4 sai lầm của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett sẽ giúp bạn trở thành 1 nhà đầu tư tốt hơn
Những câu chuyện về Warren Buffett chứng tỏ thành công trong đầu tư cổ phiếu không dựa vào tài năng thiên bẩm mà không phụ thuộc vào trí tuệ siêu việt thế nào, mà phụ thuộc vào nỗ lực tuân thủ luật chơi và khả năng sẵn sàng thích nghi của bạn.
Bên cạnh khoản đóng góp hàng tỉ USD cho các tổ chức từ thiện, nguyện vọng của Warren Buffett là truyền lại những bài học về đầu tư cho các thế hệ sau.
Những ý tưởng sắc bén và những cách tiếp cận đơn giản là những giá trị của Buffett mang lại. Những cách tiếp cận này là phù hợp với mọi người nói chung, và qua thời gian đã chứng tỏ Warren Buffett là người thầy vĩ đại dành cho các nhà đầu tư trên thế giới.
Tất nhiên, không phải vừa sinh ra Warren Buffett đã có trong mình những tư tưởng này, cũng không phải chúng tự nhiên đến với ông một cách chớp nhoáng. Để trở thành một nhà đầu tư thông thái như ngày nay, ông đã phải liên tục nghiên cứu, xây dựng nhiều thứ và cũng trải qua không ít lần thất bại.
Câu chuyện tích lũy kiến thức và của cải của Warren Buffett đã và vẫn đang trở thành một niềm cảm hứng lớn cho nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới, bởi câu chuyện này chứng tỏ thành công trong đầu tư cổ phiếu không dựa vào tài năng thiên bẩm mà không phụ thuộc vào trí tuệ siêu việt thế nào, mà phụ thuộc vào nỗ lực tuân thủ luật chơi và khả năng sẵn sàng thích nghi của bạn.
Dưới đây là bốn sai lầm mà Buffett đã từng mắc phải và những bài học sâu sắc mà mọi nhà đầu tư có thể rút ra.
1. Ông để tình cảm xen vào quyết định đầu tư cá nhân
Năm 1962, quỹ đầu tư BPL của Buffett lúc bấy giờ mua lại hàng loạt cổ phần tại một doanh nghiệp dệt sắp phá sản có tên Berkshire Hathaway với giá trung bình 7,5 USD/cổ phiếu. Berkshire bây giờ đã trở thành 1 đế chế hùng mạnh nhưng Buffett từng thừa nhận đây là một quyết định “tồi tệ”.
Cổ đông lớn nhất và cũng là lãnh đạo của Berkshire lúc bấy giờ là Sebury Staton, cũng là người thỏa thuận trực tiếp với Buffett về thương vụ giao dịch. Stanton đã thỏa thuận với Buffett rằng Berkshire sẽ mua cổ phiếu BPL với giá 11,5 USD, nhưng cuối cùng trong thỏa thuận chính thức giá chỉ là 11,375 USD.
Buffett nghĩ đây là một hành vi đáng khinh bỉ, và ông giữ chỗ cổ phiếu đó lại. Thay vào đó ông mua thêm hàng loạt cổ phiếu Berkshire nữa – quyết định mà sau này Buffett cho là “ngu ngốc, bồng phát”. Đến tháng 4 năm 1965, Buffett sở hữu 39% số cổ phần của Berkshire Hathaway và nắm quyền kiểm soát.
Buffett ước tính cái giá phải trả để giúp Berkshire tồn tại thêm 20 năm nữa là hàng tỷ USD, nếu như đem số tiền bỏ vào Berkshire đi đầu tư vào chỗ khác. Cuối cùng thì ông cũng đã thành công khi xây dựng được một đế chế Berkshire hùng mạnh như ngày nay, bằng cách đầu tư vào nhiều ngành khác đầy tiềm năng.
2. Đánh giá thấp lòng trung thành của khách hàng
Khi Buffett 22 tuổi, ông cùng hợp tác góp vốn với một người bạn mua một trạm xăng ở Omaha trạm xăng này đối diện một trạm xăng đối thủ, có tên Texaco. Và trạm Texaco thì luôn trong tình trạng ngày nào cũng bán chạy hơn.
Theo lời kể của Buffett, trạm Texaco được “xây dựng một cách hoàn thiện và thực sự giống như là … nó có sự trung thành và hoàn toàn hài lòng của người sử dụng … và chúng tôi dường như không thể làm gì được với nó…”
Warren hiểu về tầm quan trọng của vị trí đắc địa ngay từ khi ông mới 22 tuổi, giúp ông có được những thương vụ đầu tư sáng suốt bởi ông luôn tìm kiếm những công ty có được vị trí vững chắc trong lòng khách hàng, ví dụ như Coca-Cola.
3. Tự tin quá mức vào chỉ tiêu định lượng
Chúng ta đều biết, Buffett bị ảnh hưởng rất lớn bởi người thầy Benjamin Graham. Trong khi Graham liên tục nhấn mạnh về sức mạnh của chỉ tiêu thu nhập và các chỉ tiêu định lượng khác thể hiện triển vọng doanh nghiệp, phẩm chất người quản lý, sự vững bền cơ bản của doanh nghiệp – là yếu tố giúp doanh nghiệp cân bằng từ bên trong.
Buffett đã bị lỡ mất cơ hội đầu tư vào một số doanh nghiệp tốt khi quá chú trọng đến các yếu tố này. Tuy nhiên với các khoản đầu tư thành công vào Walt Disney hay American Express cho thấy ông đã bắt đầu thay đổi, đổ nhiều tiền hơn vào những công ty có chất lượng tốt, yếu tố vị thế tài sản ròng của công ty bị xem nhẹ hơn.
Ông nhận thấy không phải chỉ có một cách thức duy nhất để trở thành nhà đầu tư giá trị. Nhưng không phải điều đó có nghĩa là ông bỏ mặc lý thuyết của Graham. Một nhà đầu tư vẫn có thể xoay sở vận dụng hài hòa các học thuyết khác nhau, ở đây là Buffett có thể vận dụng học thuyết của Graham kết hợp với học thuyết của Phillip Fisher- một người thầy nữa trong cuộc đời ông. Trong bức thư gửi cổ đông năm 1967, Buffett viết:
“Để định giá giá các doanh nghiệp và cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư cần có sự kết hợp giữa các tiêu chí định tính và định lượng, .. Với mối quan tâm chừng mực, dù cho có suy nghĩ coi bản thân là một học trò có gốc rễ thuộc trường phái đầu tư định lượng, tôi biết rằng mình cần phải có một cái nhìn định tính cực kỳ sâu sắc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dạng này xuất hiện không thường xuyên trong danh mục đâu, cũng như góc nhìn của tôi dành cho nó vậy.”
4. Cắt lỗ chậm chạp
Một sai lầm nữa đến với Buffett ở Tesco- chuỗi siêu thị bán lẻ tiện lợi trong những năm 2010. Buffett cho biết ông đã bán ra một số cổ phiếu Tesco vào năm 2013, bởi có một số thảo luận trong hội đồng quản trị mà ông không đồng ý.
Nhưng ông vẫn giữ lại một số cổ phần. Vì vậy khi lỗi kiểm toán được phát hiện buộc Tesco phải điều chỉnh lại mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu vào năm 2014, giá cổ phiếu bắt đầu sụt. Cùng lúc, Buffett vẫn chưa bán hết cổ phiếu Tesco, Berkshire đối mặt với khoản lỗ 444 triệu USD – sau thuế.
Bài học trên dạy chúng ta với số tiền đầu tư, chúng ta cần định lượng cẩn thận và quản trị sáng suốt như thế nào.
Nguồn: cafef
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z