fbpx

Trend Following: Đi theo xu hướng cho đến khi xu hướng thay đổi

Trend Following – Trong một thế giới càng lúc càng bất định và khắc nghiệt, đưa ra quyết định dựa trên sự thật duy nhất, đơn giản và đáng tin cậy của giá cả là hành động vô cùng hiệu quả. 

Trend Following: Đi theo xu hướng cho đến khi xu hướng thay đổi

trend-following-di-theo-xu-huong-cho-den-khi-xu-huong-thay-doi-happy-live-1

Những dữ liệu cơ bản liên tu bất tận, nào PE, nào mua báo cáo mùa màng, nào nghiên cứu kinh tế, chỉ tổ khiến cho việc giao dịch trở nên phức tạp hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, dù có đưa trên trời dưới biển dữ liệu cơ bản vào(nhiệm vụ bất khả thi), bạn vẫn sẽ không biết thời điểm mua bán và số lượng. Giá cả là tối hậu nếu cuộc tranh luận dựa trên cơ sở lý luận. Giá cả là thực tế duy nhất.

Warren Buffett nói rằng, về lâu dài, thị trường chứng khoán là một máy cân và trong thời gian ngắn là một cơ chế biểu quyết. Ông ấy khai thác máy cân còn chúng ta khai thác cơ chế biểu quyết – David Harding –

Mặc dù vậy, giả sử nhà giao dịch coi giá là biến số giao dịch chính, thường thì họ chỉ tập trung vào một thị trường – thường là các cổ phiếu ở nước họ mà bỏ qua các cơ hội đầu tư khác trên thế giới. Để thoải mái nhất có thể, nhiều nhà giao dịch trung thành đi theo các chuyển động giá trên thị trường mà họ quen thuộc. Họ không mảy may nghĩ đến việc bẻ nhánh sang tiền tệ, hợp đồng tương lai hoặc hàng hóa như cà phê hay vàng.

Nếu tôi bảo bạn có thể biết đủ biết Tesla và đậu nành để giao dịch chúng, bạn sẽ thấy điều đó thật không thể tin nổi, nhưng hãy nghĩ về điểm chung giữa cotton, dầu thô, Cisco, GE, đồng đô la Mỹ, đô la Úc, lúa mì, Apple, Google, Berkshire Hathaway mà xem, tất cả đều có chuyển động giá.

Giá thị trường, giá giao dịch là dữ liệu khách quan rõ ràng, phản ánh tổng các góc nhìn thị trường. Khi bạn chấp nhận sự thật này, bạn có thể so sánh và nghiên cứu về giá, đo lường các chuyển động giá, ngay cả khi bạn không biết tí gì về yếu tố cơ bản.

Bạn hoàn toàn có thể xem xét lịch sử giá, đồ thị giá, không cần thiết biết đó là thị trường nào và vẫn giao dịch thành công. Người ta không dạy bạn những điều này ở Harvard hay Wharton, nhưng đây là nền tảng của việc kiếm hàng triệu đô la khi trở thành một nhà giao dịch theo xu hướng.

Ngoài ra, đừng cố dự đoán xu hướng sẽ kéo dài tới khi nào. Bạn không làm được đâu. Bạn sẽ không bao giờ biết thị trường có thể tăng hay giảm đến mức nào. Perter Borish, phó tướng từng làm việc với Paul Tudor Jones, huỵch toẹt mối quan tâm duy nhất của nhà giao dịch: “giá cả tạo ra tin tức, không phải ngược lại. Thị trường sẽ đi đến nơi mà nó muốn”.

Ông ta nói lệch rồi. Việc bạn có thể tin vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hay không không quan trọng. Tất cả số liệu trong đấy có thể được chỉnh sửa, xào nấu hoặc làm giả. Nhưng thị giá giao dịch thì không sửa được. Giá là con số duy nhất bạn có thể tin. Bạn có thể thấy nó hàng ngày. Tuy nhiên, điều này không khiến nhà đầu tư bớt bối rối. 

Ngay cả phóng viên tài chính Alan Sloan còn không hiểu: “Nếu số ít những người thông minh nhất Phố Wall không thể tin tưởng vào số liệu thì ai tin được đây”.

Tôi biết Sloan đang lải nhải về bảng cân đối kế toán và tỷ lệ P/E. Riêng những con số này thì tuyệt đối đừng bao giờ tin. Những tác nhân xấu thay đổi chúng như trở bàn tay. Ngay cả khi bạn biết các con số trong bản cân đối kế toán là chính xác, chưa chắc thông tin ấy sẽ tương quan với thời điểm mua bán.

Kinh nghiệm từ nhà giao dịch theo xu hướng lão làng

Bất ổn về chính trị là một lý do các quyết định đầu tư không được thúc đẩy bởi các đánh giá tùy ý. Chẳng hạn, làm cách nào bạn đo lường tác động của các tuyên bố từ ngân hàng  trung ương và bộ trưởng ngân khố? Ngay cả khi chúng ta biết mọi mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản và giá, những nhận xét về chính sách không rõ ràng sẽ hạn chế khả năng sinh lời của chúng ta… cố gắng tiên liệu nội dung Báo cáo Chính sách tiền tệ cho Quốc hội hoặc tính toán của các nhà chức trách Nhật Bản không giúp ích cho việc đầu tư có hệ thống và kỷ luật. Thay vì chạy theo những tuyên bố chính trị trong vô vọng chúng tôi để thị giá đứng ra cầm trịch. Giá có thể biến động, nhưng chúng không che mờ sự thật về chuyển động thị trường. Công việc của chúng ta là sàng lọc dữ liệu giá một cách có hệ thống để tìm xu hướng, hành động theo xu hướng đó và không để những tin tức mới nhất làm lung lay quan điểm thị trường của chúng ta.

William Eckhardt, một nhà giao dịch theo xu hướng và từng là cộng sự của Richard Dennis, mô tả cách giá hoạt động như sau: “Một điểm quan trọng trong cách tiếp cận của chúng tôi là gần như chúng tôi chỉ làm việc với giá, giá quá khứ và hiện tại…Không nghi ngờ gì nữa, giá là biến số gắn liền với nhà giao dịch, vì vậy rõ ràng chúng ta phải tập trung nghiên cứu nó… Nếu hệ thống giá thuần túy là một điểm gần cực Bắc, nếu bạn chệch khỏi yếu tố giá thì chẳng khác nào bạn đang đâm đầu xuống phía Nam”.

Chúng ta có thể thấm thía cách một nhà giao dịch theo xu hướng thực hiện triết lý trên qua câu chuyên giao dịch hợp đồng đường ăn của Ed Seykota. Ngày ấy, ông mua hàng nghìn hợp đồng tương lai đường.

Hôm nào thị trường cũng tăng kịch trần. Giá cứ tăng không ngừng, Seykota cứ tiếp tục mua thật nhiều, thật nhiều hợp đồng đường. Một môi giới quan sát tất cả động thái của Seykota. Ngày nọ, môi giới này gọi cho ông sau khi thị trường đóng cửa, do vẫn còn hợp đồng đường chưa khớp, anh ta nói với Seykota, “Chắc ông muốn mua 5,000 hợp đồng”đường này đúng không”. Seykota đáp, “Chốt”.

Sau khi thị trường đóng cửa kịch trần trong nhiều ngày liên tiếp, Seykota nói, “Hẳn rồi, tôi sẽ mua nhiều hợp đồng đường hơn ở đỉnh của thị trường”. Theo bản năng, mọi người đều muốn mua hợp đồng đường lúc giá nhúng xuống hoặc thoái lui. Họ mong ngóng giá điều chỉnh một chút. “Tôi muốn giá hời” là suy nghĩ của họ – ngay cả khi giá hời không bao giờ xuất hiện. Giao dịch theo xu hướng hoạt động theo cách ngược lại: Mua của đỉnh giá cao hơn và bán các đáy giá thấp hơn.

Nhưng nhà giao dịch theo xu hướng biết rằng chọn điểm bắt đầu xu hướng là một hành động nhọc xác. Xu hướng bắt đầu tư các thị trường đi ngang, chẳng có lẻ gì sẽ xuất hiện xu hướng – hành động giá của thị trường biến động khó lường (choppy) lên xuống, lình xình, không đi đến đâu. Giải pháp là chỉ đặt cược nhỏ để xem xu hướng có chín muồi và đủ lớn để đi theo hay không.

Giao dịch theo xu hướng tương tự như mở vị thế long quyền chọn, vì lệnh dừng lỗ tạo ra mức giảm giới hạn và việc tiếp diễn xu hướng sẽ tạo ra mức lợi nhuận lớn. Đây là lý do tại sao khi nhắc tới phương pháp này, ta sẽ nhắc tới cụm từ cắt lỗ và để lãi chạy. Tất nhiên nếu xu hướng liên tục không hình thành, những khoản lỗ giới hạn này sẽ tích lũy dần thành khoản lỗ lớn. Điều này cũng đúng cho các chiến lược mua quyền chọn. Đối với nhà giao dịch theo xu hướng, phí quyền chọn được thanh toán sau khi đóng một giao dịch không thành công chạm cắt lỗ. Phí quyền chọn cũng có thể được thanh toán sau khi thị trường đã chuyển động mạnh và tạo ra lợi nhuận, sau đó đảo chiều chạm dừng lỗ động và một phần lớn lợi nhuận bị đảo chiều – Chủ tịch của Graham Capital Management-

Một giám đốc điều hành tại Graham Capital Management, đơn vị tiên phong giao dịch theo xu hướng, giải thích: “Khả năng thành công của các chiến lược theo xu hướng phục thuộc vào hai giả định hiển nhiên nhưng quan trọng về thị trường. Thứ hai, nó giả định có thể tạo ra các hệ thống giao dịch để thu lợi nhuận từ những xu hướng này. Chiến lược giao dịch cơ bản mà mọi giao dịch theo xu hướng cố gắng hệ thống hóa là cắt lỗ và để lãi chạy”.

Sự thật mất lòng về thua lỗ

Quy tắc đầu tiên của giao dịch là “Cắt lỗ và để lãi chạy”. Đây là điều khó làm nhất. Hiếm ai thắc mắc nguyên nhân tại sao, nhưng đây chính là yếu tố khiến lý thiết thị trường hiệu quả bị phá vỡ và lộ rõ bản chất tâm lý thị trường.

Khi chúng ta đánh mất hoặc thất lạc thứ gì đó, chúng ta mong đợi sau đó sẽ tìm thấy nó. Con mèo có đi lạc cũng quay về. Chìa khóa xe bị mất rồi cũng tìm lại được thôi. Nhưng chúng ta đều biết, 1 đô la rơi trên đường sẽ không cánh mà bay khi người đi ngang qua. Vì vậy, kinh nghiệm dạy chúng ta rằng mất thì sự đã rồi và lợi nhuận từ giao dịch, họ phải làm điều khó – đi ngược lại bản chất con người. Đây là lúc cần có kỷ luật, chuẩn bị tâm lý, nhiều tháng thử nghiệm hệ thống giúp một nhà giao dịch tự tin giao dịch ngược với bản tính của mình.

Nếu cắt lỗ và để lãi chạy là câu thần chú khi giao dịch theo xu hướng, thì đó là vì thực tế khắc nghiệt không cho ta tiếp tục cược chơi nếu hết tiền. Không tiền không tình yêu! Nhà giao dịch theo xu hướng Christopher Cruden đã châm biến: “Tôi sẽ kết thúc bằng một dự báo tiền tệ nào đấy, dựa trên phân tích thị trường qua các yếu tố cơ bản của tôi cùng một nền tảng cho triết lý đầu tư cá nhân của tôi…” Vấn đề duy nhất là tôi không thể cho bạn biết khi nào điều này sẽ xảy ra hoặc sự kiện này sẽ xảy ra đầu tiên. Xem trên điều này, thà tôi tiếp tục hệ thống giao dịch của chúng tôi còn hơn”.

Một ví dụ điển hình về việc không để lãi chạy là các chiến lược giao dịch chốt lời trước khi xu hướng kết thúc. Ví dụ, một môi giới nói với tôi một trong những chiến lược của anh này là giữ cổ phiếu đến mức lời 30% là thoát hàng. Chiến lược của anh ta là vậy, để giá tăng lên 30% rồi bán. Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, chiến lược sử dụng mục tiêu lợi nhuận về căn bản có đề. Nó đi ngược lại với cách thức làm giàu, tức luôn để lãi chạy. Nếu bạn không thể dự đoán điểm kết thúc hoặc đỉnh xu hướng, đừng thoát ra quá sớm và bỏ phí phần lợi nhuận sau đó – xét cho cùng, bạn cần có các cổ phiếu chiến thắng lớn để bù cho những khoản lỗ nhỏ.

Giả sử bạn bắt đầu với 50.000 đôla. Thị trường tăng mạnh và tài khoản của bạn chạm 80.000 đôla. Tại thời điểm này, bạn có thể nhanh chóng chốt 30.000 đôla lợi nhuận từ thị trường. Bạn suy nghĩ sai lầm rằng nếu không chốt lời ngay, chúng sẽ mất.

Những nhà giao dịch theo xu hướng biết tài khoản 50.000 đôla có thể tăng lên 80.000 đôla, trở lại 55.000 đôla, lên lại 90.000 đô la và có khi lên đến 200.000 đô la cũng nên. Ai đã chốt lời ở mức 80.000 đô la sẽ không còn có mặt để tài khoản lên đến 200.000 đôla. Xét về mặt tâm lý, để lãi chạy là điều rất khó. Nhưng hãy hiểu rằng, khi cố gắng bảo vệ từng xu lợi nhuận của mình, bạn không bao giờ kiếm được lợi nhuận lớn.

Trong trò chơi khó nhằn này, sự thật mất lòng là thế.

Tài khoản giao dịch của bạn sẽ có lúc lên lúc xuống. Hãy học cách chấp nhận điều này. Thua lỗ là một phần của trò chơi giao dịch bất kể chiến lược như thế nào.

Nếu bạn không muốn lỗ, nếu bạn muốn lợi nhuận dương hàng tháng, thì coi chừng tiền của bạn rơi vào kế hoạch Ponzi của Bernard Madoff và hiệu suất giả tạo 1 % hàng tháng, nhưng bạn biết kết quả vỡ lở ra sao rồi đấy. Bạn không thể kiếm tiền nếu bạn không sẵn sàng thua lỗ. No chẳng khác nào hít vào nhưng không muốn thở ra. 

Nghĩ theo cách này: Nếu bạn không lỗ, bạn không chấp nhận rủi ro. Nếu bạn không mạo hiểm, bạn sẽ không bao giờ thắng lớn được. Lỗ không phải là vấn đề. Phải luôn cắt lỗ. Nếu bạn bỏ mặc khoản lỗ mà không có kế hoạch, để chúng tích tụ thì có ngày chúng sẽ khiến bạn cháy tài khoản.

Về mặt lý thuyết, các khoản lỗ vô cùng lớn hiếm khi xảy ra trong giao dịch theo xu hướng vì chiến lược này đóng hoặc đảo ngược vị thế ngay khi thị trường quay đầu. Cơ sở để đi theo phương pháp  này là bất kỳ chuyển động giá nào cũng có thể là khởi đầu của một xu hướng, và thỉnh thoảng, giá lại phá vỡ và di chuyển rất mạnh, bù lại hết chuỗi các khoản lỗ nhỏ.

Happy Live Team 

Nguồn: sách Trend Following

Có thể bạn quan tâm

Trend Following – Michael W. Covel

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề