Tiền cũng như tình yêu, chầm chậm giết chết người sở hữu nó trong đau đớn và quyến rũ những người khác trở thành đồng minh của nó.
1. KHALIL GIBRAN
Tiền cũng như tình yêu, chầm chậm giết chết người sở hữu nó trong đau đớn và quyến rũ những người khác trở thành đồng minh của nó
Tiền có một sức hấp dẫn mãnh liệt mà không ai có thể phủ nhận. Hầu hết tất cả mọi người đều dễ dàng trở thành nô lệ của đồng tiền. Những thứ bản năng nguyên thủy như lòng tham, sự đố kị,… là sợi dây trói buộc chúng ta với tiền bạc. Nó gây nên ảo giác, khiến người ta tưởng rằng họ đang sung sướng khi có nhiều, thật nhiều tiền trong tay và che mù mắt những con người ấy biến họ trở thành kẻ ăn mày chỉ trong nháy mắt.
Vì vậy, hãy nhớ rằng: Tiền chỉ có giá trị khi nó mang lại cho bạn thứ bạn muốn. Nó không phải là mục tiêu cuối cùng bạn hướng đến. Bạn hoàn toàn có thể cho đi, đầu tư hoặc tiết kiệm tiền phòng khi khó khăn. Bạn cũng có thể ủng hộ những công ty, tổ chức hữu ích,…
Nhiệm vụ chính của tiền là trao đổi. Hãy dùng tiền như một phương tiện đặc biệt để kết nối những người xung quanh. Cho họ thấy rằng tình cảm, sự gắn kết sẽ có thể bước lên một tầm cao mới nhờ có tiền. Đừng cất giấu chúng trong két sắt hay trong chính sự tham lam của bạn.
2. WARREN BUFFETT
Thời gian nắm giữ cổ phiếu ưa thích của tôi là mãi mãi
Những nhà đầu tư thường rất cẩn trọng trong những bước đi của mình. Điều này rất dễ hiểu, bởi đối với tầng lớp thượng lưu, một lần “đổ tiền” của họ có giá lên tới hàng chục triệu USD.
Bạn có thể thấy được điều này thông qua những bộ phim như “Wall Street”. Nhưng những gì bạn thấy là ví dụ của đầu cơ chứ không hẳn là đầu tư. Trên thực tế, đầu tư tốn nhiều công sức và thời gian hơn rất nhiều. Những khoản đầu tư muốn sinh lời đẻ lãi nhiều thường đến một cách chậm rãi. Và giữa bước đi đó luôn tràn ngập những thăng trầm, chông chênh.
Warren Buffett là một ví dụ điển hình cho việc làm giàu “chậm mà chắc”.
3. JOHN D. ROCKERFELLER
Nếu mục tiêu duy nhất của bạn là giàu có, bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó
Nghịch lí của một cuộc sống tài chính vững mạnh là bạn không thực sự muốn có nó. Thay vào đó, điều mà bạn tìm kiếm chính là quyền tự do chọn lựa.
Ví dụ, khi có tiền, bạn sẽ có quyền lựa chọn mình đi xe của hãng nào, mua biệt thự ở nội thành hay ngoại ô, du lịch ở châu Á hay châu Âu, chọn trường tây hay trường ta cho con cái… Nhưng giàu có lại không phải như vậy.
Cũng giống như hạnh phúc và thành công, không ai có thể đạt được những điều đó một cách trực tiếp. Khi bạn kiếm được đủ tiền – đến một mức mà trước đây bạn từng nghĩ rằng sẽ làm bạn hạnh phúc, bạn sẽ lại cảm thấy như thế là chưa đủ. Đừng quá chú trọng vào sự giàu có, hãy tìm kiếm những điều ý nghĩa khác trong cuộc sống quanh mình.
4. JOHN C. MAXWELL
Nói “Không” với những thứ tốt để có thể nói “Có” với những thứ tốt nhất
Đôi khi nói không với một vài cơ hội làm giàu lại là chìa khóa mở cửa cho thành công tài chính của bạn. Hầu hết khi đánh rơi một giá trị nào đó, chúng ta thường dành quá nhiều thời gian cho việc tiếc nuối mà không nhận ra rằng bản thân lại đang lãng phí cơ hội trước mắt.
Chúng ta thường nghe một câu nói quen thuộc “Khi cánh cửa này đóng lại là khi cánh cửa khác mở ra”. Cuộc đời chưa bao giờ phũ phàng với con người. Thay vì lặp lại một vòng luẩn quẩn nhạt nhẽo từ năm này qua năm khác: Tiết kiệm – Đầu tư – Nhận cổ tức – Tái đầu tư bạn hãy giữ tiền lại và chờ đợi những cơ hội lớn lao hơn.
Trường hợp ngoại lệ duy nhất ở đây là bạn có thể nói “có” với những thứ đem lại giá trị cho cộng đồng, như tài trợ cho trường học của trẻ em hay các quỹ từ thiện, bệnh viện…
5. JOHN JACOB ASTOR
Giàu có là kết quả của thói quen
Thời gian của bạn là có hạn và chúng trôi đi rất nhanh. Mỗi ngày bạn chỉ có 24 tiếng để làm tất cả mọi thứ. Thật là lãng phí khi bạn dành thời gian của mình để làm những việc không đâu và không đem lại bất kì lợi ích thiết thực nào.
Để biến một hoặc nhiều mục tiêu thành hiện thực, bạn phải toàn tâm toàn ý, dành hết thời gian vào năng lượng cho nó. Những hành động, bước đi, tính cách cần thiết để tạo nên thành công phải được biến thành những thói quen hằng ngày, ăn sâu vào chính con người bạn.
Lấy ví dụ như việc đọc sách. Một khi bạn đã nhận thức rõ tầm quan trọng của sách, của những kiến thức, trải nghiệm các bậc tiền nhân lưu lại trong đó, bạn ý thức rõ: Sách cần cho sự phát triển, cho sự giàu có trong tương lai của bạn, bạn sẽ đọc nó hằng ngày và dần dần hình thành thói quen và sau này là sở thích. Việc đọc sách khi đó sẽ không giống như bậc trung học, đại học đọc những quyển sách giáo trình khô khan, mà khi đó sách đã trở thành người đồng hành trên con đường thành công của bạn. Và tất nhiên, không có lí lẽ gì để bạn chối bỏ nó.
Giàu có là kết quả của những thói quen và xin nhấn mạnh rằng đó phải là những thói quen tích cực.
Nguồn: Cafef
Bộ sách “Làm Giàu Qua Chứng Khoán” (How To Make Money In Stock) phiên bản mới + “Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM”
ĐẶT SÁCH