Thiết lập mục tiêu để thành công trong tiết kiệm và đầu tư
Bạn đang đầu tư nhưng mãi mà những dự định vẫn chưa thành. Nguyên nhân phổ biến nhất: bạn chưa thiết lập mục tiêu tài chính, hoặc thiết lập mục tiêu chưa đúng.
1. Nhìn nhận lại về mục tiêu trong đầu tư
Trước khi bạn bắt đầu bỏ tiền vào thị trường, hãy tự hỏi mình một câu hỏi:
“Chính xác thì mình đang tiết kiệm và đầu tư cho cái gì?”
Đây là một câu hỏi mà bạn phải thực sự nghiêm túc tự hỏi và trả lời. Bởi lẽ, để đầu tư cho tương lai, bạn phải cắt giảm chi tiêu ngay từ hiện tại. Rõ ràng, phải có một số mục đích cho sự hy sinh này. Phải là một khoản đầu tư sẽ mang lại cho bạn một sự thỏa mãn và hạnh phúc trong tương lai lớn hơn nhiều so với việc “nướng” số tiền đó vào mong muốn hiện tại.
Vì vậy, nhận thức được chính xác mục tiêu của mình, là bước quan trọng nhất để bắt đầu thiết lập mục tiêu
2. Thiết lập mục tiêu hiệu quả
Vậy làm sao để có được một mục tiêu hiệu quả trong đầu tư? Có nhiều lời khuyên về thiêt lập mục tiêu, nhưng phổ biến nhất là phương pháp SMART:
- Specific – Cụ thể: Mục tiêu được thiết lập cần phải rõ ràng, có lí do, hành động cụ thể. Mục tiêu chung chung thì kế hoạch cũng sẽ mơ hồ, mà kế hoạch không rõ ràng thì làm sao thực hiện được
- Measurable – Đo được: Thiết lập mục tiêu không nhất thiết phải đi kèm những chỉ số quá phức tạp. Tuy nhiên chắc chắn cần có một cách để đong đếm mức độ hoàn thành mục tiêu. Thiết lập chỉ số này nên đơn giản để bạn dễ dàng nhận thức được bạn đã hoàn thành được đến đâu rồi
- Achievable – Khả thi: Thiết lập mục tiêu phải nằm trong khả năng của bạn. Nếu không, bạn sẽ rất dễ nản lòng khi kế hoạch cho mục tiêu đó bắt đầu vượt quá khả năng của bạn.
- Relevant – Thực tế: Mục tiêu của bạn cần được thiết lập dựa trên thực tế, một nhu cầu hay mong muốn mà bạn cần nhất. Bạn sẽ có động lực và nhất là tránh được tư tưởng “có cũng được mà không thì thôi” rất dễ khiến kế hoạch đầu tư bị đứt đoạn.
- Time-bound – Có thời hạn: Bạn cần biết đến bao giờ thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đó. Lạm phát có thể khiến việc đạt được mục tiêu trở nên xa dần theo thời gian (lý do tại sao thì bạn có thể xem qua bài viết Lạm phát là gì nhé) Hơn nữa, do nhu cầu và mong muốn của bạn cũng có thể thay đổi theo thời gian, nên bạn càng cần phải xác định rõ: “lúc nào thì tôi sẽ đạt được mục tiêu”.
3. Bắt đầu thôi!
Khi bạn đã thiếp lập được một mục tiêu hiệu quả, bạn đã đi được một nửa chặng đường. Bước tiếp theo là xây dựng một kế hoạch và thực hiện nó. Đừng nản lòng nếu mục tiêu đầu của bạn không thành công. Hãy coi đó là một bài học để những mục tiêu sau có thể đạt được hiệu quả tốt hơn. Hãy bám sát mục tiêu mà bạn đã đặt ra, cam đoan là bạn sẽ thấy việc đầu tư đơn giản hơn nhiều đấy. Hãy thử xây dựng mục tiêu và thực hiện với Finhay nhé. Tải ứng dụng và trải nghiệm đầu tư theo mục tiêu ngay tại đây.
Nguồn: Finhay
Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm
Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia đình thịnh vượng, bền vững