Bạn sẽ không bao giờ bán cổ phiếu ở ngay đỉnh (dù rất muốn), nhưng chốt lời quá sớm khi cổ phiếu chỉ vừa bắt đầu vào chu kỳ tăng giá khiến bạn dễ rơi vào tâm lý fomo muốn mua lại ngay. Vậy đâu là giải pháp?
Ở đây chỉ có những tâm sự về đầu tư, không có đúng, không có sai và không ai phán xét bạn.
? Gửi tâm sự ở đây bạn nhé: https://bit.ly/tam-su-dau-tu-happylive
Giữ vững tâm lý khi bán cổ phiếu?
Em năm nay mới 17 tuổi nhưng cũng đã kiếm được kha khá tiền trên thị trường chứng khoán vì em rất nguyên tắc, cứ lỗ trên 7% là em cut và lãi tầm 15% mà có dấu hiệu gì đó không ổn là em chốt. Và lỗi lầm là chốt lời quá sớm và khi chốt lời xong lại bị fomo muốn mua lại mã đó. Dẫn tới lại lỗ sau đó cứ 1 vòng tuần hoàn lại.
Em muốn hỏi các anh chị làm thế nào để vững tâm lý khi đưa ra quyết đi chốt lời ạ? Đúng là chốt lời không bao giờ là sai nhưng chốt không đúng chỗ thì tiếc đứt ruột. Phiên thứ 6 đáo hạn phái sinh ngày 20/8 là một minh chứng như vậy, nó còn bẻ gãy cả MA50, mà phiên thứ 2 này mấy mã chứng khoán lại tăng bất chấp thị trường đỏ lè.
Thực sự cầm tiền đứng ngoài nhìn mấy mã chứng khoán của mình nó cứ đi lên mà lòng cứ đau lắm ạ
*Câu thần chú khi tiến hành bán cổ phiếu: Biết đủ, là đủ.
Đời người đầu tư chứng khoán, cắt lỗ đúng đáy, bán xong tăng tiếp,… là chuyện xảy ra vô cùng thường xuyên. Thế nhưng, Happy Live Team muốn bạn tự hỏi bản thân một câu: Khi bạn bán, là bạn bán theo kế hoạch vạch ra từ trước, hay bán do cảm thấy muốn bán trong thời điểm giao dịch?
Đây là câu hỏi mà tất cả NĐT nên tự đánh giá và ghi lại trong suốt sự nghiệp giao dịch của mình. Một cổ phiếu được bán theo kỷ luật đặt ra sẵn luôn là một cổ phiếu bán đúng. Nếu nhiều lần bán xong cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh, vấn đề nằm ở chỗ cách bạn đánh giá cổ phiếu, chứ không phải ở cảm xúc. Một cổ phiếu tốt, sẽ còn tiếp tục tăng giá mạnh nếu triển vọng trong tương lai vẫn tốt. Vậy hãy đặt câu hỏi: Triển vọng tương lai của những cổ phiếu mình từng bán sớm là gì? Và nhớ đi tìm lời giải cho câu hỏi đó.
Ngược lại, nếu bạn bán cổ phiếu chỉ vì “cảm thấy muốn bán”, thì vấn đề sẽ nằm ở sự kỷ luật của bản thân NĐT, chứ chưa chắc nằm ở phương pháp đánh giá cổ phiếu. Trong trường hợp này, bạn cần tự kiểm điểm và học cách trở nên kỷ luật hơn.
Thế nhưng, một NĐT mới tham gia thị trường sẽ có khả năng mắc đồng thời cả 2 lỗi trên, nên theo Happy Live team, bạn nên nhìn nhận lại cả 2 mặt của vấn đề này.
Hãy giữ kỷ luật, và đừng bỏ cuộc bạn nhé. Chúc bạn thành công.
Happy Live team