fbpx

5 tư duy tỷ đô từ nhà đầu tư huyền thoại Charlie Munger

“Lật ngược, luôn luôn lật ngược” Đây là tư duy xuyên suốt trong quá trình đầu tư cũng như châm ngôn sống của Charlie Munger. Nội dung dưới đây được trích từ Bài nói chuyện thân mật của Charlie Munger vào ngày 20 tháng Bảy năm 1996: Suy nghĩ thực tế về suy nghĩ thực tế?

5 tư duy tỷ đô từ nhà đầu tư huyền thoại charlie munger

Trong buổi nói chuyện này, Charlie Munger đã bật mí 5 tư duy của ông – bí mật để từ một nhà luật sư chuyên nghiệp trở thành một nhà đầu tư huyền thoại của thế giới, song hành bên cạnh người bạn tri kỷ là Warren Buffett.

Charlie Munger chia sẻ rằng: Suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tiếp thu rất nhiều quan niệm phổ quát, cực kỳ đơn giản mà bản thân tôi thấy rất hữu ích khi giải quyết vấn đề. Tôi sẽ mô tả năm trong số những quan niệm này. Sau đó tôi sẽ đưa ra một vấn đề ở quy mô cực đoan. Cụ thể hơn, vấn đề tôi đưa ra là biến số vốn ban đầu 2 triệu đô la thành 2 nghìn tỷ đô la, một số tiền đủ lớn cho một thành tựu thực sự. 

1. Đơn giản hóa vấn đề

Quan niệm hữu ích đầu tiên đó là: đơn giản hóa vấn đề bằng cách xác định đâu là những câu hỏi “rõ như ban ngày” nhất.

2. Khám phá mọi vấn đề trong cuộc sống dưới góc độ toán học

Quan niệm hữu ích thứ hai bắt chước kết luận của Galileo về việc bản chất thực sự của khoa học thường chỉ được biểu lộ bằng toán học, tựa hồ toán học là ngôn ngữ của thần thánh. Góc nhìn này của Galileo cũng rất hiệu quả trong cuộc sống thực tế lắm vấn đề của chúng ta. Nếu không có khả năng tính toán, phần lớn cuộc đời mình, anh sẽ chẳng khác nào anh chàng một chân trong cuộc thi đá đít nhau.

3. Đánh giá một vấn đề dưới góc nhìn nhiều chiều: “Lật ngược, luôn luôn lật ngược”

Quan niệm hữu ích thứ ba là suy nghĩ vấn đề theo hướng xuôi là không đủ. Anh cũng phải biết lật ngược vấn đề, giống như một kẻ muốn biết mình chết ở đâu để không bao giờ đi đến nơi đó. Thật vậy, có nhiều vấn đề không thể giải quyết nếu chỉ nhìn xuôi. 

Carl Jacobi: “Lật ngược, luôn luôn lật ngược.” 

4. “Nếu muốn hoàn thành thì tự làm. Còn không thì bỏ đi.”

Quan niệm hữu ích thứ tư là trí tuệ tốt nhất và thiết thực nhất là trí tuệ học thuật cơ bản. Nhưng có một phẩm chất cực kỳ quan trọng: anh phải suy nghĩ dưới góc nhìn đa ngành. Khi các ý tưởng cơ bản phù hợp, anh không được giải quyết vấn đề bị giới hạn bởi việc chia nhỏ thành các ngành và phân ngành, chịu sự cấm đoán ngặt nghèo trước bất cứ tư tưởng nào nằm ngoài lĩnh vực của mình, như giới học thuật và nhiều bộ máy kinh doanh hiện tại. Thay vào đó, anh phải tư duy đa ngành tương tự như cách Ben Franklin đề ra trong cuốn Poor Richard’s Almanack: “Nếu muốn hoàn thành thì tự làm. Còn không thì bỏ đi.”

Nếu trong suy nghĩ của mình, anh hoàn toàn dựa dẫm vào người khác, ở đây ý nói tới việc mua lời khuyên từ chuyên gia, thì anh sẽ luôn cảm thấy chật vật. Và những khó khăn khi phối hợp một cách phức tạp không phải nguyên nhân duy nhất khiến anh thất bại. Thường thì anh gặp thất bại không phải vì chuyên gia cố vấn với hiểu biết hạn hẹp của anh cố ý làm sai. Vấn đề anh vướng vào thiên kiến nhận thức trong tiềm thức của người này. 

5. Thành công không đơn giản, nó được tạo nên từ nhiều yếu tố

Quan niệm hữu ích thứ năm là ta chỉ thu được hiệu quả cực lớn và cực ấn tượng khi kết hợp thật nhiều yếu tố. Ví dụ, người ta đã kìm hãm được bệnh lao trong thời gian dài chỉ bằng thói quen kết hợp với việc sử dụng ba loại thuốc phù hợp. 

Trích: Sách Damn Right! – Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger cánh tay phải của Warren Buffett

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách

Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

Suy nghĩ vượt lên trên đám đông để trở thành

kẻ chiến thắng trong đầu tư

Bộ sách Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề