fbpx

Vì sao tổng thống Mỹ không kiểm soát Fed?

Ngay cả ông Trump, từng có một nhiệm kỳ làm tổng thống Mỹ, cũng khó lòng can thiệp vào tính độc lập của Fed, một nguyên tắc quan trọng trong điều hành kinh tế – vì sao?

Vì sao tổng thống Mỹ không kiểm soát Fed?

Vì sao tổng thống Mỹ không kiểm soát Fed?

Trong quá trình tranh cử, ứng cử viên Donald Trump nhiều lần nói lẽ ra trong vai trò là tổng thống ông phải được quyền có tiếng nói tác động lên Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để nơi này nâng hạ lãi suất theo ý của ông.

Chẳng hạn, nếu đắc cử, ắt hẳn ông Trump muốn Fed nhanh chóng hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế, bất kể chuyện chống lạm phát; trong thực tế ông Trump cũng hứa hẹn như thế trong tranh cử.

Thế nhưng ngay cả ông Trump, từng có một nhiệm kỳ làm tổng thống Mỹ, cũng khó lòng can thiệp vào tính độc lập của Fed, một nguyên tắc quan trọng trong điều hành kinh tế – vì sao?

Trong một bài viết trên tờ New York Times, nhà kinh tế Paul Krugman giải thích lý do đầu tiên là không ai muốn một kịch bản Venezuela xảy ra, tức khi chính phủ can thiệp vào ngân hàng trung ương, bắt nơi này in tiền để chi tiêu cho thoải mái – dẫn tới siêu lạm phát. Loại trừ kịch bản cực đoan này, vấn đề quan trọng là trong mọi công cụ chính phủ có trong tay để tác động lên nền kinh tế thì chính sách tiền tệ là dễ thực hiện nhất nên cũng dễ bị lạm dụng nhất. Các chính khách với tầm nhìn xa có thể hiểu ngay, để tránh cám dỗ can thiệp vào chính sách tiền tệ, cách tốt nhất là tự trói tay mình, không được đụng vào cơ quan quản lý tiền tệ, tức ngân hàng trung ương, để nơi này độc lập với chính phủ.

Nhà kinh tế học Paul Krugman lý giải gì về hiện tượng: Kinh tế "xuống dốc" nhưng giá cổ phiếu lại "đi lên" - Liệu điều gì đang xảy ra ngoài kia?

Thật ra trong lịch sử, ngân hàng trung ương như Fed được xem là một cơ quan bình thường trong chính phủ, chịu sự điều hành của người đứng đầu cơ quan hành pháp. Chẳng hạn, Bank of England, ngân hàng trung ương nước Anh, trực thuộc Bộ Tài chính Anh mãi cho đến năm 1997 thì mới được trao quyền tự chủ trong hoạt động. Cho đến nay hầu hết các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển đều tuân thủ nguyên tắc để ngân hàng trung ương độc lập có thể điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu họ đề ra.

Thông thường một cơ quan như Fed có nhiệm vụ mua bán trái phiếu chính phủ, từ đó có một quyền hạn rất lớn trong ấn định lãi suất ngắn hạn như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm. Từ lãi suất ngắn hạn, Fed tác động lên lãi suất dài hạn, như lãi suất cho vay mua nhà, lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để kinh doanh. Những loại lãi suất này tác động trực tiếp lên nền kinh tế: lãi suất thấp kích thích mọi người vay tiền làm ăn; lãi suất cao làm nguội tốc độ phát triển, từ đó kiềm chế lạm phát…

Các chính sách do Fed thực thi thường có tác dụng ngay lên thị trường, trong khi các chính sách tài khóa như cắt giảm thuế suất, tăng chi tiêu… cần phải thông qua Quốc hội, mất thời gian và tác động luôn có độ trễ. Điều này giải thích vì sao để kích thích nền kinh tế thoát cảnh suy thoái, hay để kiềm chế lạm phát trong chiều hướng tăng cao, người ta dựa nhiều vào chính sách tiền tệ chứ không phải chính sách tài khóa.

Sự dễ dàng đó là một cám dỗ rất lớn cho những người điều hành chính phủ, nhất là khi họ phải làm hài lòng cử tri trong ngắn hạn; ví dụ, sắp tới kỳ bầu cử, để tạo nhanh công ăn việc làm, kích thích hoạt động kinh tế sôi động, họ nghĩ tại sao không cắt giảm lãi suất mạnh tay đi. Chuyện phải trả giá bằng lạm phát là chuyện về lâu về dài, trước mắt phải thắng cử cái đã.

Theo Paul Krugman, chuyện này đã từng xảy ra vào năm 1971-1972 khi Richard Nixon buộc chủ tịch Fed theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng trước kỳ bầu cử năm 1972. Chính sách này sau đó phải trả giá bằng một giai đoạn suy lạm phát kéo dài. Năm 2019, Tổng thống Donald Trump lúc đó cũng gây áp lực buộc Fed cắt giảm lãi suất, vì cho rằng chính sách dè dặt của Fed trong giai đoạn đó đã ngán trở mức độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ, trói tay nước này trong cạnh tranh quốc tế.

Để đối phó với tình hình lạm phát ở Mỹ, Fed bắt đầu nâng lãi suất liên tục từ năm 2022 và cho đến nay vẫn giữ nguyên lãi suất cao này mặc dù lạm phát đã giảm. Lãi suất từ 5,25-5,5% là mức rất cao so với lạm phát đang chừng 2,9%, mức thấp nhất kể từ tháng 3-2021. Thế nhưng hầu như không nghe một phát biểu nào từ Tổng thống Joe Biden hay Phó Tổng thống Kamala Harris than Fed vì sao chưa cắt giảm lãi suất như đòi hỏi của thị trường.

Ở đây cần phải thấy chưa chắc Fed đã luôn luôn đúng nên các lời phê phán Fed chậm trễ cũng có cái lý của nó. Ngay cả Paul Krugman trong bài viết của mình cũng nhận xét Fed đã chờ quá lâu trước khi cắt giảm lãi suất hay Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren chê trách Fed, đòi phải có sự thay đổi chính sách. Thế nhưng, phía hành pháp, tức tổng thống Mỹ, phải duy trì một khoảng cách đối với chính sách tiền tệ; việc họ giữ im lặng trước cách điều hành của Fed sẽ có lợi cho nền kinh tế về lâu về dài.

Happy Live Team

Nguồn: KTSG

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

Tìm hiểu thêm

Các viết cùng chủ đề