fbpx

101 lời khuyên tài chính cá nhân: Bỏ qua “tiền” – tăng giá trị

Tại sao người giàu càng giàu và người nghèo vẫn cứ nghèo? Liệu rằng có sự khác biệt trong tư duy và giá trị mà 2 nhóm này đang mang đến thị trường? 

Nội dung bài viết này được trích từ cuốn sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm, cuốn sách được viết bởi nhà đầu tư, chuyên gia tài chính có hơn 17 năm kinh nghiệm trên TTCK, cuốn sách cung cấp 101 bài học vỡ lòng và thông thái giúp bạn từng bước xây dựng cho tương lai tài chính thịnh vượng của chính bạn.

Điều mà bạn nên biết khi bị cuốn vào dòng chảy của nền kinh tế thị trường chính là: Hãy ngừng theo đuổi đồng tiền.

Thứ mà bạn thực sự nên theo đuổi, đó là giá trị bạn có thể trao cho người khác.

Bởi vì, bạn được trả tiền dựa trên giá trị bạn có thể trao cho người khác, chứ không phải những thứ sáo rỗng.

Ai sẽ là người quyết định cái mà bạn trao có giá trị hay không?

Đó là thị trường, mà chính xác ở đây là người tiêu dùng, là bạn bè, gia đình của bạn, người hàng xóm, là người dân ở quốc gia của bạn.

Mọi người cứ hay phàn nàn về cô ca sĩ này, anh diễn viên nọ chỉ làm giải trí tầm phào thôi sao kiếm được nhiều tiền đến thế, nhưng trên hết, bạn phải hiểu rằng họ có một thị trường rộng lớn cho những ngành nghề này, và những người xem lại thích nó và sẵn sàng trả giá cao để được giải trí.

Bạn có thể hiểu đơn giản đó là quy luật về cung cầu, và nhu cầu cho một thứ càng lớn, thì thứ đó sẽ được trả nhiều tiền. Cho nên, người xuất sắc ở bất kỳ lĩnh vực nào được ưu ái bởi một thị trường lớn dành cho nó, thì họ sẽ kiếm được rất rất nhiều tiền. Bạn hiểu rồi chứ? 

Điều quan trọng không phải là bạn làm việc cật lực và chăm chỉ như thế nào, vì nếu nói chăm chỉ mà kiếm được nhiều tiền thì có lẽ một nhân viên tạp vụ đã có thể kiếm được nhiều hơn một kế toán viên. Vì sao lại như vậy, bởi vì thị trường công nhận giá trị của một người kế toán cao hơn rất nhiều so với giá trị của một người làm nhân viên tạp vụ.

Lời khuyên 2 được trích từ cuốn sách 101 lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Vấn đề có xứng đáng để giải quyết hay không?

Tại sao có những người làm triệu phú, tỷ phú và có những người thì không?

Cùng là kế toán, sao có người lại tiến xa hơn, cùng làm về thương mại điện tử, sao có người lại giàu nhanh hay thành công hơn?

Chúng ta hãy đến bước thứ hai, đó chính là xác định xem giá trị của bạn giúp người khác giải quyết vấn đề của họ như thế nào.

Bạn giải quyết được vấn đề triệu đô, bạn sẽ được trả triệu đô. Bạn giải quyết được vấn đề tỷ đô, bạn sẽ nhận được tỷ đô. Tương tự như Apple hay Amazon vậy, nếu bạn có khả năng giải quyết nhiều vấn đề như họ, bạn cũng sẽ giàu như những ông chủ ở đó. Nếu Amazon quá xa xôi với bạn, hãy thử nhìn Tiki, họ đã giúp hàng triệu người tiết kiệm được thời gian phải ra cửa hàng mỗi ngày. Hãy thử nhìn Vietjet, họ đã giúp hàng triệu người muốn bay với giá rẻ.

Vì vậy, nếu cho đến giờ bạn còn theo đuổi đồng tiền, thì bạn đã sai rồi.

Đừng cố làm như vậy, hãy lắng nghe thị trường, tìm ra con đường riêng dựa trên giá trị của bạn, hãy bắt đầu bằng việc nhìn xung quanh bạn xem, đâu là vấn đề cần giải quyết và tự hỏi nó có đáng được giải quyết hay không?

Mọi người đang bị mắc kẹt ở chỗ nào, và bạn có thể giúp họ gãi đúng chỗ ngứa hay không.

Nó dẫn ta đến câu hỏi cuối cùng, giải đáp hết tất cả công thức làm giàu trên, đó là bạn hãy tự hỏi: Liệu công việc kinh doanh của bạn, thứ vấn đề mà bạn đang giải quyết, có thể mở rộng quy mô và đa dạng hóa nó được không?

Để tôi lấy ví dụ, nếu bạn chỉ là một giáo viên dạy cho một trường học, thì rất khó để phát triển theo kiểu kiếm tiền theo số giờ bạn nhận được. Vì bạn chỉ có một số lượng bài và thời gian nhất định trong ngày để giảng dạy. Nhưng sẽ như thế nào nếu bạn có thể làm khóa học online, bất kỳ học sinh nào cũng có thể tiếp cận bài học của bạn, với số lượng không giới hạn và ở bất kỳ lúc nào?

Đừng nghĩ làm chủ là một điều gì đó to tát xa xôi, bạn có thể làm chủ chính mình, tạo ra quy trình cho riêng mình, thậm chí thuê người khác làm cho bạn với chi phí rẻ hơn để vận hành quy trình đó.

Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn giỏi và bạn có thể làm hết tất cả, ở ngoài kia, xung quanh bạn có hàng tá người giỏi hơn bạn và họ có thể giúp bạn làm việc nào đó nhanh hơn với mức chi phí rẻ hơn.

Nếu bạn là một giảng viên với kinh nghiệm giảng dạy xuất sắc, bạn có thể thuê một cậu sinh viên có kỹ năng quay dựng video để thiết kế cho mình một khóa học và thương mại hóa nó trên internet, sau đó dùng nó như một công cụ để kiếm tiền từ thị trường rộng lớn với hàng ngàn học viên ngoài kia đang mong muốn hàm thụ kiến thức từ bạn.

Như vậy, bạn đã nắm được toàn bộ công thức rồi, tìm ra giá trị bản thân, tìm thị trường phù hợp, biến nó thành công việc kinh doanh của bạn, tìm cách mở rộng quy mô, xây dựng một quy trình và vận hành nó thật trơn tru, thế là bạn đã sẵn sàng để gia nhập cuộc chơi của những người giàu rồi đấy. 

Nguồn: Trích sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm

Happy Live Team tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia định thịnh vượng, bền vững

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề