Tiền mang theo năng lượng của tâm hồn
Các bạn thân mến, từ trước đến nay phần lớn những ai đã làm những công việc mang tính tâm linh, rất ít khi họ nói về tiền bạc.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng chia sẻ về ý nghĩa huyền linh của tiền bạc. Chúng ta đến với thế giới vật chất này đều có những mục đích riêng. Và một trong những mục đích của đầu thai là nâng cao nhận thức qua những trải nghiệm nối tiếp nhau, trong đó rất quan trọng là các trải nghiệm về tiền bạc.
Tiền bạc là một phương tiện trao đổi vật chất nói riêng và năng lượng nói chung. Nó chẳng tốt chẳng xấu. Nó là là tư tưởng, nhận thức của chúng ta.
Tư tưởng căn bản về tiền bạc ảnh hưởng đến tư tưởng căn bản về cái tôi. Có lẽ nhiều người rất ngạc nhiên khi đọc dòng sau đây của đức chân sư D.K nói về tiền bạc và việc sử dụng chúng đối với những người mong muốn được phụng sự nhân loại:
“Tiền bạc là sự biểu hiện của năng lượng. Tất cả năng lượng đều có thể sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau, bản thân nó vốn phi cá tính và là mãnh lực mù quáng. Nó có thể được sử dụng một cách ý kỷ hay vị tha. Điều này tự bản thân nó tạo ra sự khác biệt….”
Tiền chỉ là công cụ. Nó có thể đưa chúng ta đi bất cứ nơi nào chúng ta muốn nhưng không lái xe thay ta được. Nó giúp ta thoả mãn những nhu cầu của mình, nhưng không đem lại cho ta những nhu cầu đó. Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc cho con người khi họ không hề biết hạnh phúc là gì, không thể đem lại những qui tắc về giá trị có giá trị, và cũng không đem lại mục đích khi anh ta không biết mình muốn gì. Đồng tiền không thể mua trí thông minh cho kẻ ngốc, mang lại sự thán phục cho kẻ hèn yếu, sự kính trọng cho kẻ bất tài. Những người muốn mua trí tuệ của những người tài giỏi hơn mình bằng tiền chứ không phải bằng lí trí thì cuối cùng sẽ trở thành nạn nhân của sự kém cỏi của chính anh ta.
Đó là lý do, linh hồn tự lựa chọn những cuộc đời giàu có bên cạnh những cuộc đời nghèo khó. Người có kiếp sống rất giàu và kiếp sống rất nghèo có cơ hội có được góc nhìn bổ sung cho nhau để tạo nên một nhận thực tổng thể cân bằng về tiền bạc.
Khi học về kiếm tiền và dùng tiền không còn là bài ưu tiên, con người sẽ sống những cuộc đời không quá giàu cũng không quá nghèo khó. Khi đã có nhận thức cân bằng về tiền bạc, nó trở thành công cụ phục vụ những mục đích sống khác. Có những mục đích cuộc đời cần huy động những nguồn lực tài chính lớn và có những mục đích cuộc đời nên tránh những lo toan về tiền bạc.
Điều chỉnh hành động: ta hành động như thể ta đã có sẵn tư tưởng gốc cân bằng về công cụ tiền bạc. Với hành động, ta chủ động lập trình lại chính tư tưởng của chính mình.
Nguồn: Trích sách Linh hồn của tiền – Lynne Twist
Có thể bạn quan tâm: LINH HỒN CỦA TIỀN – ĐÁNH THỨC SỰ GIÀU CÓ