fbpx

Hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ món tiền nhỏ nhất

Hãy bắt đầu tiết kiệm tiền ngay từ khi bạn còn trẻ, thậm chí đó có thể là một khoản cực nhỏ. Đó là lời khuyên từ chuyên gia tài chính cá nhân Mỹ, Ramit Sethi, để bạn có thể giàu có một cách dễ dàng, từ chính những thói quen hàng ngày của mình.

Ramit Sethi là chuyên gia tài chính cá nhân nổi tiếng của Mỹ, đồng thời là nhà sáng lập trang thông tin tài chính cá nhân và nguồn lực nghề nghiệp “I will teach you tobe rich” và “GrowthLab.com” – nơi các doanh nhân xây dựng và phát triển doanh nghiệp online của họ.

“Ở tuổi 22, nếu có 100 đô la trong tay, bạn chắc chắn sẽ nghĩ rằng: Số tiền này chẳng bõ bèn gì và nó sẽ chẳng bao giờ có thể biến thành 10 triệu đô la được. Và thế là bạn quyết định chi tiêu thẳng tay số tiền đó”, chuyên gia này nói.

“Nhưng việc xây dựng thói quen từ 100 hay 200 đô la lại là điều cực kỳ quan trọng. Hàng tháng bạn có thể tiết kiệm khoản tiền nhỏ này, dù lương của bạn có thể tăng cao hơn hay bạn bị sa thải. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn cất đi được ít nhất 100 đô la mỗi tháng” – Sethi phân tích.

 

“Tôi ước rằng tất cả các bạn trẻ tuổi 22 đều biết rằng họ hoàn toàn có thể sống một cuộc đời giàu có. Bạn hoàn toàn có thể trở thành triệu phú, không sao cả. Nhưng vấn đề là bạn phải hành động. Bạn làm điều này càng sớm thì càng có nhiều cơ hội để trở nên giàu có”, triệu phú Sethi chia sẻ trên CNBC.

Tiền không có chân để tự đi đầu tư. Đồng tiền nằm yên một chỗ là đồng tiền chết. Tài khoản tiết kiệm không phải tự nhiên mà có. Doanh nghiệp của bạn cũng không tự nhiên mà được sinh ra.

Ông cho rằng, sự giàu có bắt nguồn từ chính những thói quen hàng ngày. Do đó, muốn xây dựng tài sản, trước tiên bạn phải xây dựng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu tiết kiệm tiền ngay từ khi bạn còn trẻ, thậm chí đó có thể là một khoản cực nhỏ. Một khi bạn biết tiết kiệm hoặc đem tiền đi đầu tư, bạn sẽ tự rút ra được những kinh nghiệm và nguyên tắc tài chính quý báu mà không sách vở nào có thể dạy được.

Khi làm được điều này, bạn sẽ dễ dàng đối phó hoặc thích nghi với hoàn cảnh thay đổi. Như vậy, bạn sẽ không rơi vào tình huống bị động về tài chính.

Việc khó nhất bạn cần làm ở đây là phải tập làm quen dần với thói quen tự động tiết kiệm một phần tiền từ thu nhập hàng tháng của bạn. Thậm chí, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tự “đánh lừa” bản thân rằng số tiền đó không thuộc về bạn và mang nó đi đầu tư, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.

 

Các viết cùng chủ đề