The art and Science of technical analysis: Mô hình giao dịch theo xu hướng tinh túy, tìm hiểu sâu hơn các đợt điều chỉnh
Trong một xu hướng tăng, điều chỉnh là một xu hướng giảm ở khung thời gian thấp hơn, và điều chỉnh trong xu hướng giảm sẽ là một xu hướng tăng ở khung thời gian thấp hơn.
Giả sử bạn muốn giao dịch theo xu hướng với cách tốt nhất có thể. Nếu bạn biết trước tương lai – xu hướng sẽ bắt đầu và kết thúc khi nào và ở đâu – thì thật đơn giản: Mua ở đầu xu hướng tăng và bán khi kết thúc, bán khống khi bắt đầu xu hướng giảm và mua lại khi kết thúc. Vì vậy không có cỗ máy thời gian, nên chúng ta phải lập một kế hoạch. Lợi dụng đợt điều chỉnh để định vị chân xu hướng tiếp theo có lẽ là giải pháp tốt nhất.
Nói cách khác, mua vào khi điều chỉnh trong xu hướng tăng và bán khống khi điều chỉnh (bật tăng) trong xu hướng giảm. Ngay cả khi chúng ta đang mua trong một xu hướng tăng, chúng ta vẫn muốn mua với giá thật thấp, các đợt điều chỉnh cho phép chúng ta làm điều này. Hơn nữa, theo dõi những đặc điểm của các đợt điều chỉnh đáng tiến triển, để có mạnh mối về điểm kết thúc của xu hướng là một việc khả thi.
Đặc điểm của các đợt điều chỉnh thắng lợi
Điều chỉnh là các chuyển động nghịch hướng: Trong một xu hướng tăng, điều chỉnh là một xu hướng giảm ở khung thời gian thấp hơn, và điều chỉnh trong xu hướng giảm sẽ là một xu hướng tăng ở khung thời gian thấp hơn.
Một nguyên tắc quan trọng của hành vi thị trường là các xu hướng ngược với xu hướng của khung thời gian cao hơn thường yếu hơn và có xu hướng ngừng lại đột ngột khi thị trường tại xác nhận xu hướng của khung thời gian cao hơn. Điều này có ích ở hai khía cạnh: Thứ nhất, giao dịch theo các đợt điều chỉnh là có ý nghĩa vì chúng cho chúng ta các điểm giao dịch xuất sắc (nghĩa là mua tương đối rẻ trong xu hướng tăng hoặc bán tương đối cao trong xu hướng giảm) với xác suất thành công cao.
Thứ hai hiểu được nguyên tắc này là rất quan trọng bởi vì nó có thể loại bỏ các giao dịch có xác suất thấp – nếu bạn vào một vị thế trong một đợt điều chỉnh trên khung thời gian giao dịch của bạn và vị thế này thực sự nghịch hướng với xu hướng thị trường trong khung thời gian cao hơn, thì xác suất thành công của bạn sẽ thấp hơn.
Một ví dụ sẽ giúp làm rõ điều này. Hình 3.15, khung bên trái, có vẻ như là một pha điều chỉnh trong một xu hướng tăng mạnh trên biểu đồ hợp đồng tương lai của chỉ số USD.
Đây là lần điều chỉnh thứ hai đối với một sự thay đổi xu hướng tiềm năng vào đầu tháng 11, thị trường đã vượt qua kênh Keltner trên rồi lại bị kéo về trung bình động. Nếu không có gì thay đổi, đây thường sẽ là một giao dịch mua vào tiềm năng. Tuy nhiên, biểu đồ tuần (bên phải) cho thấy khung thời gian này thực sự đang trong xu hướng giảm mạnh và mới chỉ lấy lại trung bình động. Nhìn tổng thể trong bối cảnh này, xu hướng tăng trên biểu đồ ngày có khả năng kết thúc đột ngột khi biểu đồ tuần khẳng định sự kiểm soát và xu hướng giảm trên khung thời gian tuần lại tiếp diễn.
Đi theo đà mạnh hoặc xu lực mạnh
Khi giao dịch theo các đợt điều chỉnh trong một xu hướng, hãy chắc chắn rằng thị trường đang thực sự có xu hướng. Một trong những cách tốt nhất để tránh các môi trường giao dịch dưới mức tối ưu là chỉ giao dịch với các đợt điều chỉnh được dẫn dắt bởi một đà mạnh theo hướng của xu hướng. Xác định điều này bằng phân tích biểu đồ là cách hay. Các giao dịch có xác suất cao nhất sẽ đi cùng chiều các động thái lớn so với các dao động nhỏ hơn trước đó trên biểu đồ. Một lần nữa, chúng ta đang đi sâu vào phân tích chủ quan, nhưng đây là một kỹ năng cần được phát triển với kinh nghiệm và tiếp xúc nhiều với các mô hình.
Câu hỏi cần đặt ra ở đây là: “Liệu ở đây tôi có đang thấy một động thái đáng lẽ phải là xu hướng tiếp diễn không?”. Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là chúng ta đang tìm kiếm các động thái xung lực mạnh và các động thái có đà mạnh cho thấy có sự mất cân bằng trên thị trường và cần giải quyết bằng một động thái khác cùng chiều. Cũng có thể xác định điều kiện này bằng MACD hoặc một chỉ báo xung lượng khác – hãy tìm chỉ báo để ghi lại đỉnh và đáy mới vượt trội đáng kể (so với lịch sử gần đây của nó) và chỉ giao dịch theo các đợt điều chỉnh khi điều kiện đó được thỏa mãn.
Hình 3.16 là một ví dụ về loại giao dịch này trong thực tế.
Với mỗi điểm được đánh dấu trên biểu đồ, hãy so sánh biến động giá của thị trường với biến động của đường MACD nhanh đã điều chỉnh (đường nét liền phía dưới). Tại điểm A trên biểu đồ, MACD đã ghi nhận một mức đỉnh vượt trội đáng kể so với lịch sử gần đây của nó. Điều này cho thấy một nhà giao dịch có thể tìm cách mua điểm suy yếu xuất hiện bất kỳ để vào vị thế mua và chờ động lực khác đẩy giá đi lên. Một điều chỉnh nhỏ bắt đầu hình thành sau nến sau điểm A là một cơ hội như vậy. Tại điểm B, thị trường tạo đỉnh mới nhưng chỉ báo xu lượng lại không như vậy. Đây là sự phân kỳ xung lượng, cho thấy không nên vào vị thế mua trong đợt điều chỉnh tiếp theo.
Trong trường hợp này, thị trường đã tạo đỉnh mới, nhưng chỉ sau khi đi ngang trong gần một tháng. Kẹt trong những giao dịch kéo dài hàng tháng như vậy sẽ không phải là cách sử dụng vốn hiệu quả và dễ bị mất tinh thần. Tại C, cả giá và MACD thiết lập một đỉnh mới – hãy mua vào ở đợt điều chỉnh tiếp theo. Tại D, đỉnh mới đi kèm với sự phân kỳ xung lượng, vì vậy nhà giao dịch nên tránh mua vào ở đợt điều chỉnh sau. Trong trường hợp này, báo tháo ở điểm E đã đẩy MACD xuống đáy mới cực thấp, lúc này cho thấy rằng đợt hồi phục tiếp theo sẽ là một cơ hội bán khống. Điều này đã đúng và MACD lên cao hơn khi giá tạo đáy mới tại F sẽ là một cảnh báo để không bán khống trong đợt phục hồi tiếp theo.
Đừng đi theo phân kỳ xung lượng
Các giao dịch theo đợt điều chỉnh tốt nhất sẽ không theo sau phân kỳ xung lượng. Đánh giá này có cả cơ sở chủ quan và khách quan, nhưng hãy bắt đầu với phân tích MACD đơn giản trong ví dụ trước. Nếu chúng ta đo được đà chính xác, thì có thể xác định được một số chỉ dẫn rõ ràng cho các giao dịch nên thực hiện và nên tránh dựa trên các điều kiện của đà hiện có. Phân tích độ dài dao động bổ sung một số thông tin chi tiết về đà giao dịch phía sau mỗi chân xu hướng: Độ dao động lớn (theo trục Y biểu đồ) có đà mạnh hơn so với độ dao động nhỏ hơn, nhưng tốc độ của xu hướng (giá/thời gian, là độ dốc của xu hướng trên biểu đồ) cũng rất quan trọng.
Việc quản lý các vị thế hiện tại có thể đòi hỏi một tư duy hơi khác so với việc bắt đầu các vị thế mới. Ví dụ, một phân kỳ đủ mạnh có thể cảnh báo không nên gia tăng rủi ro hoặc không bắt đầu các vị thế trong đợt điều chỉnh tiếp theo, nhưng bạn vẫn có lý do để nắm giữ một vị thế đã vào từ trước ở mức giá tốt hơn. Đây là câu hỏi phải được quyết định từ truớc và kế hoạch giao dịch bạn nên bao gồm tất cả các khả năng có thể xảy ra để quản lý các vị thế hiện có cũng như bắt đầu các giao dịch mới.
Happy Live team tổng hợp/biên soạn
Sách: The Art and Science of Technical Analysis