fbpx

Từ bình giữ nhiệt “cũ kỹ” đến hiện tượng toàn cầu

Từ một thương hiệu có tuổi đời hơn 100 năm tưởng chừng như lỗi thời, Stanley đã hồi sinh mạnh mẽ, trở thành sản phẩm hot trend trên TikTok, tạo ra các chiến dịch viral và tăng trưởng doanh thu chóng mặt.

chiến dịch marketing Stanley

Từ bình giữ nhiệt “cũ kỹ” đến hiện tượng toàn cầu

Terence Reilly đã làm gì để biến một sản phẩm bình thường thành một hiện tượng thương mại?

Nếu bạn làm marketing hoặc kinh doanh, những bài học từ Stanley sẽ thay đổi cách bạn xây dựng thương hiệu và chiến lược tiếp thị của mình.

1. Hiểu rõ tệp khách hàng tiềm năng – Từ công nhân đến Gen Z

Trước khi Stanley trở thành hiện tượng, thương hiệu này chủ yếu phục vụ đối tượng nam giới làm việc ngoài trời – công nhân, thợ xây, kỹ sư công trình… Đây là một thị trường ngách, ổn định nhưng không thể tạo ra sự bùng nổ.

Terence Reilly đã nhìn thấy một cơ hội lớn hơn: mở rộng đối tượng sang Gen Z, Millennials và phụ nữ – những người yêu thích phong cách sống năng động, bền vững và sẵn sàng chi tiêu cho những sản phẩm mang lại giá trị.

🔹 Bài học:
Nếu muốn phát triển thương hiệu, đừng chỉ nhìn vào khách hàng hiện tại, hãy tìm ra những tệp khách hàng tiềm năng có thể bùng nổ.

Stanley viral thương hiệu

2. Đánh trúng tâm lý khách hàng – Từ công năng sang cảm xúc

Stanley không chỉ bán một chiếc bình giữ nhiệt. Họ bán một phong cách sống, một trải nghiệm, một cộng đồng.

Tại sao người ta lại sẵn sàng xếp hàng mua một chiếc Stanley giá cao hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại?

– Bởi vì họ muốn cảm thấy mình là một phần của xu hướng.

– Bởi vì cầm chiếc bình này trên tay là một tuyên ngôn về phong cách cá nhân.

– Bởi vì Stanley không phải chỉ là sản phẩm, nó là biểu tượng.

Terence Reilly hiểu rõ giá trị cảm xúc luôn mạnh hơn giá trị chức năng. Nếu bạn chỉ bán công năng, khách hàng có thể chọn bất kỳ sản phẩm nào khác. Nhưng nếu bạn chạm được vào cảm xúc, họ sẽ chọn bạn, giới thiệu bạn, và trung thành với bạn.

🔹 Bài học:
Đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán cảm xúc, phong cách sống và giá trị cộng đồng.

Stanley-hien-tuong-viral

3. TikTok là “vũ khí tối thượng” – Biến khách hàng thành đại sứ thương hiệu

Stanley không chi hàng triệu đô cho quảng cáo truyền thống. Họ đặt cược vào TikTok và biến khách hàng thành người quảng bá tốt nhất.

– Hàng loạt video TikTok lan truyền về sự bền bỉ của Stanley – bị xe tải cán qua nhưng vẫn nguyên vẹn, giữ nước đá cả ngày…

– Một người phụ nữ đã đăng về sự cố chiếc xe bị bốc cháy trên TikTok và trở nên lan truyền mạnh mẽ, thu hút 92 triệu lượt xem và 9 triệu lượt thích. Điều đáng chú ý là trong xe của cô có một chiếc cốc Stanley -một vật dụng duy nhất còn sót lại và vẫn còn đá bên trong. Cùng với đó, Chủ tịch Stanley Terence Reilly nhanh chóng đăng video trên TikTok, tuyên bố sản phẩm được “Chế tạo để sử dụng lâu dài” và tặng cho người phụ nữ những chiếc cốc Stanley miễn phí và một chiếc xe hơi mới.

Chiến lược marketing của Stanley– Cộng đồng người dùng tự tạo content về chiếc bình giữ nhiệt màu sắc thời trang, phù hợp với mọi phong cách.

– Các KOL, KOC, influencer trên TikTok không ngừng review, giúp Stanley bùng nổ doanh số chỉ trong thời gian ngắn.

Những người hâm mộ cốc đựng nước thường đăng video đánh giá và mở hộp những sản phẩm này.

Stanley viral

Kết quả? Hơn 10 tỷ lượt xem hashtag #StanleyCup trên TikTok. Và điều quan trọng là Stanley không cần phải trả tiền cho từng video đó – khách hàng tự nguyện quảng bá sản phẩm. Doanh thu của công ty tăng vọt từ 74 triệu đô la vào năm 2019 lên 750 triệu đô la vào năm 2023. ( CNBC đưa tin).

🔹 Bài học:
Muốn lan truyền mạnh mẽ, hãy để khách hàng trở thành người kể chuyện thay vì thương hiệu tự nói về mình.

4. Hiệu ứng FOMO – Tạo khan hiếm để đẩy doanh số

Stanley tạo hiệu ứng Stanley

Stanley không sản xuất tràn lan. Họ tạo ra những phiên bản giới hạn, tung ra các bộ sưu tập theo mùa, hợp tác với các thương hiệu thời trang, influencer nổi tiếng.

Mỗi khi có phiên bản giới hạn mới, người mua xếp hàng từ sớm, website hết hàng chỉ trong vài phút.

Một video ghi lại cảnh một nhóm khách hàng lấy cốc Stanley khỏi kệ trong một cửa hàng Target đã lan truyền trên mạng xã hội tuần này, thu hút 16 triệu lượt xem trên TikTok và 21 triệu lượt xem trên X. Video mô tả cảnh khách hàng mua cốc Stanley phiên bản giới hạn Ngày lễ tình nhân , mà Target giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua hai chiếc, theo một biển báo trên kệ. (Forbes)

Bài học từ đây là gì?
Khi một sản phẩm trở nên quá phổ biến, nó mất đi tính độc quyền. Ngược lại, nếu thương hiệu tạo ra hiệu ứng khan hiếm, khách hàng sẽ cảm thấy phải sở hữu ngay nếu không sẽ bỏ lỡ.

🔹 Bài học:
Muốn tạo cơn sốt, hãy kiểm soát nguồn cung và tung ra những sản phẩm giới hạn mang tính độc quyền.

5. Xây dựng cộng đồng – Từ khách hàng thành fan trung thành

Stanley xây dựng cộng đồng trung thành

Thay vì chỉ bán sản phẩm, Stanley tạo ra một cộng đồng yêu thích thương hiệu.

– Họ khuyến khích người dùng chia sẻ câu chuyện của mình với Stanley.
– Họ tạo ra những chương trình dành riêng cho fan trung thành.
– Họ tổ chức sự kiện, kết hợp với những thương hiệu và nhân vật có tầm ảnh hưởng.

Khi khách hàng cảm thấy mình thuộc về một cộng đồng, họ không chỉ trung thành mà còn tự nguyện quảng bá thương hiệu.

🔹 Bài học:
Xây dựng cộng đồng mạnh mẽ là cách bền vững nhất để thương hiệu phát triển lâu dài.

Tóm lại, điều gì đã giúp Stanley trở thành hiện tượng?

✔ Tập trung vào đúng tệp khách hàng tiềm năng.
✔ Bán phong cách sống thay vì chỉ bán sản phẩm.
✔ Sử dụng TikTok và mạng xã hội để lan truyền mạnh mẽ.
✔ Tạo hiệu ứng khan hiếm để kích thích nhu cầu mua hàng.
✔ Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.

Stanley không phải là thương hiệu đầu tiên bán bình giữ nhiệt. Nhưng họ là thương hiệu biết cách kể chuyện hay nhất, tạo ra sự khao khát nhất, và xây dựng cộng đồng trung thành nhất.

Đây chính là bài học marketing đáng giá cho bất kỳ ai làm kinh doanh, thương hiệu hay tiếp thị.

Bạn sẽ áp dụng chiến lược nào của Stanley vào doanh nghiệp hoặc thương hiệu của mình?

Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm:

Quyển sách được viết bởi cựu CMO Coca-Cola Sergio Zyman

ĐẶT MUA

 

Các viết cùng chủ đề