fbpx

7 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN TỰ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ CỦA MÌNH

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu cả hai con đường và rút ra 7 lời khuyên hữu ích cho những ai đang muốn tự mình quản lý các khoản nợ.

Với nhiều người, họ chỉ có thể dừng lại ở việc thừa nhận rằng mình đang lâm vào các khoản nợ nần. Sau đó, họ sẽ cần tới sự giúp đỡ của một chuyên gia tư vấn nợ hoặc một công ty phục hồi tín dụng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, họ phải cầu cứu một cố vấn tài chính hoặc người luật sư để nhìn được bức tranh toàn cảnh.

7 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN TỰ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ CỦA MÌNH

Trong khi đó, với một nhóm khác, kiểm soát lại là chìa khóa của vấn đề. Cụ thể, họ muốn tự mình làm chủ mọi trao đổi thư tín, cuộc gọi điện thoại, các thương lượng và một số vấn đề khác liên quan đến việc quản lí nợ của bản thân.

Cả hai cách trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nếu bạn là mẫu người thực tế, hiểu và thông thạo các vấn đề tài chính, thì chủ động giải quyết các khoản nợ là một việc hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn, thậm chí bạn còn có thể tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ từ việc này. Nhưng nếu viêc thương thảo với chủ nợ, soạn thư cho công ty thông tin tín dụng khiến tinh thần bạn nao núng thì tốt nhất hãy tìm đến một chuyên gia quản lý nợ có uy tín. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu cả hai con đường và rút ra 7 lời khuyên hữu ích cho những ai đang muốn tự mình quản lý các khoản nợ của bản thân.

TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ NỢ CHO CHÍNH MÌNH

7 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN TỰ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ CỦA MÌNH

Lợi thế hiện hữu nhất khi bạn trở thành cố vấn quản lý nợ của chính mình nằm ở việc không ai hiểu rõ tình hình tài chính của bạn bằng chính bạn. Bạn không cần phải giải thích cho một bên cố vấn thứ ba về khoản nợ mà mình đang đối mặt, về tổng số tiền đã vay hay bất kì nguyên nhân nào liên quan đến vấn đề sức khỏe hoặc thất nghiệp mà dẫn đến tình trạng nợ nần hiện tại của bạn.

Trước khi bắt đầu với những lời khuyên như đã đề cập, trước hết, bạn cần phải trả lời một số câu hỏi hóc búa sau:

Bạn có dành nhiều thời gian cho việc học hỏi và luyện tập các cách quản lý nợ không?
Bạn có thường xuyên tiếp cận với những người cho vay nợ chính và các nhà hoạch định tài chính tại các tổ chức tài chính, các công ty tín dụng và các cơ quan báo cáo tín dụng hay không?
Nếu tình hình trở nên bất ổn, bạn có khả năng giải quyết một khoản nợ đang ngày một gia tăng hay không?
Bạn có phải là một người cẩn thận hay không? (Người cẩn thận thường là một nhà quản lý nợ tài ba, và ngược lại).
Biết được câu trả lời cho những câu hỏi trên là rất cần thiết khi bạn bắt đầu những thỏa thuận dàn xếp nợ với chủ nợ và người cho vay. Cách làm tự lực cánh sinh này cũng đi kèm với những rủi ro, nhưng một khi bạn biết mình đang làm gì, bạn có thể tự cứu lấy mình khi khoản nợ trở nên khổng lồ.

TỰ DÀN XẾP CÁC THỎA THUẬN NỢ

Thỏa thuận nợ, còn được biết đến là giải quyết nợ hay dàn xếp nợ, là một vấn đề nhạy cảm nhưng cực kỳ quan trọng. Về cơ bản, dàn xếp nợ là kế sách cuối cùng cứu bạn thoát khỏi nguy cơ phá sản – một giải pháp cần sự góp sức của những chuyên gia.

Có một vài vấn đề rất dễ giải quyết, ví dụ như hóa đơn tiền sinh hoạt từ hồi sinh viên bỗng dưng xuất hiện trong bản báo cáo tín dụng của bạn. Bạn đinh ninh rằng mình đã trả phần của mình rồi nhưng hóa ra người bạn cùng phòng đã không trả phần của cậu ta. Trong trường hợp này, sử dụng một thỏa thuận nợ sẽ giúp vấn đề đơn giản đi rất nhiều và được giải quyết bằng một kế hoạch trả nợ ngắn hạn với lãi suất bằng không chẳng hạn.

Mục đích của việc tự dàn xếp nợ là giảm thiểu tối đa những khoản chi trả dành cho chủ nợ, người mà bạn đáng nhẽ phải thanh toán từ lâu. Bạn có thể liên lạc trực tiếp với chủ nợ để xem họ có đồng ý cho bạn khất nợ hay không, hoặc giảm bớt một chút tiền, hay như đã nói ở trên, xin khất dù chỉ một ít khoản lãi. Dù sao thì, bạn cũng chả mất gì khi hỏi cả.

Một cách giải quyết khác là hợp nhất những khoản nợ của bạn, và tất nhiên, bạn sẽ cần dành chút ít thời gian để dồn tất cả những khoản nợ về một mối tổng thể.

7 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN TỰ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN NỢ CỦA MÌNH

NHỮNG LỜI KHUYÊN DÀNH CHO KIỂU NGƯỜI TỰ LẬP

Nếu bạn muốn tự giải quyết những khoản nợ của mình, hãy sẵn sàng:

1. Ứng trước một khoản tiền để chi trả khoản nợ

Trên thực tế, những người cho bạn vay tiền muốn có ít nhất 50% tiền trả trước cho các khoản vay nợ (cho dù con số này có thể được thỏa thuận lại). Nhưng cần lưu ý rằng một vài chủ nợ sẽ chỉ đồng ý thương lượng khi họ nhận được một khoản tiền từ bạn.

2. Lên tinh thần để đối phó với luật sư

Hầu hết mọi chủ nợ đều thuê một người hoặc một cơ quan đại diện ủy quyền xử lý một số cuộc đàm phán nợ. Trong một vài trường hợp, bạn cần chuẩn bị cho sự có mặt của luật sư đại diện bên chủ nợ. Thường thì điều này chỉ thường xảy ra khi bạn đang ngập trong một khoản nợ khổng lồ.

3. Sử dụng phiếu ủy nhiệm chi thay cho thanh toán dùng thẻ tín dụng

Trong trường hợp bạn thanh toán khoản nợ cho chủ nợ bằng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng, rất có thể, họ sẽ đánh cắp tất cả thông tin ngân hàng cá nhân của bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn bị khởi kiện? Chủ nợ sẽ dễ dàng rút hết tiền có trong tài khoản đó. Bởi vậy, đừng quên sử dụng phiếu ủy nhiệm chi khi quyết định trả nợ.

4. Tìm kiếm gói “Trả dứt một lần”

Chủ nợ thường chấp nhận dàn xếp bằng cách giảm nợ cho bạn để đảm bảo rằng ít nhất họ còn có thể thu về chút đỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể sẽ không phải trả toàn bộ số nợ nếu trả luôn một lần; tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng khoản nợ của bạn đã được liệt kê trong báo cáo tín dụng. “Đã trả dứt toàn bộ” (Fully paid) hay “Sạch nợ” (Debt satisfied) là những cụm từ bạn tìm kiếm. Ngược lại, “Nợ tồn đọng” (Debt still active) là một trạng thái mà bạn không hề mong muốn. Chính vì vậy, đừng bao giờ do dự đặt câu hỏi khi bạn không chắc chắn về bất cứ điều gì.

5. Thuê một luật sư biện hộ

Nếu mọi thương lượng đều vô ích, hoặc một trong hai bên từ bỏ giao kèo, hãy nhờ luật pháp can thiệp. Chuẩn bị cho việc này sớm nhất có thể sẽ tạo sự dịch chuyển cán cân lợi ích nghiêng về phía bạn.

6. Tư duy thực tế

Nhiều khi bạn sẽ chùn chân và sẵn sàng chấp thuận một thỏa thuận mặc dù nó bất lợi cho bản thân mình. Điều này là một sai lầm. Đừng chấp nhận bất cứ kế hoạch trả nợ nào nếu bạn không đủ sức chi trả. Hãy thành thật nói cho họ biết cái giá mà bạn có thể hoàn trả, và cho họ biết nếu họ đòi hỏi cao hơn thì bạn sẽ có nguy cơ phá sản (viễn cảnh mà họ không thể nhận lại được một đồng nào nữa từ bạn).

7. Phán đoán khả năng thương lượng của chủ nợ

Nếu chủ nợ đưa ra lời đề nghị không tính lãi suất trong ba tháng, bạn đừng ngần ngại thương lượng lên thành sáu tháng. Hãy theo đuổi mục tiêu có lợi nhất và tự nhận thức được khả năng chi trả trong phạm vi phù hợp với ngân quỹ cá nhân của mình.

LỜI KẾT

Nếu bạn có thời gian, kiến thức và sự tỉ mỉ của một chuyên gia quản lý nợ, việc tự lực cánh sinh sẽ là một hướng đi đúng đắn. Hãy tự thử thách bản thân trong 90 ngày và đến cuối giai đoạn đó, nếu bạn có thể giảm được các khoản nợ của mình đáng kể với số điểm tín dụng tăng lên, hãy tiếp tục tự mình dàn xếp tín dụng mà không cần nhờ đến chuyên gia.

 

 Theo SAGA.VN

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề