fbpx

Warren Buffett và nghệ thuật đầu tư thâu tóm vây bắt doanh nghiệp (Phần 2)

Khi còn trẻ Warren Buffett đã từng thâu tóm lượng lớn cổ phiếu, gây sức ép lên ban lãnh đạo công ty và yêu cầu họ có những hành động thích hợp để giá cổ phiếu phản ánh chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp. 

Chúng ta biết đầu tư giá trị là mua các cổ phiếu có giá rẻ hơn so với giá trị thực của công ty. Tuy vậy việc khi nào mức giá trở về giá trị thực lại bị động phụ thuộc vào đánh giá của thị trường. Để chủ động, nhiều nhà đầu tư quyết định đứng lên nắm lấy vận mệnh của chính mình. Họ mua lượng đáng kể cổ phiếu tại một công ty niêm yết rồi yêu cầu tham gia vào ban giám đốc để thực hiện những thay đổi nhằm giúp giá cổ phiếu tiệm cận về giá trị thực của doanh nghiệp. Đây được gọi là Đầu tư thâu tóm – Nghệ thuật ‘vây bắt’ doanh nghiệp.

Hai NĐT cơ bản của trường phái này là Carl Icahn và Warren Buffett. Ở phần 1 chúng ta đã cùng tìm hiểu về triết lý và một số thượng vụ nổi tiếng của “Kẻ lang thanh cô độc của phố Wall” – Carl Icahn. Trong phần này, chúng tôi xin điểm lại một số thương vụ nổi bật của Warren Bufett. Khi còn trẻ Warren Buffett đã từng thâu tóm lượng lớn cổ phiếu, gây sức ép lên ban lãnh đạo công ty và yêu cầu họ có những hành động thích hợp để giá cổ phiếu phản ánh chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp. 

1. Sanborn Map

Năm 1959, thương vụ đầu tư lớn nhất, chiếm tới hơn 1/3 danh mục của Buffett là công ty Sanborn Map. Sanborn chuyên xuất bản các bản đồ chi tiết về hệ thống điện, đường, nước, thang thoát hiểm, v.v cho các thành phố của Mỹ. Khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty bảo hiểm. Trong 75 năm hoạt động, Sanborn gần như độc quyền, thu được lợi nhuận lớn mà không cần đầu tư nhiều cho các hoạt động bán hàng.

Sanborn Map
Sanborn Map

Cho tới những năm 1950s, lợi nhuận của công ty giảm sút dần khi các doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế giá mua các sản phẩm của công ty. Nếu những năm 1930s, lợi nhuận của công ty hàng năm lên tới $500K thì vào thập kỷ 1950s, lợi nhuận của công ty chỉ còn $100K trên doanh thu $2.5M. Tuy nhiên Sanborn sở hữu danh mục đầu tư trị giá $7M tương đương $65/1 cổ phiếu. Giá cổ phiếu giao dịch ở $45.

Vào năm 1938, cổ phiếu Sanborn có giá $110, danh mục đầu tư khi đó trị giá $20, ám chỉ mảng kinh doanh bản đồ có giá $90. Qua 20 năm sau, năm 1958, cổ phiếu Sanborn có giá $45, đồng nghĩa với việc cùng mảng kinh doanh đó giờ trị giá âm $20/1 cổ phiếu hoặc nói cách khác giá trị danh mục đầu tư được định giá 69 cent/1 dollar.

Quỹ Buffett Partnership mua 46.000 cổ phiếu Sanborn, chiếm 43.8% trên tổng số 105,000 cổ phần, đủ để Buffett có ghế trong ban lãnh đạo. Buffett lưu ý rằng trong 8 năm qua, công ty đã 5 lần giảm cổ tức nhưng không hề có gợi ý nào về việc cắt giảm lương thương của ban lãnh đạo và hội đồng quản trị.

Ngay trong cuộc họp lãnh đạo đầu tiên, Buffett nhận ra vì sao cổ phiếu Sanborn có giá rẻ: hầu hết ban lãnh đạo đều là người của các công ty bảo hiểm và bản thân những người này tổng cộng chỉ nắm giữ có 46 cổ phiếu. Buffett yêu cầu công ty bán danh mục đầu tư và phân chia cho các cổ đông. Yêu cầu này tất nhiên bị phủ quyết bởi các thành viên khác ngay lập tức.

Warren Buffett

Sau đó Buffett nghĩ ra một ý tưởng khác: ông yêu cầu công ty mua lại cổ phiếu của các cổ đông muốn thoái vốn với mức giá hợp lý cho danh mục đầu tư của công ty. Ban lãnh đạo công ty buộc lòng phải chấp nhận đề xuất này vì đằng nào họ cũng sẽ thua nếu đưa ra biểu quyết tại đại hội cổ đông (proxy fight). Một nửa trong tổng số 1600 cổ đông, đại diện cho 72% cổ phần đồng ý thoái vốn theo như đề xuất của Buffett.

Những thương vụ như này Buffett gọi là “Control Situation” trong danh mục của mình. Nó góp phần không nhỏ vào lợi nhuận của quỹ Buffett, nhất là trong những năm thị trường suy giảm.

2. Dempster Mill

Năm 1956-1957, Buffett mua những cổ phiếu Dempster Mill Manufacturing đầu tiên ở mức giá tầm $18, với giá sổ sách $70 và [Tài sản ngắn hạn – tổng nợ] tương đương $50. Một năm sau, ông mua thêm cổ phiếu này và có một ghế trong ban lãnh đạo. Năm 1961, Buffett trở thành cổ đông lớn và qua năm 1962 thì quỹ Buffett đã nắm trên70% cổ phần của Dempster Mill.(Dempster Mill lúc này chỉ còn khoảng 160 cổ đông.)

Dempster Mill chuyên sản xuất các dụng cụ nông nghiệp và cung cấp nước với doanh thu năm 1961 khoảng $9M. Dempster có lợi nhuận thấp so với số vốn đã đầu tư, phần vì sự yếu kém của ban lãnh đạo, phần vì sự khó khăn của cả nghành. Năm 1962 giá sổ sách của Dempster rơi vào tầm $4.5M, tương đương $75/1 cổ phiếu. [Tài sản ngắn hạn – tổng nợ] tương đương $50/1 cổ phiếu. Mức giá trung bình của Buffett trong thương vụ này là $28/1 cổ phiếu. Tại giá $35, cổ phiếu Dempster chiếm 21% trong danh mục của quỹ Buffett. Buffett định giá Dempster bằng cách discount các tài sản trên bảng cân đối kế toán, ví dụ discount 40% cho hàng tồn kho, 15% cho các khoản phải thu ngắn hạn, giá trị hợp lý của tài sản cố định khi đem đấu giá, v.v.

Dempster
Dempster

Sau khi thâu tóm Dempster Mill, lúc đầu Buffett(đã là chủ tịch công ty) hợp tác với ban lãnh đạo cũ để thực hiện việc cắt giảm chi phí và nhằm kinh doanh hiệu quả hơn nhưng không thành công. Nhờ giới thiệu của Charlie Munger, năm 1962 Buffett thuê Harry Bottle về điều hành với mục tiêu là chuyển các tài sản đang mang lại lợi nhuận thấp của Dempster thành tiền (liquidator) và sau đó Buffett dùng số tiền đó để tái đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm mục tiêu thu được lợi nhuận cao hơn. Về bản chất, có thể coi công việc của Buffett là tái phân bổ nguồn vốn (Capital Allocation). Harry điều hành Dempster rất tốt và mọi thứ tiển triển vượt cả mong đợi của Buffett. Cuối năm 1963, Buffett bán lại Dempster Mill cho một nhóm các nhà đầu tư ở mức $80/1 cổ phiếu, gấp khoảng 2.85 lần số vốn bỏ ra ban đầu.

Buffett thu được lợi nhuận tốt từ thương vụ Dempster Mill nhưng ông cũng phải chịu nhiều điều tiếng xấu. Để tiết giảm chi phí, Dempster cần phải sa thải bớt nhân công, đóng cửa các nhà máy kém hiệu quả. Những hành động này tất nhiên vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người lao động và người ta coi Buffett là người xấu – một điều mà Buffett không bao giờ mong muốn.

Buffett thích vào vai nhân vật tốt nhưng ông cũng muốn thu được kết quả tốt nhất trong đầu tư. Là nhà đầu tư thiên tài, Buffett đồng thời đạt được các mục tiêu này, (nhờ ảnh hưởng của Charlie MungerPhilip Fisher trên nền tảng của Ben Graham), bằng cách chỉ mua các công ty tốt và làm việc với những người tốt. Tuy nhiên, khoảng trống mà những nhà đầu tư như Buffett để lại nhanh chóng có người thay thế. 

Nguồn: Buffett Partnership Letters/ Tobias E. Carlisle – Deep Value: Why Activist Investors and Other Contrarians Battle for Control of Losing Corporations/ dautugiatri.blogspot

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề