fbpx

10 quy tắc tiền bạc đơn giản để đầu tư thành công

Quyết định tệ hại và các thói quen xấu là những lý do chính khiến nhiều nhà đầu tư không đạt được mục tiêu tài chính.

Ông Barry Ritholtz là nhà sáng lập công ty quản lý tài sản Ritholtz Wealth Management, đồng thời là tác giả cuốn “Bailout Nation”. Dưới đây là 10 quy tắc tạo ra thành công cho nhà đầu tư mà ông Ritholtz đúc kết lại sau hàng chục năm lăn lộn trên thị trường, đăng trên tờ Bloomberg:

10 quy tắc tiền bạc đơn giản để đầu tư thành công

Quy tắc 1. Đầu tư vừa dễ lại vừa khó

Nền tảng cơ bản để đầu tư thành công rất dễ hiểu: “Đầu tư trong dài hạn, đa dạng hóa danh mục, chú ý đến chi phí và để lãi kép thực hiện phép màu”. Nhưng tuân thủ quy tắc lại là cả một thách thức.

Con người rất khó “ngồi yên và không làm gì”. Nhưng thất bại trong việc này có thể dẫn tới sai lầm đắt giá và thua lỗ. Hiểu biết khác với thực hành, bất kể là trong tình huống hay thời đại nào.

Quy tắc 2. Hành vi quyết định mọi thứ

Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi là nguyên nhân khiến nhiều người thất bại về mặt tài chính. Mức độ thành công trong lĩnh vực tài chính dựa trên khả năng kiềm chế cảm xúc. Nếu bạn không thể làm điều đó, bạn sẽ chết trong nghèo khó.

Ngay cả những người có cặp mắt tinh tường nhất trong việc lựa chọn cổ phiếu cũng sẽ tụt hậu nếu không thể kiểm soát những cơn bốc đồng. Hành động theo cái đầu nóng sẽ dẫn đến sai lầm khi đầu tư. Không hề có bất kỳ lối tắt, bí mật hay mưu mẹo làm giàu nhanh chóng nào mang đến hiệu quả thực.

Quy tắc 3. Biết điều độ

Hãy coi phần lớn tài sản trong danh mục đầu tư của bạn là các nguyên liệu cơ bản cho món ăn và từ đó bạn có thể thêm gia vị và rau củ. Bạn muốn thử đầu tư sớm vào startup công nghệ? Đầu cơ vào bất động sản? Hay mở một tài khoản giao dịch chứng khoán cho vui?

Bạn có thể làm tất cả những điều trên miễn là đáp ứng hai điều kiện. Thứ nhất, bạn nên hiểu rằng xác suất thất bại lớn hơn so với thành công. Hàng tỷ USD đang cạnh tranh dữ dội trong cùng lĩnh vực bạn tham gia để giành được lợi nhuận. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp không ngừng tìm kiếm lợi thế nhưng ngay cả lợi thế cũng không đảm bảo cho thành công.

 

Thứ hai, những “gia vị” này chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong thanh khoản ròng của bạn, có thể vào khoảng 5 đến 10%. Con số này nên đủ nhỏ để kế hoạch tài chính của bạn không bị trật bánh kể cả khi đầu tư không thành.

Quy tắc 4. Rủi ro và phần thưởng luôn song hành

Rủi ro nên được hiểu là xác suất lợi nhuận của bạn khác với kết cục dự kiến. Vấn đề là nhiều nhà đầu tư muốn thu được lợi nhuận đánh bại thị trường trong khi chỉ gánh rủi ro tối thiểu. Nhưng lợi nhuận phụ thuộc vào rủi ro bạn nhận lãnh.  

Trái phiếu chính phủ phi rủi ro gần như không mang đến chút lợi nhuận nào. Để làm tốt hơn, bạn cần sở hữu cổ phiếu. Nhưng cổ phiếu làm tăng biến động trong danh mục đầu tư. Nếu muốn lợi nhuận vượt trội, bạn có thể sở hữu những cổ phiếu có beta thấp, có tiềm năng tăng tốt hơn hoặc giảm mạnh hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

Quy tắc 5. Chi ít hơn tiền kiếm được

Những lời khuyên rằng bạn không nên mua xe mới hay đừng mua trà sữa được thốt ra bởi những kẻ không hiểu biết toán học hay tài chính. Miễn là có khả năng chi trả thì bạn có thể tiêu tiền tùy ý nhưng vẫn nên suy nghĩ kỹ càng. Mọi người thường bỏ qua những khoản mua sắm họ có thể chi trả vì vì cảm giác tội lỗi đặt nhầm chỗ.

Quy tắc 6. Đòn bẩy giết chết lợi nhuận

Dùng tiền vay để mua đồ hầu như luôn là sự vận dụng sai lệch ba quy tắc trước. Bạn có thể vay thế chấp để mua một căn nhà phù hợp với khả năng chi trả. Nhưng đừng bao giờ dùng tiền vay để mua tài sản đầu cơ sẽ đòi hỏi thêm vốn.

Archegos Capital Management của “Hổ con Phố Wall” Bill Hwang có tỷ lệ đòn bẩy lên tới 5 lần và đã sụp đổ trong nháy mắt, mất 20 tỷ USD và xóa sổ tài sản của người sáng lập.

Quy tắc 7. Hiểu vai trò của bản thân

Có đủ loại người trên thị trường: nhà đầu tư, kẻ đầu cơ, quỹ phòng hộ… Mỗi người có khả năng chịu đựng rủi ro, thời hạn đầu tư và mục tiêu tài chính riêng. Đừng cho rằng bất kỳ điều gì các tỷ phú nhận xét về đầu tư đều liên quan tới nhu cầu của bạn. Mục tiêu của họ và bạn rất khác nhau.

Quy tắc 8. Hiểu giới hạn của chính mình

Điều khiến nhiều nhà đầu tư gặp rắc rối “không phải là những gì chúng ta không biết, mà là những gì chúng ta tưởng mình biết chắc lại hóa ra không phải”.

Hiểu được những hạn chế của lỗi nhận thức và hệ thống niềm tin của bạn chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là phải biết bạn có những điểm thiếu hụt nào nào về tài chính, cảm xúc và hành vi. Hành động vượt quá năng lực của bản thân gần như chắc chắn sẽ dẫn đến rắc rối.

Quy tắc 9. Thừa nhận

Bạn là người chịu trách nhiệm cho tình hình tài chính của bản thân, không phải ngân hàng trung ương, chính phủ hay mấy gã to mồm đang hò hét trên mạng xã hội. Chỉ mình bạn phải chịu trách nhiệm về các khoản chi tiêu và đầu tư của bản thân. Bạn càng sớm làm chủ hoàn cảnh tài chính của bản thân thì tương lai càng tốt đẹp.

Quy tắc 10. Đầu tư vào bản thân

Đây là khoản đầu tư quan trọng nhất bạn có thể thực hiện. Tự đào tạo, phát triển chuyên môn và bổ sung vào kho kỹ năng của bạn. Đầu tư cho tương lai bằng cách đảm bảo bạn bổ sung đầy đủ vào tài khoản hưu trí hàng năm. Hãy thực hiện những nhu cầu đầu tư dài hạn đó trước khi chi tiêu cho những mong muốn ngắn hạn.

Nguồn: Vietnambiz

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách

Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

Suy nghĩ vượt lên trên đám đông để trở thành

kẻ chiến thắng trong đầu tư

Bộ sách Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề