra khỏi trí nhớ.
Phần lớn chúng ta không có thói quen note lại kế hoạch đầu tư hàng tuần hay thậm chí hàng ngày, vì thế theo thời gian “ký ức chọn lọc” sẽ ghi nhớ các khoản đầu tư tuyệt vời và loại bỏ dần các khoản đầu tư kém hiệu quả ra khỏi đầu mình, điều này càng làm cho chúng ta tự tin thái quá hơn so với năng lực thực sự của mình.
Một vài chiến lược để khắc phục sự tự tin thái quá:
- Đừng ra quyết định đầu tư khi chỉ dựa vào một ít dữ liệu, những báo cáo sơ sài, hay các thông tin từ người khác. Và luôn sẳn sàng với tình huống xấu xảy ra, bởi đơn giản không có điều gì là không thể xảy ra.
- Trong quá trình phân tích cổ phiếu, nên đánh giá cả điều tích cực lẫn tiêu cực để có cái nhìn khách quan hơn, tránh tình trạng chỉ nhìn thấy cái tốt của cổ phiếu đó.
- Thực hiện thói quen ghi nhật ký đầu tư, hay một vài ghi chú hàng tuần hay thậm chí hàng ngày, để có thể xem lại những lần thất bại hay thành công trong quá khứ.
- Việc định giá cổ phiếu phụ thuộc vào các dự báo, giả định, vì thế hãy chiết khấu các giả định đó
Câu đố nhỏ được trích dẫn từ cuốn sách ” tư duy như những nhà đầu tư vĩ đại – Colin Nicholson”
bạn có thể trả lời nhanh 10 câu hỏi dưới đây, câu trả lời là khoảng phạm vi mà bạn chắc chắn câu trả lời là đúng. Vì để khảo sát nhanh độ hiểu biết của bạn nên không cần phải nhờ đến ngài “google”.
- Chiều dài bờ biển Việt Nam tính bằng kilomet? Thấp : cao:
- Số các hoàng đế Anh? Thấp: cao:
- Số các quốc gia châu Phi ? Thấp: cao:
- Số vở kịch của Shakespeare? Thấp: cao:
- Tuổi của Julius Caesar khi ông bị ám sát? Thấp: cao:
- Số các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn? Thấp: cao:
- Số các giống cây bạch đàn? Thấp: cao:
- Năm sinh của Martin Luther? Thấp: cao:
- Chiều dài của máy gia tốc hạt lớn nằm dưới bên dưới Pháp – Thụy sĩ theo mét? Thấp: cao:
- Chiều dài tuyến đường sắt xuyên Siberia,nối liền Vladivostok và thủ đô Matxcơva theo kilomet? Thấp: cao:
Sau khi bạn trả lời xong, xem câu trả lời nằm ở dưới cùng bài viết
Sự trì hoãn, cảm giác nuối tiếc
Khác với sự tự tin thái quá, thì tần suất xuất hiện của sự thận trọng quá mức, hay sự trì hoãn ít hơn.
Sự lệch lạc trì hoãn này xuất hiện khi chúng ta chần chừ không chịu đưa ra những quyết định Tính trì hoãn, không dám thay đổi xuất phát từ bản năng bảo vệ cái tôi của chúng ta, nếu chúng ta quyết đinh làm điều gì đó thì chúng ta phải chịu trách nhiệm với nó, dù tốt hay xấu. Nếu chẳng may hành động đó sai lầm thì chúng ta phải chiu đựng cảm giác hối tiếc, trường hợp bị công khai thì chúng ta cảm nhận sẽ phải hứng chịu chỉ trích, hoặc cảm thấy mọi người đang ngầm phê phán hành động của mình. Vì vậy, đối với nhiều người cách an toàn nhất là chẳng làm gì cả và giữ nguyên hiện trạng ban đầu.
Hoạt động đầu tư là một hoạt động khó khăn với nhiều rủi ro, sự không chắc chắn trên thị trường là điều không cần bàn cải, do giới hạn khả năng tiếp cận được thông tin hoàn chỉnh, và khả năng hiểu rõ được nó.
Sự xuất hiện của sự trì hoãn và cảm giác nuối tiếc nhiều hơn là ở trong trường hợp bán cổ phiếu đang lỗ. Chúng ta thường cảm giác hối tiếc và hay tìm cách đỗ lỗi cho người khác, hoặc do những sự kiện khách quan khác ảnh hưởng đến kết quả đó. Nếu không tự chịu trách nhiệm với các quyết định đầu tư của mình thì chúng ta đã tự hạn chế khả năng học hỏi kinh nghiệm từ những quyết định sai lầm của bản thân, và không thể cải thiện khả năng ra quyết định theo hướng tốt hơn trong tương lai.
Và như đoạn trích trong tác phẩm “ngày xưa có một con bò” tác giả Camilo Cruz có nói rằng:
“Thành công là kết quả của những quyết định đúng. Quyết định đúng là kết quả của kinh nghiệm. Và kinh nghiệm thường là kết quả của những quyết định sai. Đó là quá trình.”
Nguồn: chungkhoanblog.com
Có thể bạn quan tâm: Điều Quan Trọng Nhất – Howard Marks
Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh
(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi NĐT nên đọc)