fbpx

Warren Buffett mua siêu cổ phiếu Gannett và Freddi Mac dựa trên những yếu tố nào?

Warren Buffett đã nghĩ đến điều gì khi ông đưa ra quyết định đầu tư lớn vào Gannett và Freddie Mac? Quá trình nào đã đưa ông đến với kết luận rằng hai công ty trên là những khoản đầu tư tốt với tiềm năng lâu dài?

Trong cuốn sách “Cách thức đầu tư mới của Warren Buffett”, tác giả Mary Buffett và David Clark đưa ra 4 ví dụ điển hình để giải thích cách Buffett tiếp cận các cơ hội đầu tư trên. Các ví dụ này bao gồm: H&R Block, La-Z-Boy, Gannett và Freddi Mac.

Gannett: Ngành báo quen thuộc của Warren Buffett

Gannett là một công ty truyền thông Mỹ được niêm yết có trụ sở tại bang Virginia. Đây là nhà xuất bản báo lớn nhất của Hoa Kỳ được đo bằng tổng lưu thông hàng ngày.

Quá trình Buffett đã áp dụng để xác định Gannett là công ty phù hợp với khoản đầu tư của mình được tóm tắt trong các bước sau:

1. Công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững về mặt thương hiệu, trong đó phải kể đến tờ USA today và rất nhiều tờ báo độc quyền ở các khu vực khác (vì Gannett là công ty sở hữu tờ báo tin tức duy nhất ở rất nhiều thành phố)

2. Buffett hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh ngành xuất bản báo chí từ đầu vì ông từng làm công việc giao báo khi còn nhỏ. Quan trọng hơn nữa là ông nắm đã giữ cổ phần rất lớn của tờ Washington Post.

3. Gannett có cơ cấu vốn thận trọng. Vào năm 1994, khoản nợ dài hạn của công ty là 767 triệu USD, trong khi đó doanh thu của công ty là 465 triệu USD. Do đó công ty có khả năng loại bỏ số nợ trên chỉ trong khoảng thời gian chưa đến 2 năm nếu cần thiết.

4. Doanh thu của công ty tăng trưởng mạnh mẽ. Từ năm 1984 đến năm 1994, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của công ty đạt mức 8,75%, mặc dù nền kinh tế đã suy thoái vào năm 1990 và 1991.

5. Việc phân bổ nguồn vốn của Gannett được bố trí tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến chuyên môn của công ty. Ngoài báo chí, công ty chỉ mua vào 1 số đài phát thanh và truyền hình khác.

6. Công ty đã mua lại 42,4 triệu cổ phiếu trong giai đoạn từ năm 1984 – 1994.

7. Ban lãnh đạo đã sử dụng lợi nhuận giữ lại của công ty để tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu, từ 0,7 USD vào năm 1984 lên 1,62 USD vào năm 1994, trung bình hàng năm tăng 15,8%.

8. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn mức trung bình, với mức lợi nhuận trung bình hàng năm đạt 20,4%.

9. Tương tự, Gannett công bố tỷ suât hoàn vốn trên tổng số vốn (vốn cổ phần và vốn vay) khá cao, đạt mức trung bình 15,3% trong thập kỉ 1984-1994.

10. Giá cả các sản phẩm của công ty tăng trưởng theo kịp với lạm phát. Vì Gannett sở hữu tờ báo duy nhất ở nhiều thành phố và là một đối thủ cạnh tranh mạnh ở nhiều thành phố khác, công ty đã có khả năng tăng cả giá đăng ký và quảng cáo khi cần thiết.

11. Không cần đầu tư nhiều để giữ cho nhà máy và thiết bị được bảo trì. Một khi báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình có cơ sở hạ tầng cơ bản ổn định thì cần thêm rất ít vốn.

Vì Warren có câu trả lời tích cực từ các câu hỏi quan trọng kể trên, ông kết luận rằng Gannett phù hợp với mức độ tự tin” của ông, và “thu nhập của công ty có thể được dự đoán ở một mức độ chắc chắn hợp lí.

Vào năm 1994, đây chính là những chỉ số quan trọng dùng để đánh giá Gannett:

– Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu tăng trưởng trung bình 8,75% mỗi năm.

– Gannett được cho rằng sẽ tiếp tục giữ lại 60% thu nhập của mình và chi trả 40% còn lại dưới dạng cổ tức.

Các dữ liệu trên là cơ sở để cho phỏng đoán của Buffett rằng công ty sẽ thu được 3,74 USD trên mỗi cổ phiếu trong 10 năm sau đó (năm 2004).

Thêm vào đó:

– Giả sử năm 2004, Gannett đang giao dịch ở mức P/E đăng kí thấp nhất ở 10 năm trước, P/E = 15 lần, giá thị trường cho mỗi cổ phiếu sẽ là 56,1 USD (3,74 x 15 = 56,10) trước cổ tức.

– Trong 10 năm, tổng giá trị cổ tức là 10,52 USD trên mỗi cổ phiếu. Khi được thêm vào tổng số trên, Buffett dự kiến giá cổ phiếu là 66,62 USD mỗi cổ phiếu với giả định mức P/E thấp nhất.

– Giả định khác, Gannet đang giao dịch ở mức P/E đăng kí cao nhất ở 10 năm trước, thu nhập gấp 23 lần, vậy giá cho mỗi cổ phiếu trên thị trường sẽ ở mức 86,02 USD trước cổ tức, và 96,54 USD sau cổ tức.

Khi đó, Buffett có thể trả 24,45 USD cho 1 khoản đầu tư dự kiến sẽ đem về khoảng 66,62 – 96,54 USD sau 10 năm. Bằng cách đảo ngược lãi kép, ông sẽ nhận được một tỉ lệ hoàn vốn kép dao động ở mức 10,55 – 14,72%.

Buffett đã mua 13,7 triệu cổ phiếu của Gannett với giá 24,45 USD vào năm 1994. Đến năm 2002, giá trên mỗi cổ phiếu đã tăng lên 76 USD do thu nhập tăng trung bình 16,2% mỗi năm, cao hơn mức dự đoán ban đầu là 8,75%. Kết quả là, nếu ông đã bán vào năm 2002, ông sẽ có một khoản tiền lãi kép trước thuế hàng năm là 15,2%.

Freddi Mac trước thời khủng hoảng

Buffett đầu tư vào Freddie Mac rất lâu trước khi cuộc khủng hoảng 2008 nổ ra, khi Freddie Mac là một trong số các công ty phải chịu sức ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trong trường hợp này, các tác giả đã nghiên cứu quyết định mua thêm một khối lượng lớn cổ phiếu Freddie Mac vào năm 1992. Sử dụng quy trình tương tự như với Gannett để tổng hợp các tính toán lãi kép hàng năm cho Freddie Mac.

Buffett và Berkshire Hathaway đã trả trung bình 9,67 USD cho mỗi cổ phiếu vào năm 1992. Các tác giả đưa ra giá dự kiến trong năm 2002 vào khoảng 43,43 – 59,16 USD (sử dụng hai tỷ lệ P/E thấp và cao nhất).

Điều này sẽ đem về lợi nhuận gộp trung bình hàng năm từ 16,2 – 19,8% trước thuế, không nghi ngờ rằng đây là một con số thỏa đáng cho một nhà đầu tư cổ phiếu cận trọng như Buffett.

Buffett và Berkshire bán cổ phiếu Freddi Mac vào năm 2000, cho rằng mô hình kinh doanh của Freddie Mac đã thay đổi và ông không thích mô hình mới có tính rủi ro hơn.

Những gì diễn ra sau đó quả đúng như dự báo của Warren Buffett. Ông làm được điều này không phải vì ông có giác quan thứ 6u mà bởi vì sự hiểu biết sâu sắc của ông về công ty mà mình đầu tư.

Các tác giả định giá cổ phiếu Freddi Mac trong khoảng 37 và 66 USD/USD trong năm 2000, trong khi Buffett đã trả trung bình 9,67 USD/cp vào năm 1992. Bỏ qua các chi tiết bên lề, họ ước tính tỷ suất lợi nhuận kép trước thuế hàng năm của Buffett trước khi trả cổ tức vào khoảng từ 18 – 27%.

Nguồn: GuruFocus

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề