fbpx

Biết mình có phải nhà đầu tư giá trị hay không? Hãy kiểm tra 10 điều sau

Với sự phát triển vũ bão của trường phái Phân tích kĩ thuật & Quant, số lượng nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị ngày càng ít. Không thể phủ nhận trở thành 1 trader, lính đánh trận với các bộ vũ khí hạng nặng MA, Ichimoku, sóng Elliot dễ chiến đấu & hứng thú hơn rất nhiều so với việc mày mò báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, xác định giá trị nội tại & kiên nhẫn chờ đợi giá thị trường sẽ đạt đến giá trị nội tại kì vọng.

Bạn có phải là nhà đầu tư giá trị? Nhiều người cho rằng mình là nhà đầu tư giá trị, nhưng có thể sự thật không phải vậy. Dưới đây là 10 lí do khiến bạn không phải là 1 nhà đầu tư giá trị thứ thiệt giống Warren Buffett:

đầu tư giá trị

1. Đầu tư dựa vào đồ thị giá

Nếu bạn mua bán chứng khoán dựa vào MA20, vai đít vai, cốc tay cầm…chắc chắn bạn không phải là nhà đầu tư giá trị. Nhà đầu tư giá trị không quan tâm có đúng là nếu giá vượt MA20 sẽ tăng mạnh, giảm mạnh khối lượng lớn là xả hàng…họ chỉ quan tâm mối quan hệ giữa giá cả và giá trị.

2. Chỉ dùng chỉ số tài chính để đầu tư

Bạn không phải là nhà đầu tư giá trị nếu chỉ mua cổ phiếu vì các chỉ số tài chính đẹp. Đầu tư giá trị chú trọng phân tích giá trị của hoạt động kinh doanh của công ty để ra quyết định đầu tư.

3. Cố gắng ước tính EPS của công ty trong quý tới

Nếu bạn quyết định không mua 1 cổ phiếu undervalued bởi vì dự đoán nó không đạt được EPS kì vọng trong quý tới, bạn không phải là value investor. Đầu tư giá trị không chơi trò chơi dự đoán, chỉ tìm cơ hội từ sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị.

4. Quyết định đầu tư dựa vào tư vấn của analyst

Mặc dù nhờ sự tư vấn của các analyst danh tiếng có thể giúp bạn mua được nhiều cổ phiếu giá trị và sinh lời, nhưng ngay cả các analyst chưa hẳn đã là nhà đầu tư giá trị. Các analyst thường bị nhiều thiên lệch & bị nhiều chi phối từ khách hàng lớn mỗi khi đánh giá cổ phiếu. Họ thường khuyến nghị mua khi cổ phiếu đã có tín hiệu tốt & bắt đầu tăng giá, và khuyến nghị bán ngay khi giá cổ phiếu giảm mạnh hoặc công ty có vấn đề gì xấu.

5. Sử dụng P/E to Growth (PEG) để định giá doanh nghiệp

Nếu bạn sẵn sàng trả giá cao hơn để mua cổ phiếu 1 công ty tăng trưởng nhanh, bạn có thể thuộc nhóm nhà đầu tư tăng trưởng (growth investor) hoặc chạy theo đám đông, không phải là nhà đầu tư giá trị. Value investor thứ thiệt sẽ dự phóng free cash flow từ business của công ty để định giá.

6. Dùng EBITDA để đánh giá cash flow

EBITDA có ưu điểm là đã loại bỏ ảnh hưởng của đòn cân nợ và thuế, tuy nhiên cũng loại bỏ luôn ảnh hưởng của chi phí khấu hao. Chi phí khấu hao có ảnh hưởng lớn đến giá trị nội tại. Nếu chi phí này cao, có thể công ty đã dùng quá nhiều tiền để đầu tư tài sản cố định & giảm free cash flow cho cổ đông.

7. Bạn lo lắng nếu không biết được diễn biến giá danh mục của mình như thế nào trong 1 năm tới

Nếu bạn cần biết giá cổ phiếu hôm nay tăng giảm thế nào để biết danh mục mình đã tăng được bao nhiêu % rồi, bạn không phải là nhà đầu tư giá trị. Value investor không quan tâm đến lãi lỗ trong 1 ngày hay 1 tuần, họ chỉ quan tâm liệu business của công ty có thể đem lại bao nhiêu giá trị cho cổ đông & đem lại trong bao lâu.

8. Mua cổ phiếu vì được ai đó phím hàng

Nếu bạn vào hàng tất tay vì được 1 cao thủ có danh vọng nào đó phím hàng, (leo chung tàu với cao thủ phải an toàn hơn tự mình đầu tư), bạn không phải là value investor. Làm sao bạn biết giá trị nội tại cổ phiếu là bao nhiêu khi không biết mã cổ phiếu mình mua sản suất cái gì, tiềm năng ra sao.

9. Mua cổ phiếu khi thị trường cho cơ hội

Thực tế thì chiến lược này không sai, ví dụ giai đoạn đầu năm 2012 & 2013 khi TT cho cơ hội thì mua gì cũng có ăn, khỏi cần phân tích, nhưng như vậy cũng không phải là value investor. Warren Buffett từng nói rằng thành công của value investor không phải là ngành đó hoặc công ty đó tăng trưởng nhanh như thế nào. Quan trọng là công ty đó có lợi thế cạnh tranh rõ ràng & lợi thế cạnh tranh đó duy trì ổn định. Cổ phiếu giá trị tiêu biểu là VNM vẫn cứ uptrend mãi, vì lợi thế cạnh tranh của công ty & của ngành hiện tại vẫn ổn định & rất mạnh. Trong khi đó các cổ phiếu hot như S96, PVX nếu hên cũng ăn được 100%, nhưng chỉ là cổ phiếu đầu cơ ngắn hạn. Nếu xui giống Newton thì bạn sẽ bị thua cháy túi, vì hoạt động kinh doanh của những công ty S96, PVX không có lợi thế cạnh tranh gì rõ ràng.

10. Triết lí đầu tư của bạn không xem xét đến giá cổ phiếu

Nếu bạn chỉ mua cổ phiếu chỉ vì công ty đã mở rộng được thị phần, mô hình kinh doanh công ty rất tiềm năng… mà không tham chiếu đến giá thị trường hiện tại, bạn cũng không phải là nhà đầu tư giá trị. Value investor không chú trọng diễn biến giá trong ngắn hạn, nhưng cũng phải dựa vào giá thị trường để tính toán cổ phiếu đang giao dịch dưới giá trị hay đã overvalue. Value investor không chỉ mua công ty tốt với giá thấp hơn trung bình, mà còn có thể mua những công ty trung bình với giá tốt.

Xét trên 10 tiêu chuẩn trên thì người viết cũng không phải là value investor. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải là nhà đầu tư giá trị, miễn sao chiến lược đầu tư của bạn giúp bạn kiếm được tiền ổn định & tự tin chiến đấu là được.

Hơn nữa, chọn chiến lược nào còn tuỳ thuộc vào nền tảng kiến thức, vốn & kinh nghiệm chinh chiến của từng người. Tài khoản nhỏ, cần có dòng tiền để sống thì không đủ kiên nhẫn mua 1 cổ phiếu, nắm giữ vài ba năm như WB được. Nhiều người kết hợp Phân tích cơ bản & Phân tích kỹ thuật thành trường phái đầu cơ giá trị để thích ứng với TTCK Việt Nam cũng là 1 cách rất sáng tạo. Không phải cứ áp dụng 100% lí thuyết để trở thành value investor “thứ thiệt” mới gọi là thành công.

Nguồn: cfaninvestment

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (sách dành cho các nhà đầu tư giá trị kiểu Warren Bufffett)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề