fbpx

Trend Following: Người thắng và Người thua trong trò chơi Tổng bằng 0

Trend Following– Tiền không được tạo ra, cũng không bị mất đi; nó chỉ đơn giản là chuyển từ túi người này sang túi người khác khi margin được hoán đổi vào lúc kết phiên hằng ngày. Vì vậy, mỗi khi có người mua đặt cược giá sẽ tăng trong tương lai, thì có một người bán lại đặt cược ngược lại”.

Trend Following Người thắng và Người thua trong trò chơi Tổng bằng 0

Trò chơi Tổng bằng 0

Có thể nói bản chất tổng bằng 0 là khái niệm quan trọng nhất trong thị trường. Larry Harris, chủ nhiệm khoa tài chính tại Trường Kinh doanh Marshall thuộc Đại học Nam California nhận xét: “Giao dịch là một trò chơi có tổng bằng 0 khi lãi và lỗ được đo lường tương đối so với chỉ số thị trường. Trong trò chơi có tổng bằng 0, người ta chỉ có thể thắng nếu người khác thua” (Thậm chí về cơ bản thị trường là hiệu suất tổng âm, vì người tham gia phải trả phí ma sát, gọi là friction costs, cho các công ty môi giới và sàn giao dịch – Chú thích của người dịch).

Harris nói với tôi ông rất ngạc nhiên vì rất nhiều người đến từ các trang web của tôi để tải tài liệu của ông về giao dịch có tổng bằng 0 – vốn là chủ đề bị loại khỏi hầu hết các cuộc thảo luận chiến lược. Một bên thắng, một bên thua.

Harris xem xét các yếu tố quyết định ai thắng ai thua trong giao dịch thị trường. Ông thực hiện bằng cách phân loại nhà giao dịch và đánh giá các phong cách giao dịch đầu cơ để xác định xem liệu phong cách đó dẫn đến lãi hay lỗ: “Các nhà giao dịch chiến thắng chỉ có thể kiếm được lợi nhuận trong phạm vi mà các nhà giao dịch khác sẵn sàng thua lỗ. Các nhà giao dịch sẵn sàng thua lỗ khi họ thu được lợi ích bên ngoài từ giao dịch. Các lợi ích bên ngoài quan trọng nhất là lợi nhuận kỳ vọng từ việc nắm giữ các chứng khoán rủi ro, đại diện cho tiêu dùng bị trì hoãn. Phòng ngừa rủi ro và mạo hiểm cũng đem đến các lợi ích bên ngoài khác. Thị trường sẽ không tồn tại nếu không có các nhà giao dịch thực dụng. Các khoản lỗ giao dịch của họ tài trợ cho các nhà giao dịch chiến thắng, những người khiến giá cả hiệu quả và cung cấp tính thanh khoản”.

Có những người tuyệt đối không chấp nhận việc phải có kẻ thua thì họ mới có thể là kẻ chiến thắng. Họ không thể sống với thực tế không phải ai cũng chiến thắng. Dù muốn thắng nhưng nhiều người không muốn sống với cảm giác tội lỗi bởi mình thắng thì người khác phải thua. Đây là một suy nghĩ chưa tốt nhưng lại là quan điểm quá phổ biến trong tư duy của nhà giao dịch thua lỗ.

Harris phân định rõ điểm khác biệt giữa người chiến thắng với kẻ thua cuộc:

Trong bất kỳ giao dịch nào, cơ hội thắng hoặc thua có thể gần bằng nhau. Tuy nhiên, về lâu dài, những người chiến thắng kiếm được lợi nhuận từ giao dịch vì họ có một số lợi thế lâu dài, cho phép họ thắng thường xuyên hơn một chút, hoặc đôi khi lợi nhuận lớn hơn nhiều so với những chiến thắng của người thua cuộc…

Để giao dịch có lợi nhuận về lâu dài, bạn phải biết lợi thế của mình, bạn phải biết khi nào nó tồn tại và bạn phải tập trung giao dịch để khai thác nó khi có thể. Nếu bạn không có lợi thế, bạn không nên giao dịch để kiếm lời. Nếu bạn biết mình không có lợi thế, nhưng bạn phải giao dịch vì những lý do khác, bạn nên tính toán giao dịch để giảm thiểu thiệt hại của mình vào tay những người có lợi thế. Nhận biết lợi thế của bạn là điều kiện tiên quyết để dự đoán liệu giao dịch có mang lại lợi nhuận hay không.

Paul Samuelson, người đoạt giải Nobel, đồng sáng lập công ty giao dịch theo xu hướng nổi tiếng Commodities Corporation cho biết thêm, “Đối với mỗi nhà giao dịch đặt cược vào giá cao hơn, một nhà giao dịch khác đang đặt cược vào giá thấp hơn. Các giao dịch này được khớp với nhau. Trên thị trường chứng khoán, tất cả các nhà đầu tư (người mua và người bán) đều có thể thu được lợi nhuận trong một thị trường tăng, và tất cả đều có thể thua trong một thị trường giảm. Trong thị trường hợp đồng tương lai, lợi nhuận của một nhà giao dịch là lỗ của người khác”.

Dennis Gartman bổ sung thêm quan điểm: “Trong giới đầu cơ hợp đồng tương lai, cứ một lệnh long thì sẽ có một lệnh short tương ứng và ngược lại. Tức là, không giống như giao dịch cổ phiếu, nơi không cần có số lượng bằng nhau giữa long và short, giới giao dịch hợp đồng tương lai thì có. Tiền không được tạo ra, cũng không bị mất đi trong hợp đồng tương lai; nó chỉ đơn giản là chuyển từ túi người này sang túi người khác khi margin được hoán đổi vào lúc kết phiên hằng ngày. Vì vậy, mỗi khi có người mua đặt cược giá sẽ tăng trong tương lai, thì có một người bán lại đặt cược ngược lại”. Những quan sát này sẽ cứu bạn nếu bạn sẵn sàng chấp nhận sự thật, nhưng như bạn có thể thấy trong suốt phần này, nhiều người mặc kệ tư duy Tổng bằng 0, họ cố tình lờ nó đi, hoặc họ từ chối tin, thà giữ cho mình thiên kiến.

George Soros

trend-following-nguoi-thang-va-nguoi-thua-trong-tro-choi-tong-bang-0-happy-live-2 (3)

Có lẽ ai cũng từng biết đến thành công trong giao dịch của nhà đầu cơ lừng danh George Soros. Năm 1992, ông được mệnh danh là người đã đánh sập đồng Bảng Anh khi đặt cược 10 tỷ đô la bán khống đồng tiền này, từ đó thu được ít nhất 1 tỷ đô la lợi nhuận.

Nhưng ngay cả những chuyên gia cũng bỏ qua điểm chính yếu. Nhiều năm trước, Soros xuất hiện trên Nightline, một chương trình tin tức ABC kiểu xưa. Cuộc bàn luận giữa Soros và người dẫn chương trình Ted Koppel chuyển sang chủ đề hiểu biết – hoặc thiếu hiểu biết – về trò chơi tổng bằng 0:

Ted Koppel: Như ông mô tả, thị trường tất nhiên là một trò chơi dẫn tới những hậu quả thực tế. Khi ông đặt cược và ông thắng, điều đó có lợi cho ông, và bất lợi cho phe đối nghịch. Vậy trong trò chơi này luôn có người thua cuộc?

George Soros: Không. Một điều quan trọng cần hiểu là đây không phải trò chơi có tổng bằng 0.

Ted Koppel: Chà, nó không phải tổng bằng 0 đối với nhà đầu tư. Nhưng, ví dụ khi ông cược đồng Bảng Anh giảm giá, nó không tốt cho nền kinh tế Anh đúng không?

George Soros: Chà, tình cờ thế nào nó lại khá tốt cho nền kinh tế Anh. Có thể nói nó không tốt cho Kho bạc Anh vì họ đang ở đầu kia giao dịch… Nhưng lợi nhuận của một người không nhất thiết là mất mát của người khác.

Ted Koppel: Bởi vì – nói một cách dễ hiểu – giá như ông có thể kiếm lợi nhuận bằng cách phá hủy đồng tiền của Malaysia, ông có lưỡng lự không?

George Soros: Không nhất thiết vì đó sẽ là hậu quả không mong muốn cho hành động của tôi. Và với tư cách là người tham gia, việc của tôi không phải ngồi tính toán hậu quả. Đó là việc của thị trường. Đó là bản chất của thị trường. Tôi chỉ là một người tham gia vào thị trường mà thôi.

Tính khách quan và việc nghiên cứu triết học không đòi hỏi một “trí óc cởi mở”, mà là một trí óc năng động – một trí óc có khả năng và nhiệt tình sẵn sàng xem xét các ý tưởng, nhưng để xem xét chúng một cách nghiêm túc.

Soros giẫm phải mìn với cách ông mô tả về tổng bằng 0. Từ một bài đăng trên blog phân tích không chính xác về cuộc phỏng vấn của Soros: “Nhìn qua, có thể thấy Koppel hoàn toàn đánh bại Soros. Ông ấy đã vạch trần bộ mặt của Soros: Kẻ không ngần ngại hủy hoại cuộc sống và kinh tế, đồng thời đơn giản hóa đến độ ngỡ ngàng một điều không nên được đơn giản hóa”.

Rõ là vớ vẩn. Việc Soros là một người tham gia thị trường không biến ông thành kẻ hủy diệt cuộc sống kẻ khác. Bạn có thể không đồng ý với hệ tư tưởng chính trị của Soros, nhưng bạn không thể đặt dấu chấm hỏi về đạo đức của ông vì ông tham gia vào thị trường. Bạn có kế hoạch 401(k) được thiết kế để kiếm lợi nhuận từ thị trường (ý nói quỹ hưu trí – Chú thích của người dịch), Soros cũng thế. Những người khác, như Lawrence Parks, một nhà hoạt động công đoàn, phát biểu chính xác rằng Soros đang ở trong một trò chơi có tổng bằng 0, nhưng rồi Parks nổi lòng ghen tị nên chuyển sang tuyên bố tổng bằng 0 là không công bằng và khắc nghiệt đối với tầng lớp người lao động:

Vì giao dịch tiền tệ và giao dịch phái sinh là trò chơi có tổng bằng 0, mỗi đô la “thắng” cần 1 đô la “thua”. Họ không nhận ra tiền đề của điều này là thất bại sao? Hơn nữa, tại sao họ cứ tiếp tục chơi một trò chơi thua cuộc? Câu trả lời là những kẻ thua cuộc là tất cả chúng ta là. Và dù không giàu cũng không ngu ngốc, chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục thua cuộc. Và mỗi khi một trong những loại tiền pháp định này không được “bảo vệ”, thì những người lao động, người lớn tuổi và chủ doanh nghiệp của quốc gia đó – những người như chúng ta – phải nai lưng ra chịu đựng.

Thật vậy, khi đồng tiền mất giá, các khoản tiết kiệm của người lao động và các khoản thanh toán trong tương lai, chẳng hạn như lương hưu, bằng loại tiền tệ đó sẽ mất sức mua. Lãi suất tăng. Dù không phải lỗi của mình, tầng lớp lao động bị mất việc, mất cả khoản tiết kiệm. Có những bài báo đăng tin sau một đời quần quật lao động, chắt chiu từng đồng, người dân ở Indonesia phải ăn cả vỏ cây và luộc cỏ mà ăn. Ngạc nhiên chưa, những kẻ chỉ biết hưởng lợi đầy lạc quan vì họ chiếm lợi thế hơn hẳn chúng ta, thậm chí họ còn chẳng thèm giấu giếm điều đó. Ví dụ, trong cuốn The Crisis of Global Capitalism (Tạm dịch: Khủng hoảng chủ nghĩa tư bản toàn cầu) gần đây, nhà tài chính nổi tiếng George Soros đã huỵch toẹt: “Ngân hàng Anh ở phía bên kia giao dịch của tôi và tôi đang lấy tiền từ túi của những người nộp thuế ở Anh”. Đối với tôi, kết quả của sự chuyển giao của cải này là không thể tránh khỏi.

Parks bảo lựa chọn duy nhất của ông ta là thua cuộc. Ông ta thua, liên đoàn của ông ta thua, họ được dịp than thân trách phận. Như thể ai nấy đều thua trong trò chơi có tổng bằng 0 này vậy (mặc dù quỹ của Parks tất nhiên sẽ đầu tư tài sản vào chính những quỹ mà ông ta chỉ trích). Đúng là có kẻ thắng người thua và ông ta thừa biết điều đó.

Đúng vậy, trò chơi đầu cơ có tổng bằng 0 thực ra chỉ là một sự chuyển giao của cải. Những người chiến thắng thu lợi từ những người thua cuộc. Cuộc sống vốn không công bằng. Nếu bạn không thích làm kẻ thua cuộc trong trò chơi có tổng bằng 0, đã đến lúc xem xét cách những người chiến thắng chơi trò chơi rồi đấy.

Về phần mình, tôi cố gắng suy đoán lý do Soros phủ định bản chất tổng bằng 0. Ngay cả bản thân Soros không phải lúc nào cũng là người chiến thắng trong trò chơi có tổng bằng 0. Ông đã ở bên phía thua trong trò chơi có tổng bằng 0 vào thời kỳ sụp đổ của Long-Term Capital Management vào năm 1998 và mất 2 tỷ đô la.

Ông cũng sập hầm trong cuộc khủng hoảng công nghệ năm 2000: “Những phi vụ đặt cược thất bại vào cổ phiếu công nghệ và tiền tệ mới của châu Âu, năm quỹ do Soros Fund Management điều hành đã chịu sụt giảm 20% trong năm nay và ở mức 14.4 tỷ đô la, quỹ đã giảm khoảng một phần ba so với mức đỉnh 22 tỷ đô la vào tháng 8 năm 1998”.

Những lần thắng và thua lỗ này ảnh hưởng rất nặng đến Soros: “Có lẽ tôi không hiểu thị trường. Có thể nhạc đã dừng nhưng mọi người vẫn nhảy. Tôi chỉ lo giảm mức độ tiếp cận thị trường và thận trọng hơn. Chúng tôi sẽ chấp nhận lợi nhuận thấp hơn vì chúng tôi sẽ cắt giảm hồ sơ rủi ro”.

Happy Live biên soạn sách Trend Following

Có thể bạn quan tâm

Trend Following – Michael W. Covel

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề