fbpx

Warren Buffett chỉ trích các ngân hàng vì giấu lỗ và đã bán một vài cổ phiếu ngân hàng

Sau cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây, Warren Buffett lên tiếng chỉ trích các ngân hàng đã chấp nhận những rủi ro không cần thiết và giấu các khoản lỗ từ trái phiếu. Vị tiên tri xứ sở Omaha cũng tiết lộ đã bán cổ phiếu ở một vài ngân hàng sau khi phát hiện ra tín hiệu cảnh báo từ báo cáo tài chính.

warren-buffett-chi-trich-cac-ngan-hang-vi-giau-lo-va-da-ban-mot-vai-co-phieu-ngan-hang-happy-live-1
huyền thoại đầu tư Warren Buffett

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho biết một vài ngân hàng đã lợi dụng việc hạch toán để thổi phồng lợi nhuận và điều này khiến nhà đầu tư hiểu sai. Ông dẫn lại ví dụ về việc các ngân hàng hạch toán giá trị của các trái phiếu dài hạn ở mệnh giá thay vì giá thị trường. Điều này giúp họ giấu các khoản lỗ trên giấy tờ.

“Tôi không thích khi các ngân hàng tập trung quá nhiều vào con số lợi nhuận mà quên đi các nguyên tắc của ngân hàng”, ông Buffett nói. “Giai đoạn này đã phơi bày một số điều ngu xuẩn mà các ngân hàng thường làm định kỳ”.

Vị CEO Berkshire Hathaway lưu ý với các vụ sụp đổ gần đây, sai lầm của họ không giống với những gì diễn ra trước khủng hoảng tài chính năm 2008. Thay vào đó, Warren Buffett cho rằng họ quản lý tài sản và nợ một cách sai lệch – ông mô tả đây là một cám dỗ vĩnh cửu với các ngân hàng và điều này đã quay lại “tác động nặng nề tới họ”.

Bán bớt cổ phiếu ngân hàng

Warren Buffett cho biết ông đã bán cổ phiếu của một số ngân hàng sau khi phát hiện dấu hiệu rắc rối trong báo cáo tài chính. Những năm gần đây, Berkshire Hathaway đã giảm tỷ trọng hoặc thoái vốn hoàn toàn ở một số ngân hàng, bao gồm JPMorgan, Goldman Sachs, Wells Fargo, PNC Financial, US Bancorp, và BNY Mellon. Nhưng ông Buffett cũng lưu ý không phải ngân hàng nào cũng có vấn đề.

Trong tháng 3/2023, Silicon Valley Bank (SVB) sụp đổ chỉ trong vòng 48 giờ sau khi nỗ lực củng cố tình hình tài chính bằng cách bán lỗ tài sản và huy động vốn.

Động thái này khiến khách hàng hoảng sợ vì tỷ trọng tiền gửi không được bảo hiểm ở SVB rất cao. Thế là SVB bị “bank run” và Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) chiếm quyền kiểm soát ngân hàng này, đồng thời đảm bảo toàn bộ tiền gửi cho khách hàng của SVB.

SVB, Signature Bank, và Silvergate Bank đều sụp đổ trong vài ngày, qua đó làm dấy lên nỗi lo khủng hoảng lây lan ra những ngân hàng khác. Bên cạnh đó, tín dụng cũng bị thắt chặt sau sự vụ này.

Tiến Phát

vietstock

Có thể bạn quan tâm ấn phẩm bán chạy nhất của Happy Live

Ngày đòi nợ – Phil Town

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề